Những dấu hiệu nhận diện một nhân viên phù hợp

Dấu hiệu để nhận diện một nhân viên trung thành và đáng tin cậy thật ra không khó, nếu như bạn tinh ý sẽ dễ dàng phát hiện ra một số đặc điểm vô cùng đơn giản. Là trưởng phòng, ngoài năng lực giải quyết công việc thì bạn cần sở hữu những kỹ năng nhất định trong thuật nhìn người và dùng người để lựa lọc ra cá nhân ưu tú hỗ trợ cho chính bản thân mình. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẽ cùng bạn những dấu hiệu cơ bản mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong quá trình làm việc.

1.      Khiêm nhường và biết lắng nghe đúng lúc
Một nhân viên trung thành và đáng tin cậy tự thân sẽ có sự điều chỉnh để hạn chế đến mức tối đa những hành động mang tính chất bốc đồng, thiếu chín chắn. Họ luôn dành ra những khoảng lặng để suy xét vấn đề thấu đáo và tường tận trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Là sếp, bạn nên nhìn nhận một cách bao quát và toàn diện bất kỳ vấn đề nào trong công việc nhằm đưa ra hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả. Nhân viên trung thành và đáng tin cậy sẽ giữ một thái độ khiêm nhường và biết lắng nghe đúng lúc tùy thuộc vào tình hình mà họ phải đối mặt.

2.      Góp ý trực tiếp, thẳng thắn khi cần
Đôi khi một nhân viên đưa ra những ý kiến đóng góp thẳng thừng, thậm chí hoàn toàn không dễ lọt tai một chút nào, có thể chạm đến lòng tự tôn của sếp. Nhưng bạn đừng vội đưa ra bất kỳ sự phán xét nào ngay lập tức và cũng không nên tỏ thái độ tiêu cực, vì đó là dấu hiệu chứng tỏ nhân viên này thật sự chuyên chú trong công việc, họ đòi hỏi sự cầu toàn và khắt khe với chính bản thân, và kể cả những thiếu xót của cấp trên, song song đó yêu cầu một kết quả tốt hơn và cần một cách giải quyết hợp lý, thỏa đáng.

3. Ứng xử tế nhị, đối xử công bằng
Ứng xử tế nhị, đối xử công bằng là nguyên tắc cư xử chuẩn mực mà một nhân viên trung thành dành cho sếp của mình, kể cả những khi bạn mắc phải những vấp váp trong công việc vì tất cả đều nhằm mục đích làm sao để công việc đạt được hiệu quả tốt nhất. Là sếp thì bạn cũng là con người và cũng cần được đối xử công bằng như bao người khác. Một nhân viên không thể chấp nhận sếp của mình với vẻ bề ngoài “xuềnh xoàng”, hành vi thiếu kiểm soát và hành động thiếu cẩn trọng được.Thay vào đó, họ sẽ thật sự ngưỡng mộ với những điểm vượt trội ở bạn khiến họ cảm thấy ngỡ ngàng, ngã ngũ và coi đó là tấm gương để học hỏi và tiếp thu, tích lũy bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

4. “Tốt khoe, xấu che”
Đúng như câu “tốt khoe, xấu che” nên những lời góp ý đều mang tính xây dựng, cải thiện tình hình, đó là sự trao đổi giữa đôi bên, nhân viên trung thành, đáng tin cậy sẽ không thể hiện sự phẫn uất ra với người khác để gây xung đột, mà thay vào đó sự bất đồng được bày tỏ một cách kín kẽ, riêng tư, vì bản thân họ ý thức được rằng không muốn ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của sếp. Bên cạnh đó, họ sẽ ủng hộ công khai và nhiệt thành đối với các quyết định đúng đắn, hợp lý từ chính sếp của mình.

5. Cam kết rõ ràng, đúng sự thật
Nếu như công việc là một tổng thể hòa hợp giữa thử thách, thành tích, sự thừa nhận, đảm bảo tài chính và niềm vui trong quá trình làm việc thì đó hẳn nhiên là điều nhân viên mong chờ thật sự. Là sếp, bạn nên đưa ra các cam kết rõ ràng, đúng sự thật sẽ dần gây dựng được lòng tin của nhân viên mà đem đến sự thành công cho bạn bằng những cống hiến mà họ đem lại. Nhân viên trung thành mong muốn rằng mình đặt niềm tin vào đúng người và các đóng góp của họ là không hoài phí, vì thế sếp cũng cần có những động thái cụ thể để tạo niềm tin vững chắc cho nhân viên của mình. Bạn nên tránh thất hứa bằng những lý do giải thích chống chế một cách miễn cưỡng vì nó chỉ gây nên sự hoài nghi mà thôi.

6. Bàn giao công việc một cách chỉn chu
Sau khoảng thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc, trước khi quyết định nghỉ việc, nhân viên trung thành sẽ có kế hoạch bàn giao công việc cụ thể và chỉn chu. So với những gì họ đã cống hiến vì lợi ích của bạn thì họ cũng mong muốn nhận lời chấp thuận trong vui vẻ, hòa nhã và tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp, đó cũng là cách bạn giữ hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhân viên của mình. Dựa trên nguyên tắc công bằng, không ít lần nhân viên trung thành họ đã đặt lợi ích của sếp và công ty lên trên lợi ích của chính bản thân mình, vì thế họ cũng mong muốn sếp đối xử với họ như thế.

10 sự thật dành cho người mới đi làm

Có những sự thật không phải quản lý hay đồng nghiệp nào cũng sẵn sàng chia sẻ cho người mới đi làm. Trước khi bước chân vào một thế giới mới – thế giới việc làm, có một số việc bạn cần chuẩn bị để có một khởi đầu tốt.

1. Có thái độ đúng đắn với công việc

Trên thực tế, một thái độ làm việc tốt đôi khi lại được xem trọng hơn kết quả khi bạn còn mới “chân ướt chân ráo” trong môi trường chuyên nghiệp. Chẳng ai muốn làm việc với một kẻ huênh hoang, kiêu ngạo dù cho anh ta có giỏi đến mức nào. Hãy cố gắng khiêm nhường và đối xử tốt với mọi người.

2. “Đả thông” tư tưởng

Trừ khi bạn là CEO, còn lại, không cần biết vị trí của bạn là gì và bản mô tả công việc của bạn như thế nào, nhiệm vụ chính của bạn luôn là hỗ trợ sếp của mình, giúp cho cuộc sống của họ dễ thở hơn. Bạn càng sớm nhận ra điều này, công việc của bạn càng dễ đi đúng hướng và trở nên trôi chảy hơn.

3. Không nên quá phụ thuộc vào bản đánh giá công việc

Bản đánh giá hiệu quả công việc không phải lúc nào cũng đúng tuyệt đối. Bất cứ bản đánh giá công việc nào cũng chứa đựng ít nhất một chút ý kiến chủ quan của sếp. Và sếp, như mọi người khác trên đời, chắc chắn không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn được đánh giá là làm việc rất tốt bởi sếp, chưa chắc bạn đã thực sự tốt, và nếu bạn làm việc kém, chưa chắc bản đánh giá sẽ nói lên điều đó. Bạn nên xem xét những ý kiến mà sếp đưa ra và quyết định xem mình nên giữ vững điều gì và cải thiện điều gì. Dù gì thì bạn mới là người có quyền quyết định mình sẽ phát triển như thế nào chứ không phải sếp bạn.

4. Tập tính cẩn thận đến từng chi tiết

Nếu bạn không phải là người chú ý chi tiết, hãy bắt đầu thay đổi bản thân. Khi làm việc trong tập thể, chẳng ai muốn phải suốt ngày nhắc nhở người khác: “Anh xem lại bản báo cáo của anh đi, vẫn còn thiếu dữ liệu đấy.” Việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt giúp bạn không bỏ sót bất cứ điều gì, và những công việc bạn hoàn thành đều chỉn chu. Điều này giúp bạn xây dựng được lòng tin ở đồng nghiệp

5. Thái độ tích cực

Hãy luôn có thái độ tích cực nơi công sở, dù cho bạn cảm thấy rất bất bình về một vấn đề nào đó. Không ai muốn ngày nào cũng bước vào một môi trường làm việc như chiến trường, lại càng không muốn dính vào những cuộc tranh cãi “nảy lửa” với đồng nghiệp trong khi cả hai hoàn toàn có thể trao đổi một cách bình tĩnh và kiềm chế hơn để tìm ra một giải pháp chung.

6. Đặt mục tiêu phát triển nghề nghiệp lên hàng đầu

Cho dù bạn được trả lương cao ngất ngưởng so với những người mới đi làm khác, nếu thấy công việc bạn đang làm từ ngày này qua ngày khác không giúp cho sự phát triển nghề nghiệp của mình thì bạn cần trao đổi với sếp. Thời điểm đầu trong sự nghiệp là lúc bạn nên tìm thấy một công việc để phát triển nghề nghiệp chứ không phải lúc đặt lương bổng lên hàng đầu. Khi nghề đã chín thì tiền bạc và danh vọng sẽ tự tìm đến với bạn.

7. Sẵn sàng làm bất cứ điều gì được yêu cầu

Là một người mới, bạn phải chấp nhận điều này. Đến khi bạn lên tới một vị trí cao cấp hơn, bạn sẽ có quyền lựa chọn làm những gì bạn muốn.

8. Phù hợp với văn hóa nơi làm việc

Văn hóa công sở đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định khả năng gắn bó của bạn với công việc. Hãy chọn một môi trường có những nét văn hóa thích hợp với bạn, nơi bạn thích làm việc ngày từ khi đi phỏng vấn hoặc chậm lắm là trong thời gian thực việc. Còn nếu bạn đã làm việc đến hết thời gian thử việc  không bao giờ chấp nhận làm việc theo cách của người khác, hãy tự mở công ty riêng.

9. Nói lên suy nghĩ

Nếu bạn không thẳng thắn trình bày những nhu cầu, ý muốn của bạn trong công việc, đồng nghiệp và sếp của bạn sẽ chẳng bao giờ biết. Bằng cách im lặng và chấp nhận làm tất cả mọi thứ được yêu cầu, vô hình chung bạn tạo cho họ một suy nghĩ: bạn sẵn sàng làm mọi thứ họ muốn mà chẳng hề có chính kiến. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng khi trình bày ý kiến của mình.

10. Đừng ngại trải nghiệm

Bạn sẽ chẳng thể biết mình muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại chỉ với công việc đầu tiên. Bạn nên thử tất cả mọi lĩnh vực và tìm ra điều mà mình thực sự thích. Càng trải nghiệm nhiều, quyết định bạn đưa ra càng chuẩn xác

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ