Bụi công nghiệp

#1: BỤI LÀ GÌ?

Bụi là tên chung của các hạt chất rắn có đường kính rất nhỏ, có khả năng tự lắng theo trọng lượng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian. Tùy theo từng kích thước mà bụi có những tên gọi khác nhau. 
Bụi và khí thải gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Bụi công nghiệp là thành phần phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển nguyên vật liêu sản xuất các ngành công nghiệp… Có nhiều loại bụi và thành phần của chúng khác nhau. Bụi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của con người và sinh vật 

#2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BỤI CÔNG NGHIỆP

A. Ảnh hưởng đến thực vật, động vật 

Bụi có tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. Bụi có thể gây độc cho động thực vật nếu thành phần của chúng có chứa các hợp chất như florua, asen , molipden, chì, kẽm. 
Bên cạnh đó, bụi phát sinh từ lò xi măng, lò gạch, amiang, bụi than… làm cho cây cỏ tại đây không phát triển được, lá cây thường bị vàng, teo hạt, giảm năng suất…
Bụi ảnh hưởng đến chức năng quang hợp, hô hấp của cây, khi bụi bám nhiều trên lá cây sẽ ức chế quá trình quang hợp và trao đổi chất, làm cho cây sinh trưởng kém. 

B. Ảnh hưởng đến con người 

Tùy theo loại bụi mà gây ra các loại bệnh khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, bụi ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và da cảu chúng ta. Các bệnh về hệ hô hấp như: viêm mũi, họng, khí quản, phế quản… Các bệnh về da như viêm da, mụn, lở loét…
Ảnh hưởng của bụi phân loại theo kích cỡ như sau:
  • Bụi có kích thước lớn hơn 10 micromet, thường gây nên tổn thương cho da, mắt, gây nhiễm trùng, dị ứng.
  • Bụi từ 0,5 - 5 micromet đường kính là nguy hiểm nhất vì được hấp thụ ở phế nang, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi.
  • Bụi có đường kính < 2 micromet xâm nhập vào nhu mô phổi có đặc điểm là cắm theo chiều dài, mắt thường không nhìn thấy được. Sau một thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng xơ hóa phổi
Ảnh hưởng của bụi phân loại theo thành phần, đặc tính như sau:
  • Bụi vô cơ thường rắn cạnh sắc nhọn gây ra viêm mũi, phì đại, niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch làm cho hít thở không khí khó khăn, để lâu sẽ làm giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, ảnh hưởng đến phổi.
  • Bụi quặng và các chất phóng xạ, hợp chất Crôm, Asen gây ung thư phổi
  • Bụi thạch anh gây xơ hóa phổi.
  • Bụi Mangan, phosphat, bicromat kali gây bệnh viêm phổi do nó làm thay đổi tính miễn dịch sinh học của phổi.
  • Một số bụi kim loại mang tính phóng xạ còn gây bệnh ung thư phổi như bụi cobalt, crom, nhựa đường.
  • Bụi đồng có thể gây nhiễm khuẩn da rất khó chữa. Bụi còn tác động lên các tuyến nhờn, làm cho khô da, phát sinh các bệnh da như trứng cá, viêm da, gặp ở công nhân đốt lò hơi, thợ máy, sản xuất xi măng, sành sứ ...
  • Bụi nhựa than còn có tác dụng quang học trên vùng da để hở dưới tác dụng của ánh sáng làm da sưng tấy, đỏ như bỏng, rất ngứa, còn làm cho mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, các hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu làm việc ở trong bóng râm hoặc làm việc về đêm.
  • Bụi kiềm hoặc bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc, để lại sẹo lớn làm giảm thị lực hoặc mù mắt. Bụi kim loại như phoi bào, phoi tiện bắn vào mắt gây ra các vết thương trên màng tiếp hợp và có thể tổn thương giác mạc, về sau để lại sẹo làm giảm thị lực, nặng hơn có thể làm mù mắt.
  • Bụi silic kiến cho công nhân tiếp xúc bị khó thở, bụi đi vào phổi làm sơ hóa phổi, làm các tế bào bị rối loạn chức năng sinh học, đột biến.
  • Bụi Amiang là bụi phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, vì đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều do có những đặc tính: không cháy, bền với nhiệt độ cao và với các chất hóa học như acid, kiềm, chịu được lực ma sát. Amiang được dùng dệt vải may các loại áo cách nhiệt, thảm chống lửa, thừng cách nhiệt, vật liệu cách âm, vật liệu xây dựng (gạch ngói amiang, xi măng amiang), bìa các tông, má phanh ô-tô... Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp này và trong các ngành khai thác mỏ, quặng đá có amiang chế biến quặng đá amiang đều có thể mắc bệnh bụi do nhiễm amiang. Bụi amiang cũng gây tổn thương bệnh lý ở màng phổi, màng bụng: gây u trung biểu mô (mesothelioma).
  • Bụi bông do tiếp xúc với bông, lanh, gai trong ngành dệt, may, đặc trưng khi bị nhiễm bụi là triệu chứng khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần lao động, có thể hồi phục khi dùng thuốc giãn phế quản. Lâu ngày có thể dẫn đến hội chứng nghẽn thông khí mãn tính thường xuyên.
Bụi có ảnh hưởng trực tiếp và khá nguy hiểm đến sức khỏe người lao động. Tùy theo từng ngành nghề mà bụi có những thành phần nguy hại khác nhau. 
Công ty TNHH công nghệ Môi trường Nhiệt Đới là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm, hệ thống xử lý bụi, khí thải cho các ngành công nghiệp. 
Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất!!!!

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ