ĐTM - NỀN TẢNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Môi trường và biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng của toàn cầu. Hơn bao giờ hết, việc bảo vệ môi trường trở nên cấp bách và toàn cầu đều phải chung tay. Có thể bạn nghĩ rằng những việc bạn làm đang phát triển kinh tế, nhưng hậu quả về môi trường thì toàn thể xã hội đều phải gánh. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, cần phải có những hiểu biết cơ bản và chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn những thông tin các bạn rất rất cần nắm để có thể thực hiện đúng và đẩy đủ pháp luật bảo vệ môi trường. Chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp !
1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
    “Đánh giá tác động môi trường” là việc chủ đầu tư cần có những phân tích, dự báo tác động đến môi trường của Dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai án (việc thực hiện này phải do chủ đầu tư có nhân lực có đủ chức năng hoặc liên kết với đơn vị có chức năng về tư vấn môi trường), trình cơ quan chức năng phê duyệt mới có thể triển khai thực hiện.
2. ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN ĐTM
    Các đối tượng phải thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định rõ tại Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 Quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
    Các nhóm đối tượng ngành nghề phải thực hiện ĐTM (có công suất tương ứng quy định) gồm các nhóm dự án về xây dựng, giao thông, điện tử, năng lượng, phóng xạ, thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, chăn nuôi, các nhóm dự án về khai thác, chế biến khoáng sản, nhóm các dự án xử lý, tái chế chất thải, cơ khí, luyện kim....

    Những nhóm đối tượng có công suất nhỏ hơn trong quy định của Nghị định, sẽ tiến hành thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường. 

3. LẬP BÁO CÁO ĐTM NHƯ THẾ NÀO?

1- Thu thập thông tin
    Các thông tin chung về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế, xã hội, tình hình phát triển khu vực
    Các thông tin về việc khảo sát, đo đạc và phân tích mẫu môi trường nền (đất, nước, không khí) trong khu vực và lân cận khu vực dự án.

2- Các chuyên đề cần nghiên cứu, đánh giá

    Đánh giá thực trạng môi trường nền khu vực Dự án

    Xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm của Dự án (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại), tác động và biện pháp giảm thiểu các nguồn này từ giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng đến khi dự án đi vào vận hành chính thức.
    Đề ra chương trình quản lý và giám sát môi trường, dự toán các kinh phí cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường
3- Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư
    Chủ dự án phải tiến hành tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức. cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
    Các dự án phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không phải thực hiện tham vấn. (Điểm a, b Khoản 3, điều 21 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13).
4- Nội dung báo cáo ĐTM
    Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá, đề xuất, nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo các biểu mẫu tại Phụ lục 2.1, 2.2 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
4. TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN ĐTM?
    Doanh nghiệp nằm trong danh mục thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu không được thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường thì Không được phép tiến hành triển khai Dự án.
    Theo các điều khoản quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nếu dự án hoạt động không tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể bị xử phạt từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, 200.000.000 đến 250.000.000 với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các hình phạt cộng dồn khác. Kèm theo hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 -12 tháng để khắc phục.
5. CẦN LÀM GÌ SAU KHI ĐƯỢC PHÊ DUYỆT ĐTM
    Lập Kế hoạch quản lý môi trường gửi niêm yết tại xã.
    Lập Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành trước khi đưa vào vận hành chính thức (nếu nằm trong danh mục quy định phải báo cáo hoàn thành)

        LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ TƯ VẤN VỀ CÁC THỦ TỤC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG!
Chúng tôi sẽ làm tất cả để có thể đem đến sự tư vấn tốt nhất cho các bạn. 
Bởi chúng tôi trẻ và chúng tôi không bao giờ biết từ bỏ!