#1: NƯỚC THẢI SINH HOẠT - NGUỒN GỐC
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng như: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…
Các nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt |
Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, trường học, bệnh viện, chợ, khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình thường được chia làm 2 loại: nước thải từ nhà vệ sinh chứa các chất ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, các loại vi sinh vật gây bệnh và nước thải từ các quá trình tắm, giặt, nấu ăn với các thành phần chất ô nhiễm không đáng kể.
#2: NƯỚC THẢI SINH HOẠT - THÀNH PHẦN
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường là COD, N, P. Trong đó hàm lượng N và P là rất lớn trong nước thải sinh hoạt, nếu không được loại bỏ thì chúng sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.
Một số thông số nước thải sinh hoạt thể hiện qua bảng sau:
TT
|
CHỈ TIÊU
PHÂN TÍCH
|
ĐƠN VỊ
|
GIÁ TRỊ
|
QCVN 14:2008/ BTNMT cột B
|
1
|
pH
|
-
|
5,5-10
|
5-9
|
2
|
BOD5 (200C)
|
mg/l
|
150-400
|
50
|
3
|
TSS
|
mg/l
|
1800-2500
|
100
|
4
|
TDS
|
mg/l
|
300-400
|
1000
|
5
|
Amoni
|
mg/l
|
5-20
|
10
|
6
|
Nitrat
|
mg/l
|
30-90
|
50
|
7
|
Sunfua
|
mg/l
|
2-8
|
4.0
|
8
|
Phosphat
|
mg/l
|
4-15
|
10
|
9
|
Dầu mỡ động thực vật
|
mg/l
|
18,5 - 50
|
20
|
10
|
Chất hoạt động bề mặt
|
mg/l
|
3-15
|
10
|
11
|
Tổng coliform
|
MPN/100ml
|
3.500-8.500
|
5.000
|
Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng. Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải, căn cứ dựa vào chất thải sinh hoạt sau khi đã phân loại.
#3: NƯỚC THẢI SINH HOẠT - PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý thông dụng nhưng vẫn còn gặp những hạn chế nhất định như: phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn, các hệ thống xử lý hoá lý thì lại quá phức tạp và khó vận hành…
Qua nhiều năm nghiên cứu công ty đã đưa ra được công nghệ tối ưu nhất bao gồm bể hợp khối tích hợp các thiết bị công nghệ, nước sau khi qua xử lý có thể đạt tới cột A tiêu chuẩn QCVN 14:2008 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
A. Bể điều hòa
Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hố thu chảy về luôn dao động trong ngày, bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo cho các quá trình xử lý sinh học về sau. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo.Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là:
(1) Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định;
(2) Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.
Tại bể điều hòa, chất dinh dưỡng (N-P) được châm vào bể với liều lượng nhất định được điều khiển bởi bơm định lượng nhằm cân bằng về tỷ lệ chuẩn hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thải (BOD:N:P = 100:5:1) để cho quá trình xử lý sinh học phía sau diễn ra thuận lợi hơn.
B. Bể hiếu khí
Dưới tác dụng của hệ thống sục khí được lắp dưới đáy bể, hàm lượng các chất dinh dưỡng được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Nhờ quá trình xáo trộn này mà hỗn hợp nước thải qua bể điều hòa được hòa trộn giải phóng các chất hoạt động bề mặt trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải (khoảng 10% BOD).
Nước thải sau đó sẽ được bơm điều hòa bơm với một lưu lượng dòng chảy ổn định vào bể sinh học thiếu khí – Anoxic để thực hiện quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Tại đây xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải trong điều kiện không có oxy, phân hủy và chuyển hóa chúng thành hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2…
Phần nước sau xử lý trong bể thiếu khí được đưa sang bể hiếu khí để thực hiện bước xử lý hiếu khí. Tại bể xử lý hiếu khí có lắp đặt đệm vi sinh, là loại đệm được làm bằng nhựa PVC, có độ bền cơ học cao chịu được áp lực nước lớn, độ rỗng xốp > 90-92%, diện tích tiếp xúc trên một đơn vị thể tích lớn, chịu được hóa chất hòa tan trong nước, chi phí thấp cho việc lắp đặt sửa chữa.
Đĩa thổi khí khi lắp đặt |
Đĩa thổi khí đang hoạt động |
C. Bể lắng lamella
Nước thải sau bể xử lý hiếu khí tự chảy sang bể lắng lamella (Lamen) để loại bỏ các bông bùn cặn có kích thước lớn trước khi chảy ra ngoài môi trường. Bể lắng Lamen có hiệu quả tối ưu đối với nước thải sinh hoạt (diện tích xây bể nhỏ, hiệu quả lắng cao hơn 90%). Nước sau khi qua bể lắng được châm hóa chất khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn hóa lý cũng như vi sinh theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT loại B xả thải ra môi trường tiếp nhận.
Hóa chất xử lý nước sinh hoạt thường sử dụng trong giai đoạn khử trùng, hỗ trợ quá trình lắng hoặc các chế phẩm vi sinh trong bể hiếu khí.
Ưu điểm của công nghệ:Nguyên lý hoạt động lamella |
Tấm lamella |
#4: ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
- Bể xử lý hợp khối thiết kế dưới dạng modul làm bằng thép CT3 phủ composite nên chiếm dụng ít mặt bằng, bền chắc, không bị ăn mòn
- Bể xử lý hợp khối hoàn toàn kín khít, không thấm, không rò rỉ, giảm thiểu mùi hôi, đảm bảo mỹ quan môi trường
- Dễ dàng chuyển đổi vị trí và thay đổi công suất xử lý theo yêu cầu
- Thi công lắp đặt nhanh chóng, tuổi thọ công trình cao
- Chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 14:2008/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT
Bể lắng lamella |