Hiện nay, các hiện tượng biến đổi khí hậu càng ra tăng, chất lượng không khí đang bị suy giảm. Các nguồn phát sinh ô nhiễm rất đa dạng và phong phú.
Ô nhiễm không khí |
Có nhiều cách để phân loại nguồn phát sinh ô nhiễm không khí như sau:
#1. Dựa theo nguồn gốc phát sinh
A. Nguồn tự nhiên
- Bao gồm các qúa trình núi lửa phun trào, động đất, bão cát… sinh ra nhiều khói bụi, các khí như CO2, SOX,… chúng phát tán nhanh trong không khí.
- Quá trình phân hủy xác động thực vật cũng tạo ra khí có mùi hôi thối ảnh hưởng đến bầu không khí.
- Bên cạnh đó còn có quá trình phấn hoa phát tán trong không khí, gây bụi và dị ứng cho con người.
B. Nguồn gốc nhân tạo
Quá trình ô nhiễm do hoạt động của con người. Có thể chia thành
- Nguồn phát sinh cố định: bao gồm các hoạt động đốt than, củi, trấu… của người dân. Các quá trình tiêu tốn nguyên liệu để vận hành động cơ trong các quá trình sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp…
- Nguồn phát sinh di động : là quá trình tạo ra khí của các phương tiện giao thông : ô tô, tàu hỏa, máy bay, công nông…
#2: Dựa theo tính chất hoạt động
- Hoạt động sản xuất: bao gồm các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sinh ra nhiều bụi gây giảm tầm nhìn của mắt và các chất khí như SOX, NOX,…
- Hoạt động sinh hoạt : bao gồm quá trình đốt nhiên liệu để nấu nướng khí sinh ra nhiều thường là CO và CO2
- Hoạt động giao thông vận tải: khói từ ống thải của các phương tiện đi lại chủ yếu chứa nhiều S2, SO2.. do nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu. Bên cạnh đó, ô nhiễm cũng tăng khi xe cộ di chuyển cuốn theo bụi đường và bụi có sẵn trong không khí
Các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí |
#3: Dựa vào quy mô ô nhiễm
- Điểm ô nhiễm: ống khói các nhà máy sản xuất, các thiết bị máy móc sản xuất tạo ra khói bụi
- Vùng ô nhiễm: các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề sản xuất hay các vùng, khu chăn nuôi
- Đường ô nhiễm : hoạt động lưu thông của các phương tiện đi lại…
Ô nhiễm không khí |
Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống của chúng ta. Ngày nay, các bệnh sinh ra do ô nhiễm trong không khí tăng nhanh, đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Các khu vực bị ô nhiễm nặng chủ yếu là khu vực cận nguồn phát sinh, đặc biệt là những nhà xưởng thông gió kém, không được trang bị hệ thống hút không khí ô nhiễm tại nguồn và các khu vực xung quanh các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, làng nghề truyền thống…
Ngoài việc chăm lo cho sức khỏe người lao động, chủ đầu tư các nhà máy, các xưởng sản xuất nên chú ý áp dụng các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa ô nhiễm để tránh rắc rối với các điều khoản xử phạt rất lặng của luật bảo vệ môi trường.
Không ít trường hợp các đơn vị sản xuất phải đóng cửa hoặc ngừng sản xuất vì cộng đồng dân cư xung quanh khiếu kiện, biểu tình, vây hãm, phá hủy nhà máy.
Do vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe cơ sở sản xuất của chủ đầu tư.
Nếu anh chị đang bị phiền muốn giày vò vì:
- Công nhân nghỉ việc liên tục do môi trường lao động không đảm bảo
- Tỷ lệ công nhân mắc bệnh đường hô hấp cao
- Người lao động bị thương tích, mất mạng vì hơi, khí độc
- Cộng đồng dân cư xung quanh khiếu kiện, phá phách, ngăn cản hoạt động sản xuất
- Lo ngại các cơ quan quản lý môi trường, an toàn lao động kiểm tra, xử phạt...
Để có giải pháp giúp doanh nghiệp của anh chị thoát khỏi tình trạng lo lắng trên
hãy gọi ngay cho chúng tôi!