7 thói quen buổi sáng giúp Barack Obama thành công

Cùng nhau điểm qua 7 thói quen Barack Obama thường làm vào mỗi sáng và đây cũng chính là yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của ông.
Sẽ không có sự thay đổi nào xảy ra nếu chúng ta cứ chờ đợi vào một ai đó hoặc một thời điểm thích hợp nào đó. Bản thân mỗi người chúng ta là những thứ chúng ta đang chờ đợi. Bản thân chúng ta là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm bấy lâu nay.

1. Dậy sớm

Quyết đoán luôn là chìa khóa giúp Obama thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, chỉ có quyết đoán là không đủ, mà cần có thêm sự lạc quan. Trên thực tế, 24 giờ không bao giờ đủ với những người thành công, đặc biệt đối với vị Tổng thống Mỹ. Ông thường dậy sớm để tạo cho mình “giờ thứ 25″. Đây là thời điểm ông có được sự tập trung cao độ và làm nên những quyết định sáng suốt nhất.

2. Bữa ăn sáng

Ăn sáng được biết là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng không phải ai biết cũng làm được. Những người bận rộn thường không có thời gian để ăn sáng hay chỉ bỏ bụng vài thứ cho có. Mặc dù rất bận rộn, nhưng Obama vẫn dành thời gian để tận hưởng bữa ăn sáng đủ chất và đây cũng là bí quyết giúp ông có đủ năng lượng sẵn sàng cho ngày mới.

3. Lên kế hoạch kỹ càng

Buổi sáng luôn là thời điểm hoàn hảo để xem lại và đánh giá tiến độ công việc còn dang dở cũng như vạch ra công việc cho ngày mới. Ông Obama thường dành thời gian sáng sớm để hình dung và viết xuống những công việc ông sẽ hoàn thiện vào hôm nay và công việc cần nhiều hơn một ngày để làm. Một buổi sáng lạc quan và có tổ chức luôn giúp ông đạt được thành công cho bản thân.
Lên kế hoạch làm việc rõ ràng


4. Tập thể dục

Đối với dân văn phòng bận rộn, tập thể dục buổi sáng dường như đã trở thành một hoạt động xa xỉ. Tuy nhiên, đối với Barack Obama, đây là hoạt động không thể thiếu. Ông vẫn thường đều đặn tập thể dục để khởi động ngày mới đầy năng lượng. Ông cho rằng tập thể dục vào sáng sớm giúp tế bào não thư giãn và có được một tâm trạng hưng phấn, vui vẻ. Việc tập thể dục trước khi bắt tay vào công việc cũng giúp tăng sự sáng tạo, độ hiệu quả và giảm stress.

5. Giấc ngủ

Ngủ đầy đủ và đúng giấc sẽ giúp bạn tiến đến con đường thành công nhanh hơn. Bởi vì trong khi ngủ, não và cơ thể của bạn sẽ được thư giãn thoải mái nhất sau một ngày bận rộn làm việc liên tục. Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn vào ngày hôm sau, cũng như cách bạn làm việc và tiếp thu kiến thức. Vì vậy, dù bận rộn đến mấy, Obama vẫn cố gắng hoàn thành công việc để đảm bảo giấc ngủ cho mình. Barack Obama còn cho biết thêm là sau khi hết nhiệm kỳ Tổng thống, ông sẽ dành ra khoảng 2 tuần để ngủ và nghỉ ngơi. 

6. Dọn dẹp bàn làm việc

Hãy phát huy tối đa câu “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” cho những “đứa con” của mình. Những đồ dùng trên bàn làm việc của bạn cần một nơi để sắp xếp hợp lí và gọn gàng, không có “đứa con nào” muốn bị quăng lung tung và bừa bộn cả. Vị Tổng thống Mỹ có thói quen dành 10 phút mỗi sáng để sắp xếp ngăn nắp những vật dụng trên bàn làm việc của ông vì khi cần đến, ông sẽ không phải tốn thời gian để tìm kiếm. Và hơn hết, một bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ luôn đem lại cảm giác hiệu quả trong công việc.

7. Một ly nước chanh cho ngày mới thêm tưng bừng

Nếu bạn là một người không thích thể thao thì đây là cách đơn giản và nhanh nhất để khởi động ngày mới cho mình. Một ly nước chanh vào buổi sáng có tác dụng không thua gì một ly cà phê mà mọi người hay dùng, lại còn tốt cho sức khỏe của bạn. 
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong vào nước chanh để tăng cường hệ miễn dịch và đánh bay mùi của khoang miệng sau một giấc ngủ dài. Obama thường chọn nước chanh thay cho cà phê vì nó giúp ông dễ chịu hơn và có động lực hơn cho một ngày bận rộn.
Nhưng nếu bạn thích coffe thì hãy uống coffe
Nguồn: Tổng hợp

Học vấn cao có phải là yếu tố thiết yếu để phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam?

Người Việt có truyền thống xem trọng việc học, tuy nhiên có một câu hỏi luôn khiến những người làm giáo dục, lập pháp, tư vấn nghề nghiệp trăn trở, đó là: Trình độ học vấn cao đóng vai trò gì trong việc phát triển sự nghiệp? 

Học vấn cao có phải là yếu tố thiết yếu để phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam?

Là một quốc gia đang phát triển với nhiều tiềm năng từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đang tạo ra ngày càng nhiều việc làm mỗi năm. Dựa trên dữ liệu khảo sát của chúng tôi, số lượng việc làm đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2013 đến năm 2016. Nhu cầu tuyển dụng thường tập trung tại hai trung tâm lớn của cả nước: Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đóng góp 80% việc làm trong năm 2016. Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy số lượng ứng viên ứng tuyển cho các vị trí công việc.
Sự năng động của cả hai phía cung và cầu chứng minh rằng thị trường Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho cả nhà tuyển dụng lẫn người tìm việc. Và vì dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán sẽ vượt mức 1,8 nghìn tỉ trong năm 2018, chúng tôi tin rằng thị trường tuyển dụng tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng làn sóng đầu tư nước ngoài này.
Hầu hết người tìm việc đều là những ứng viên có kinh nghiệm từ trước. 

Với nguồn ứng viên tài năng phong phú như vậy, liệu có chính xác khi cho rằng những doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm được ứng viên có năng lực phù hợp tại Việt Nam?

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, một điều kiện tiên quyết để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đang tăng mạnh. Dựa trên khảo sát chúng tôi tiến hành trên các doanh nghiệp, người lao động hiện nay sở hữu kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Tuy nhiên, khảo sát này cũng cho thấy sự cần thiết trong việc trang bị những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, cảm xúc, nhận thức cho các ứng viên. Để có thể đạt được yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra trong thị trường đầy cạnh tranh này, người tìm tại Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn cũng như kỹ năng mềm của mình.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy số lượng giám đốc & quản lý có bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ đang tăng lên trong những năm gần đây. Đặc biệt, từ năm 2013 tới năm 2016, con số này đạt 22%. Điều này thể hiện nhu cầu ngày càng lớn đối với những ứng viên có trình độ cao. Việc yêu cầu trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khiến việc ứng tuyển vào những vị trí cấp cao trở nên cạnh tranh hơn nhiều.
Tại diễn đàn Getting Ahead, những người bạn của tôi tại đại học RMIT đã đưa ra một vài nguyên nhân khiến những chuyên viên cấp cao e dè việc học lên cao. Theo tôi, so với việc học hỏi khi đi làm, một trong những điều việc học cao lên có thể đem lại chính là sự hiểu biết về các cơ cấu và các kênh liên đới tạo nên một công ty làm việc hiệu quả, cũng như nắm được cơ cấu đó vận hành thế nào, và các bên liên đới ảnh hưởng đến nhau như thế nào. Việc tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề này sẽ giúp bạn làm việc và quản lý đội ngũ nhân viên đúng chuẩn của một lãnh đạo hiệu quả. Đây chính là tiền đề cho các vị trí cấp cao quan trọng như giám đốc và C-level.
Nguồn: tổng hợp

5 việc cần từ bỏ để thành công hơn

Từ bỏ – điều tưởng như không nên nhưng đôi khi có những việc từ bỏ sẽ là lựa chọn đúng đắn và đem lại thành công cho bạn.
Chúng ta đều biết sự kiên trì theo đuổi là yếu tố cần thiết để thành công, nhưng đôi khi, từ bỏ lại mang hiệu quả cao hơn, chẳng hạn như một dự án thất bại, một công việc nhàm chán, hay mối quan hệ không tốt đẹp, từ bỏ lại là điều đúng đắn.
 “Từ bỏ cũng là lãnh đạo” – Nelson Mandela
Không ít người trong chúng ta cảm thấy rất khó khăn khi quyết định từ bỏ một điều gì đó, biết khi nào cần từ bỏ là một kỹ năng có thể học được. Nếu như bạn thường chần chừ khi ra quyết định, điều đó nghĩa là cách bạn làm chưa hiệu quả, và bạn có thể rèn luyện bản thân để cải thiện. May mắn là cuộc sống cho chúng ta rất nhiều cơ hội để bạn luyện tập việc ‘từ bỏ’, dưới đây là một số điều chúng ta nên dừng lại trước khi quá muộn.

#1. Từ bỏ việc lặp đi lặp lại một điều và mong chờ kết quả khác biệt

Albert Einstein đã nói rằng điều điên rồ chính là làm đi làm lại một việc và mong đợi kết quả khác biệt. Sự thật rất đơn giản: nếu bạn cứ đi mãi một con đường, đích đến của bạn sẽ không hề thay đổi, dù bạn có muốn điều ngược lại như thế nào. Nếu bạn muốn kết quả mới lạ, hãy thay đổi cách thức dù sẽ gặp khó khăn.

#2. Từ bỏ việc luôn trả lời ‘Đồng ý’

Mỗi lời ‘đồng ý’ bạn nói ra đều là sự đánh đổi. Khi bạn nói ‘đồng ý’ một việc này, đồng nghĩa với việc bạn phải nói ‘không’ với việc khác. 
Ví dụ như nói ‘đồng ý’ ở lại làm trễ, bạn đã phải nói lời ‘tạm biệt’ với phòng tập thể dục và thời gian dành cho gia đình. 
Nghiên cứu thực hiện bởi trường Đại học California, San Francisco cho thấy, càng khó khăn khi nói lời từ chối, bạn càng dễ căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm. Dũng cảm nói ‘không’ là một thử thách lớn với nhiều người. Không là một từ đầy sức mạnh mà bạn không nên ngại ngần nói ra. 
Khi cần phải nói ‘không’, hãy tránh nói những câu lấp lửng như ‘Tôi không nghĩ rằng tôi có thể’ hay ‘Tôi không chắc nữa’. 
Hãy nói ‘không’ với những yêu cầu mới ập đến sẽ giúp bạn chuyên tâm vào những nhiệm vụ hiện tại và hoàn thành chúng tốt đẹp. Khi học được cách nói ‘không’, bạn sẽ ‘cởi trói’ bản thân khỏi những ràng buộc không cần thiết, có nhiều thời gian và năng lượng cho những việc quan trọng hơn trong cuộc sống.

#3. Từ bỏ nghi ngờ bản thân

Sự tự tin đóng vai trò to lớn trong sự thành công. Hewlett-Packard thực hiện một nghiên cứu thú vị để phân tích quá trình nhân viên ứng cử cho việc thăng chức tại công ty. Kết quả là, phụ nữ chỉ ứng tuyển khi họ đạt 100% các tiêu chuẩn yêu cầu, trong khi đàn ông ứng tuyển khi họ thấy đạt được 60% yêu cầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng một trong những lý do mà đàn ông thường chiếm lĩnh các vị trí cấp cao hơn đó là vì họ sẵn sàng thử thách với nhiều vị trí hơn phụ nữ. Sự tự tin sẽ giúp bạn vượt lên chính mình, nếu bạn nghi ngờ bản thân hay giả tạo sự tự tin, mọi việc sẽ không diễn ra tốt đẹp.

#4. Từ bỏ việc trì hoãn công việc

Thay đổi chưa bao giờ là điều dễ dàng, tự hoàn thiện bản thân cũng thế. Khi mọi thứ đầy thử thách, con người thường dễ dàng trì hoãn qua ngày mai để giải quyết. Vấn đề là, ngày mai ấy chẳng bao giờ đến. Nói rằng bạn sẽ làm vào ngày mai chỉ là một cái cớ, điều ấy chỉ có nghĩa là bạn không muốn làm hoặc bạn chỉ muốn đạt kết quả mà không cần làm gì.

#5. Từ bỏ suy nghĩ mọi việc sẽ tự ổn thỏa

Rất dễ suy nghĩ mọi việc cuối cùng cũng sẽ ổn thôi, nhưng sự thật là bạn cần làm gì đó để đạt được kết quả. Điều này có nhiều ẩn ý. Đừng mong chờ sếp tự chú ý khi bạn sẵn sàng được thăng chức; đừng hy vọng đồng nghiệp sẽ không đẩy việc cho bạn nếu như bạn lúc nào cũng sẵn sàng làm, và đừng nghĩ ai đó sẽ vượt mặt bạn nếu như bạn cứ cho phép. Mọi thứ sẽ không diễn ra tốt đẹp như một phép màu. Bạn cần chủ động và tự chịu trách nhiệm với bản thân.
Lời kết:
"Có nhiều cách để phát huy hết năng lực của chúng ta, bao gồm cả việc từ bỏ. Nếu bạn muốn thành công, thật sự thành công – hãy có cái nhìn sâu sắc những điều bạn cần phải ngừng lại"
Nguồn: nhiệt đới tổng hợp

Mẹo sử dụng Microsoft Word nhanh gấp ba lần

Sử dụng Microsoft Word nhanh gấp ba lần với bộ bí kíp phím tắt bạn ước mình biết sớm hơn
Microsoft Word dường như là “vật bất ly thân” đối với chúng ta, nó hiện hữu trong đời sống sinh viên cho đến cuộc sống văn phòng. Gắn bó đến thế, thân thiết đến thế nhưng rất ít người trong chúng ta dám tự tin khẳng định tôi đã sử dụng Word một cách hiệu quả. Vậy sao không trang bị ngay bộ bí kíp phím tắt để làm việc siêu nhanh, siêu hiệu quả.

1. Nhóm phím tắt cơ bản

“Học ăn học nói, học gói học mở”, trước khi đi sâu vào những phím tắt khác, bạn nên làm quen với các phim tắt cơ bản nhất khi sử dụng Word. Nói là cơ bản, thế nhưng vẫn có nhiều người chưa làm quen và nắm bắt được hết những công dụng của các phím tắt này.

Ctrl + O: Mở ngay file đã lưu

Ctrl + N: Tạo file Word mới

Ctrl + S (Save): Lưu file

Ctrl + P: In file

Ctrl + W: Tắt ngay file Word bạn đã sử dụng xong

F1: Mở bảng “Word Help” nếu bạn có vấn đề cần giải đáp

F4: Lặp lại hành động bạn vừa làm.

Ví dụ: bạn gõ chữ “xong” rồi bấm phím F4, chữ “xong” sẽ được lặp lại.



F7: Để kiểm tra lỗi chính tả. Lưu ý đối với tiếng Việt, trước khi sử dụng bạn nên chuyển qua chế độ Vietnamese, như vậy lỗi chính tả mới được chỉnh.

F12 (Save as): Lưu file có sẵn vào chỗ khác

2. Nhóm phím tắt chỉnh sửa

Đây là nhóm phím tắt giúp bạn chỉnh sửa văn bản một cách dễ dàng và thuận lợi. Bạn sẽ nhận ra mình tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu làm chủ được những phím tắt vô cùng hữu dụng này.

Ctrl + X: Cắt một nhóm đối tượng được tô đen

Ctrl + C: Sao chép nhóm đối tượng được tô đen

Ctrl + V (Shift + Insert): Dán nhóm đối tượng được sao chép

Ctrl + Y: Lặp lại hành động vừa làm, tương tự như F4

Ctrl + A: Tô đen toàn bộ

Ctrl + F: Tìm kiếm đối tượng

Bạn chỉ cần bấm tổ hợp Ctrl + F, bên trái màn hình sẽ hiện ra khung tìm kiếm. Sau đó, bạn nhập nhóm đối tượng bạn cần tìm vào

Ctrl + H: Thay đổi nhóm đối tượng.

Bảng “Find & Replace” sẽ hiện ra sau khi bạn nhấn tổ hợp Ctrl + H. Việc của bạn cần làm sau đó là nhập nhóm đối tượng cần tìm trong bài vào “Find what”, sau đó nhập nhóm đối tượng bạn muốn thay vào “Replace with”

Ctrl + Delete: Xóa nhóm ký tự bên phía phải

Ví dụ: bạn gõ chữ “xong” và rê chuột vào chính giữa ký tự “o” và “n” sau đó nhấn tổ hợp Ctrl + Delete. Nhóm ký tự bên phía phải “o” ngay lập tức bị xóa đi

Ctrl + Backspace: Xóa nhóm ký tự bên phía phải

Ví dụ: bạn gõ chữ “xong” và rê chuột vào chính giữa ký tự “o” và “n”, sau đó nhấn tổ hợp ctrl + delete, nhóm ký tự bên phía trái “n” ngay lập tức bị xóa đi.

Ctrl + K: thêm đường dẫn link vào đối tượng mà bạn muốn

Ctrl + con lăn trên chuột: Phóng to hoặc thu nhỏ văn bản

Ctrl + Home: Ngay lập tức di chuyển tới phần trên cùng văn bản

Ctrl + End: Ngay lập tức di chuyển tới phần dưới cùng văn bản

Ctrl + F1: Nếu bạn vô tình bấm gì đó khiến thanh bar công cụ biến mất, bạn có thể khôi phục bằng cách ấn tổ hợp Ctrl + F1

 3. Nhóm phím tắt “làm đẹp”

Cuối cùng là nhóm phím tắt “làm đẹp”. Am hiểu và thành thạo những phím tắt này, bạn sẽ có một văn bản không chỉ đẹp về phần nhìn, mà phần nội dung, lỗi từ vựng cũng được chỉnh sửa một cách chuyên nghiệp.

Ctrl + B: In đậm nhóm đối tượng

Ctrl + I: In nghiêng nhóm đối tượng

Ctrl + U: Gạch dưới nhóm đối tượng

Ctrl + L: Canh lề trái

Ctrl + R: Canh lề phải

Ctrl + E: Canh lề giữa

Ctrl + J: Canh bằng

Ctrl + M: Có tác dụng như bạn bấm tab

Ctrl + D: Mở bảng “Font” để điều chỉnh chữ

Ctrl + shift + > : Điều chỉnh kích cỡ chữ. Mỗi lần bấm là kích cỡ chữ tăng thêm 2

Ctrl + shift + < : Điều chỉnh kích cỡ chữ. Mỗi lần bấm là kích cỡ chữ giảm xuống 2

Ctrl + ] : Điều chỉnh kích cỡ chữ. Mỗi lần bấm là kích cỡ chữ tăng thêm 1

Ctrl + [ : Điều chỉnh kích cỡ chữ. mỗi lần bấm là kích cỡ chữ giảm xuống 1

Ctrl + space: Quay trở về định dạng cơ bản

Ví dụ: bạn copy một đoạn văn bất kỳ trên mạng với font chữ lạ. Bạn chỉ cần tô đen đoạn văn đó và bấm tổ hợp Ctrl + Space để quay lại định dạng cơ bản.

Ctrl + 1: Định dạng khoảng cách của mỗi chữ là 1.0

Ctrl + 2: Định dạng khoảng cách của mỗi chữ là 2.0

Ctrl + 5: Định dạng khoảng cách của mỗi chữ là 1.5

Ctrl + Alt + 1: Chuyển đoạn văn bản sang định dạng Heading 1

Ctrl + Alt + 2: Chuyển đoạn văn bản sang định dạng Heading 2

Ctrl + Alt + 3: Chuyển đoạn văn bản sang địng dạng Heading 3

Shift + F3: Biến chữ đang ở định dạnh viết hoa thành chữ viết bình thường và ngược lại

Ví dụ: “XONG” => “xong”

Shift + F7: từ điển của Microsoft Word. Nếu bạn đang viết một bài báo cáo bằng tiếng Anh và không có từ điển bên mình. Đừng lo, chỉ cần nhấn tổ hợp Shift + F7, từ điển sẽ hiện ra bên phải màn hình. Tuy nhiên từ điển này chỉ có một số ngôn ngữ như Anh, Pháp và Tây Ban Nha.

Ví dụ: I want to be a diractor

Chữ “diractor” sẽ được tô đen và chỉnh sửa thành từ đúng “director”. Tiếp tục ấn vào chữ “director” trong từ điển, nó sẽ hiện ra một loạt từ đồng nghĩa.
Thế đấy, cuộc sống văn phòng chắc chắn sẽ dễ dàng hơn đối với bạn. Đặc biệt,với khối lượng công việc dày đặt vào cuối năm, bạn sẽ không còn lo lắng về chuyện quá tải hay làm việc ngoài giờ nữa.

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ