Học vấn cao có phải là yếu tố thiết yếu để phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam?

Người Việt có truyền thống xem trọng việc học, tuy nhiên có một câu hỏi luôn khiến những người làm giáo dục, lập pháp, tư vấn nghề nghiệp trăn trở, đó là: Trình độ học vấn cao đóng vai trò gì trong việc phát triển sự nghiệp? 

Học vấn cao có phải là yếu tố thiết yếu để phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam?

Là một quốc gia đang phát triển với nhiều tiềm năng từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đang tạo ra ngày càng nhiều việc làm mỗi năm. Dựa trên dữ liệu khảo sát của chúng tôi, số lượng việc làm đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2013 đến năm 2016. Nhu cầu tuyển dụng thường tập trung tại hai trung tâm lớn của cả nước: Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đóng góp 80% việc làm trong năm 2016. Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy số lượng ứng viên ứng tuyển cho các vị trí công việc.
Sự năng động của cả hai phía cung và cầu chứng minh rằng thị trường Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho cả nhà tuyển dụng lẫn người tìm việc. Và vì dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán sẽ vượt mức 1,8 nghìn tỉ trong năm 2018, chúng tôi tin rằng thị trường tuyển dụng tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng làn sóng đầu tư nước ngoài này.
Hầu hết người tìm việc đều là những ứng viên có kinh nghiệm từ trước. 

Với nguồn ứng viên tài năng phong phú như vậy, liệu có chính xác khi cho rằng những doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm được ứng viên có năng lực phù hợp tại Việt Nam?

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, một điều kiện tiên quyết để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đang tăng mạnh. Dựa trên khảo sát chúng tôi tiến hành trên các doanh nghiệp, người lao động hiện nay sở hữu kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Tuy nhiên, khảo sát này cũng cho thấy sự cần thiết trong việc trang bị những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, cảm xúc, nhận thức cho các ứng viên. Để có thể đạt được yêu cầu các doanh nghiệp đưa ra trong thị trường đầy cạnh tranh này, người tìm tại Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn cũng như kỹ năng mềm của mình.
Dữ liệu nghiên cứu cho thấy số lượng giám đốc & quản lý có bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ đang tăng lên trong những năm gần đây. Đặc biệt, từ năm 2013 tới năm 2016, con số này đạt 22%. Điều này thể hiện nhu cầu ngày càng lớn đối với những ứng viên có trình độ cao. Việc yêu cầu trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khiến việc ứng tuyển vào những vị trí cấp cao trở nên cạnh tranh hơn nhiều.
Tại diễn đàn Getting Ahead, những người bạn của tôi tại đại học RMIT đã đưa ra một vài nguyên nhân khiến những chuyên viên cấp cao e dè việc học lên cao. Theo tôi, so với việc học hỏi khi đi làm, một trong những điều việc học cao lên có thể đem lại chính là sự hiểu biết về các cơ cấu và các kênh liên đới tạo nên một công ty làm việc hiệu quả, cũng như nắm được cơ cấu đó vận hành thế nào, và các bên liên đới ảnh hưởng đến nhau như thế nào. Việc tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề này sẽ giúp bạn làm việc và quản lý đội ngũ nhân viên đúng chuẩn của một lãnh đạo hiệu quả. Đây chính là tiền đề cho các vị trí cấp cao quan trọng như giám đốc và C-level.
Nguồn: tổng hợp

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ