Dưới đây là một số điều trích dẫn từ Nghị định 201 năm 2013 của Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 về việc gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi và cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Điều 22: Gia
hạn giấy phép
1. Việc
gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của
Nghị định này và các điều kiện sau đây:
a) Giấy
phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời
điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá
nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy
phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại
thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch
tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
2. Đối
với trường hợp khác với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá
nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
1. Các
trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều
kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã
được phê duyệt;
b) Có sự
khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế và cấu trúc địa chất thủy văn
dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
c) Khối
lượng hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê
duyệt.
2. Các
trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a) Nguồn
nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu
cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn
nước;
c) Xảy
ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d) Khai
thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
đ) Lượng
nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp
phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho
cơ quan cấp phép;
e) Chủ
giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4
Điều này.
3. Các
trường hợp điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
a) Nguồn
nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;
b) Nhu
cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
c) Xảy
ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước;
d) Do
chuyển đổi chức năng nguồn nước;
đ) Chủ
giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4
Điều này.
4. Các
nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh:
a) Nguồn
nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải;
b) Lượng
nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
c) Lượng
nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
d) Thông
số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả
nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.
Trường
hợp cần điều chỉnh nội dung
quy định tại Khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
5. Trường
hợp chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh giấy phép thì chủ giấy phép phải lập hồ sơ
điều chỉnh giấy phép theo quy định của Nghị định này; trường hợp cơ quan cấp phép điều chỉnh giấy phép thì
cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ít nhất chín mươi (90) ngày.
Điều 24. Đình
chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy
phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi
phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn
nước;
b) Chuyển
nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép chấp thuận;
c) Không
thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
d) Lợi
dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời
hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không
quá ba (03) tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không
quá mười hai (12) tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước.
3. Trong
thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải
có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của
pháp luật.
4. Khi
hết thời hạn đình chỉ hiệu lực
của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
1. Việc
thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ
giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung
trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy
phép;
b) Tổ
chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là
chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi
dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
c) Chủ
giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;
d) Giấy
phép được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
e) Giấy
phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận
giấy phép.
2. Trường
hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này, chủ giấy
phép chỉ được xem xét cấp giấy phép
mới sau ba (03) năm, kể từ
ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.
3. Trường
hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp phép xem xét việc cấp giấy phép mới.
4. Trường
hợp giấy phép bị thu hồi quy
định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì chủ giấy phép được nhà nước bồi thường
thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp
luật.
1. Giấy
phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không
có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông
báo lý do.
2. Giấy phép
bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy
phép bị thu hồi;
b) Giấy
phép đã hết hạn;
c) Giấy
phép đã được trả lại.
3. Khi
giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm
dứt.
1. Giấy
phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy
phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b) Tên
của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu
lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy
phép.
2. Thời
hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được
cấp trước đó.