Năm tháng đầu năm 2014, các cơ quan chức năng Quản lý môi trường đã xử lý 1349 vụ vi phạm của các doanh nghiệp đã vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường với tổng số tiền phạt lên đến 33,4 tỷ đồng.
Tổng cục Thống kê đã cho biết: " Tính trung bình 5 tháng đầu năm vừa qua, cả nước đã phát hiện 2,274 vụ vi phạm các quy định về vệ sinh - bảo vệ môi trường. Trong đó, các cơ quan đã kiểm tra và xử lý 1349 vụ vi phạm với tổng số tiền phạt là 33,4 tỷ đồng.
Doanh nghiệp vi phạm môi trường đều bị xử phạt nghiêm trọng |
Theo Nghị định Số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định tất cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
- Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính nhằm cảnh tỉnh các tổ chức cần phải tự giác thực hiện đầy đủ việc kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, đúng pháp luật.
Nguồn: Thanh Thảo - moitruong
Vậy khi thanh kiểm tra môi trường doanh nghiệp phải làm gì?
Đây vẫn luôn là câu hỏi đau đầu của mỗi doanh nghiệp khi có bất kỳ công tác thanh kiểm tra và đặc biệt là về vấn đề môi trường đang vô cùng nóng hổi.
Vậy doanh nghiệp nên làm những công việc sau đây:
- Xác định việc thanh kiểm tra môi trường về mục đích gì? (quản lý chất thải nguy hại, quản lý và xử lý nước, có vấn đề môi trường gây ảnh hưởng tới người dân, khiếu nại dân chúng...)
- Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ liên quan tới môi trường, đặc biệt các hồ sơ trong công văn cơ quan nhà nước gửi (sở tài nguyên, chi cục bảo vệ môi trường, phòng tài nguyên cấp huyện...). Chú ý nên chuẩn bị cả các giấy tờ đang thực hiện (như đang thực hiện xin cấp giấy phép xả thải thì nên chuẩn bị cả giấy tiếp nhận hồ sơ của sở tài nguyên hoặc phòng tài nguyên môi trường cấp huyện....)
- Chuẩn bị các nội dung giải trình một số vấn đề nhà xưởng trước.
- Thực hiện vệ sinh toàn bộ vệ sinh nhà xưởng, văn phòng, kho chứa đặc biệt kho chứa chất thải nguy hại hoặc kho hóa chất..Ví dụ: kho chứa hóa chất, chất thải nguy hại đã đầy đủ cảnh báo chưa? Hệ thống chữa cháy có hoạt động không?
- Chuẩn bị công tác tiếp đón đoàn: trong công văn thanh kiểm tra sẽ yêu cầu cán bộ có chức năng quản lý môi trường hoặc cán bộ quản lý khác hiểu biết về lĩnh vực thanh kiểm tra
- Sau khi thực hiện thanh kiểm tra xong, tiến hành giấy tờ giải trình khi có yêu cầu.
Hy vọng, các ý phía trên cung cấp phần nào hướng giải quyết cho doanh nghiệp trước khi thanh kiểm tra!
Cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!