Tháp hấp phụ khí độc

Ngày nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa đang rất phát triển, mở ra rất nhiều xu hướng mới. Các khu công nghiệp được mở rộng giải quyết vấn đề việc làm cho hầu hết mọi người dân khu vực lân cận.
Công nghiệp phát triển giúp cho mức sống được nâng cao. Tuy nhiên, kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước không khí đang ở mức ra tăng không kiểm soát. 
Đặc biệt đối với khí thải, chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và người dân sinh sống xung quanh.
Các phương pháp xử lý khí thải

#1: TỔNG QUAN KHÍ THẢI VÀ BỤI MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHÍNH

A. Đối với ngành công nghiệp sản xuất phân bón


Đối với ngành công nghiệp sản xuất phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón rất đa dạng, Tuy nhiên, trong quy trình sản xuất việc điều chỉnh pH bằng axit, bazo là rất cần thiết và ô nhiễm do hơi axit, bazo là không thể tránh khỏi. 
Ngoài ra, khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất là ủ phân, tạo ra rất nhiều mùi khó chịu như CH4, NH3, S2,… bên cạnh đó còn tạo ra hơi HF, SiF4, H2SiF6…
Sản xuất phân bón, hóa chất

B. Đối với ngành chế biến gỗ

Đối với ngành chế biến gỗ, bên cạnh việc phát sinh rất nhiều bụi có kích thước khác nhau thì nguồn gây ô nhiễm cần chú ý đến là khâu phun sơn, đánh bóng sản phẩm. 
Quá trình này tạo ra mùi rất khó chịu, đó chính là các dung môi hữu cơ ( chủ yếu là benzen, toluen, xylen) dễ bay hơi và phân tán rộng trong không khí.
Sản xuất gỗ

C. Đối với ngành sản xuất giấy

Đối với ngành sản xuất giấy, trong quy trình có công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ trắng cho bột giấy. 
Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Các hóa chất dùng cho loại tẩy này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 
Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl mercaptant, dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này còn thường được gọi là tổng lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). 
Các hợp chất này được thoát ra từ quá trình nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối nhỏ hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons.
Sản xuất giấy

D. Đối với ngành sản xuất nhựa plastic

Đối với ngành sản xuất nhựa plastic, sau khi trộn nhiên liệu với phụ gia, hỗn hợp được gia nhiệt và chuyển sang máy ép đùn.
Tại đây, khí thải chủ yếu được tạo ra là VOC loại vinylidene chloride và mùi rất hắc.

E. Đối với ngành sản xuất sơn và phun sơn

Đối với ngành sản xuất sơn, quá trình sản xuất sơn sử dụng rất nhiều nguyên liệu như bột màu, bột kim loại, chất tạo màng thường sử dụng nhựa PV, chất trợ thấm ướt bột màu, chất chống lắng và thành phần không thể thiếu giúp sơn ở trạng thái lỏng đó là dung môi hữu cơ. 
Chính vì vậy, khí thải trong quá trình sản xuất thường rất độc đặc biệt là VOC ( chủ yếu là benzen, toluen…)
Phun sơn ô tô

F. Đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sử dụng thường rất đa dạng: cán, ngô, sắn, bã cải ngọt, bã nành, bột cá… ngoài việc tạo ra nhiều bụi nhỏ, mịn, chúng còn tạo ra rất nhiều mùi khó chịu.
Ngoài ra, đối với rất nhiều ngành công nghiệp, trong các khâu sản xuất cũng tạo ra rất nhiều hơi, khí độc ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. 

#2: PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Đối với từng ngành sản xuất cũng như thành phần sản xuất thì sẽ lựa chọn các phương pháp xử lý khác nhau. Nhiều trường hợp phải sử dụng kết hợp các phương pháp xử khác nhau để xử lý. 
Hệ thống hấp phụ
Đối với các khí độc hại như: hơi axit, hơi dung môi hữu cơ, hơi VOC... thì phương pháp tối ưu nhất là sử dụng phương pháp hấp phụ. 

A. Hấp phụ là gì? 

Hấp phụ là quá trình khí ( hơi) hoặc lỏng bị giữ lại trên bề mặt vật liệu xốp nhờ các lực bề mặt. Các chất khí ( hơi) hoặc một chất lỏng tan nào đó có khả năng làm giàu trên bề mặt chất hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ. Khi chất bị hấp phụ đã được “gắn” vào bề mặt vật liệu xốp gọi là chất ‘đã’ bị hấp phụ
Hấp phụ xảy ra do lực hút tồn tại ở trên và gần sát bề mặt trong các mao quản (lực van der van, lực hóa trị). Mạnh nhất là các lực hóa trị, gây nên hấp phụ hóa học tạo ra các hợp chất trên bề mặt.

B. Các loại hấp phụ 

Có nhiều loại hấp phụ như:
  • Hấp phụ tĩnh: Tháp hấp phụ tĩnh là loại tháp có đặc điểm lớp hấp phụ đứng yên, không chuyển động, chiều dày của lớp hấp phụ từ 0,2 - 1,2 m. Khi tháp hoạt động, dòng khí chứa chất độc sẽ được đưa vào tháp và đi qua lớp vật liệu hấp phụ, các chất độc hại sẽ được giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ. Khí sạch đi ra ngoài theo cửa dẫn khí ra. Khi lớp vật liệu hấp phụ bị bão hòa, cần giải hấp, để tái sự dụng lớp vật liệu hấp phụ. Tùy thuộc vào vận tốc dòng khí đi vào tháp và nồng độ chất độc trong tháp, thời gian bảo trì, giải hấp khác nhau 
  • Hấp phụ tầng sôi 
  • Hấp phụ thùng quay
Các vật liệu hấp phụ thường dùng:
  • Than hoạt tính 
  • Silicagen 
  • Các polime hoạt tính 
  • Các zeolít 
  • Đất sét hoạt tính 
  • Nhôm oxit 

C. Nguyên lý của quá trình hấp phụ

  • Giai đoạn khuyếch tán chất bị hấp phụ từ môi trường ( khí hay lỏng) đến bề mặt hạt chất hấp phụ. Giai đoạn này phụ thuộc vào tính chất vật lý và thủy động lực của môi trường.
  • Các chất bị hấp phụ khuếch tán theo các mao quản đến bề mặt theo các mao quản đến bề mặt chất hấp phụ.
  • Giai đoạn cuối cùng là tương tác hấp phụ. Hai giai đoạn sau phụ thuộc vào các tính chất và cấu trúc chất hấp phụ.
  • Để tăng hiệu quả hấp phụ có thể xử dụng than hoạt tính kết hợp với KOH, H2SO4… tùy theo từng loại khí hấp phụ 
Tháp được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu, dược phẩm, chế biến thức ăn,… Ngoài ra, được lắp đặt trong các quy trình xử lý nước thải gây mùi khó chịu, các trạm xăng dầu. 
  • Công suất sản phẩm tùy theo yêu cầu ngành công nghiệp. 
  • Hiệu suất lớn hơn 90% 
  • Dễ bảo trì, thay thế 
  • Chi phí thấp