Bể lắng ngang xử lý nước thải

#1: Bể lắng ngang: cấu tạo


Bể lắng ngang có mặt bằng hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều rộng và dài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4 m, rộng 2.5 – 6 m.
Cấu tạo gồm 3 vùng:

  • Vùng phân phối nước
  • Vùng lắng
  • Vùng tập trung và chứa cặn
Kết cấu bể được làm từ: bê tông cốt thép, thép (sơn chống ăn mòn axit)

#2: Bể lắng ngang: nguyên lý hoạt động 

Bể lắng ngang hoạt động như sau:

  • Nước theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng.
  • Đối diện ở cuối bể cũng xây dựng máng tương tự để thu nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn mực nước 0.15 – 0.2 m và không sâu quá 0.25 – 0.5m. để thu và xả chất nổi, người ta đặt một máng đặc biệt ngay sát kề tấm chắn.
  • Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa vào khoảng 0.5 – 1 m và không nông hơn 0.2m với mục đích phân phối đều nước trên toàn bộ chiều rông của bể.
  • Đáy bể làm dốc để thuận tiện cho việc thu gom cặn. Độ dốc của hố thu cặn không nhỏ hơn 450.


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể lắng ngang

#3: Ưu nhược điểm của bể lắng ngang

+ Ưu điểm của thiết bị như sau:
  • Gọn, có thể làm hố thu cặn ở đầu bể hoặc dọc theo chiều dài của bể. 
  • Thiết kế thêm cần gạt bỏ mỡ thì có thể loại bỏ cả dầu mỡ
  • Hiệu quả xử lý khá cao khoảng 60%.
+ Nhược điểm: 

  • Giá thành cao,
  • Có nhiều hố thu cặn tạo nên những vùng xoáy làm giảm khả năng lắng của các hạt cặn,
  • Chiếm nhiều diện tích xây dựng.
  • Thời gian lắng khá lâu khoảng 1-3h.

#4: Ứng dụng

Bể lắng ngang được ứng dụng rộng rãi trong:

  • Xử lý nước thải: thường được đặt ở công đoạn xử lý sơ bộ (loại bỏ các vật chất có kích thước lớn như đất cát)
  • Xử lý nước cấp đặc biệt là xử lý nước mặt chứa nhiều bùn đất đá với lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/ngày.

Ngoài bể lắng đứng ra còn các loại lắng đứng , lắng lamen. Hiện nay bể lắng lamella được sử dụng phổ biến hơn cả do có hiệu quả xử lý cao.