Mức độ phát sinh ô nhiễm môi trường không khí của một số ngành công nghiệp

Các ngành công nghiệp ngày càng được chú trọng và phát triển ở Việt Nam. Sự phát triển này bao gồm cả sự đa dạng của các ngành công nghiệp cùng quy mô và số lượng các nhà máy. Rất nhiều nguồn vốn lớn đổ vào các nhà máy, khu công nghiệp ở Việt Nam. Kèm theo đó là hậu quả lớn cho môi trường. Vậy cùng tìm hiểu mức độ phát sinh ô nhiễm môi trường không khí của một số ngành công nghiệp.
Xử lý khí thải là tiền đề của việc phát triển bề vững

#1. Ngành sản xuất điện

Ngành điện của nước ta bao gồm: 
  • Thủy điện chiếm 66%, đây là ngành không gây ô nhiễm môi trường khí nhưng tiềm ẩn khả năng biến đổi môi trường do nó gây biến đổi sinh thái vùng hồ chứa nước và thủy vực vùng hạ lưu.
  • Nhiệt điện: 21% , hiệu xuất của ngành nhiệt điện rất cao, nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí.
  • Tuabin khí và điezen: 13%, tuy chiếm 13% nhưng nó không được phổ biến lắm tại Việt Nam.
Đối với nhiệt điện, các nhà máy thường dùng than để làm nhiên liệu đốt tạo ra năng lượng điện. Trung bình mỗi nhà máy nhiệt điện tiêu thụ gần 480.000 tấn than và thải ra khí quyển 6.713 tấn khí SO2; 2.724 tấn NOx; 277,9 × 103 tấn CO2 và 1491 tấn bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn nhưng việc khắc phục còn rất khó khăn và tốn kém. Các nhà máy dùng dầu F.O làm nhiên liệu chủ yếu tập trung ở phía nam .Nguồn khí thải chủ yếu là CO và SOx do trong dầu F.O hàm lượng lưu huỳnh rất cao (tới 3%).
Với các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn gây ô nhiễm không khí chỉ là CO2, NO2.

#2. Ngành khai thác dầu khí

Dầu khí cũng là một ngành khá phát triển ở Việt Nam do lợi nhuận đem lại của ngành là rất lớn. Tuy nhiên, khi khai thác dầu khí thường gây ô nhiễm môi trường không khí là do việc đốt bỏ khí đồng hành và những sự cố dò rỉ khí đốt trên các tuyến vận chuyển, sử dụng.

#3. Công nghiệp sản xuất hóa chất

Ngành hóa chất là một ngành phát triển rất rộng rãi, tuy nhiên đây là một ngành gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí.
  • Sản xuất phân hóa học: nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi, sau đó là hơi SO2 và flua nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH3, CO2 nếu là sản xuất phân đạm.
  • Thuốc trừ sâu: các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở nước ta có hai dạng chính là thuốc trừ sâu dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính cao. Trong quá trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi vào không khí gây ô nhiễm môi trường khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột và hột bay vào môi trường không khí. Tuy khối lượng không nhiều nhưng khí thải của các xí nghiệp này rất độc hại nên cần đặc biệt chú ý.
  • Bên cạnh đó là các nhà máy có dây chuyền sản xuất có công đoạn xút – clo, tại những cơ sở này, hơi Clo được thải bỏ tự do vào không khí là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. SO2 từ công nghệ sản xuất axitsunfuric; clo từ công nghệ điện phân muối ăn.

#4. Ngành công nghiệp luyện kim

Cả nước chỉ có một nhà máy luyện gang từ quặng sắt ở Thái nguyên, nhà máy này vừa luyện gang và luyện cốc, khí thải của nhà máy chứa nhiều CO, CO, SOx, NH3 và bụi…Hiện nay nhà máy sản xuất với năng suất rất thấp. 
Công nghiệp luyên kim
Khi hoạt động, lò luyện thường làm ô nhiễm khu xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trong khí thải của lò, lượng CO cho tới 15% – 20% (thể tích); H2 chiếm 0.5% - 35%. Tải lượng bụi trung bình tính theo thành phẩm là 6-9Kg/tấn thép hay 3~10g/m3 khí thải. Thành phần chủ yếu của bụi là oxit sắt, ngoài ra còn có oxít mangan, canxi, magiê… 
Đây đang là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất ở các khu công nghiệp, chưa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt dầu FO thải ra môi trường các loại khí độc hại đặc trưng.

#5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

A. Sản xuất xi măng

Hiện chúng ta đang có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Bao gồm hai công nghệ chính là xi măng lò đứng công suất thấp, chất lượng thấp, sản xuất thô sơ và xi măng lò quay có công suất và chất lượng cao. 
Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt. 
Hiện tại, vấn đề ô nhiễm môi trường do bụi và khói ở một vài nhà máy xi măng vẫn đang chưa được giải quyết.

B. Sản xuất gạch đất nung

Tại các cơ sở công nghiệp lớn, gạch đất nung trong các lò tuy-nen dùng nhiên liệu là dầu DO hay FO, các nhà máy này phát thải vào không khí chất gây ô nhiễm do đốt dầu vẫn đang tồn tại, còn chưa được giải quyết triệt để. Chất gây ô nhiễm là tro bụi, CO2, SOx.
Tại các lò gạch thủ công dùng trấu, củi, than làm ô nhiên liệu,do đặc tính công suất nhỏ, ở rải rác nên khí thải chứa tro bụi, CO2 ảnh hưởng tới các nhà dân lân cận. 
Khi tập trung thành các làng nghề thì vấn đề sẽ trở nên bức xúc hơn.

# 6. Công nghiệp sản xuất gạch gốm, đồ gốm sứ

Các nhà máy sản xuất gạch ceramic có nguồn phát thải lớn chất gây ô nhiễm vào không khí là tháp sấy Kaolin và lò nung. Trong khí thải thường chứa: CO, CO2, Fluor, SOx…
Lò nung thải khí thải đốt nhiên liệu dầu mỏ trừ các xí nghiệp có lò nung dùng gaz. Bụi từ dây chuyền cân trộn nghiền cao line và phụ gia.

#7. Công nghiệp sản xuất gỗ

Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%.
Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn. Sản xuất gỗ thường theo làng nghề, xưởng sản xuất còn lạc hậu, quá trình sản xuất gỗ cưa, xẻ, phay, bào… tạo ra rất nhiều bụi có kích thước hạt khác nhau, ô nhiễm không khí trong ngành này là bụi. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của người lao động. 
Để giảm hiệu quả bụi, hơi, khí độc thì các đơn vị sản xuất cần có biện pháp áp dụng những công trình, hệ thống xử lý. 
Công ty TNHH công nghệ môi trường Nhiệt Đới có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ