Hà Nội có tiến trình thực hiện các hồ sơ tương đối khác so với các tỉnh khác, hồ sơ xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cũng không ngoại lệ. Hi vọng bài viết này có thể hỗ trợ các bạn không bị lúng túng và có sự chuẩn bị đầy đủ, tiết kiệm thời gian thực hiện hồ sơ:
Bước 1: Chuẩn bị:+ 01 cuốn hồ sơ năng lực (thực hiện đúng theo Thông tư 56/2014/TT-BTNMT) (lưu ý các hợp đồng, bằng cấp phải được sao y công chứng)
+ 01 Đơn xin phép xả nước thải vào nguồn nước
+ 01 Bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước
+ Phiếu kết quả phân tích nước thải (loại nước thải, trước và sau xử lý, chất lượng nguồn nước tiếp nhận - nếu nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung thì không cần lấy mẫu) - KQPT không được quá 3 tháng cho tới thời điểm nộp hồ sơ.
+ 01 Giấy giới thiệu của đơn vị chủ quản đến nộp hồ sơ
+ Chứng minh nhân dân/căn cước/hộ chiếu (người được ghi tên trong giấy giới thiệu)
Bước 2: Nộp hồ sơ
+ Mua tai bìa hồ sơ (10k) tại bộ phận một cửa (bất kỳ cửa nào cũng có bán), ghi các thông tin hồ sơ lên bìa hồ sơ và thứ tự các hồ sơ cần nộp phía trong bìa (nhớ ghi rõ bản gốc hay bản sao)
Bước 2: Nộp hồ sơ
+ Mua tai bìa hồ sơ (10k) tại bộ phận một cửa (bất kỳ cửa nào cũng có bán), ghi các thông tin hồ sơ lên bìa hồ sơ và thứ tự các hồ sơ cần nộp phía trong bìa (nhớ ghi rõ bản gốc hay bản sao)
+ Lấy số thứ tự - Đến cửa số 6 về tài nguyên nước để nộp hồ sơ
+ Đóng phí thẩm định (tương ứng với lưu lượng xả thải - cửa số 6 các anh chị ấy sẽ đưa ra mức phí - hoặc tra mức phí ở Quyết định 8430/QĐ-UBND) tại cửa số 8.
+ Quay lại cửa số 6, trình tờ phí vừa nộp để nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Chỉnh sửa bổ sung hồ sơ+ Nếu muốn có thông tin sớm thì trực tiếp lên Phòng Tài nguyên nước tại tầng 3 để nắm chuyên viên phụ trách, xin thông báo chỉnh sửa bổ sung hồ sơ từ chuyên viên rồi tiến hành sửa hồ sơ
+ Hạn hồ sơ chỉ 01 tháng nên thường xuyên liên hệ với chuyên viên sở để có lịch kiểm tra thực tế và bổ sung kịp thời (nếu quá thời gian này hồ sơ sẽ được trả ra một cửa và bạn sẽ mất ít nhất 5.000.000/lần nộp lại)
+ Đi kiểm tra thực tế với chuyên viên và chủ đầu tư
+ Chỉnh sửa bổ sung hồ sơ theo thông báo bổ sung và thường xuyên liên hệ với chuyên viên để sắp xếp thời gian duyệt hồ sơ
+ Mang theo giấy giới thiệu và phiếu tiếp nhận kết quả, hồ sơ bổ sung để tích bổ sung hồ sơ tại bộ phận 1 cửa (tốt nhất là có sự đồng ý của chuyên viên để tránh việc bổ sung nhiều lần và trả lại hồ sơ).
Bước 4: Nhận kết quả+ Đến hạn ghi trên phiếu tiếp nhận kết quả, liên hệ (bằng điện thoại trước) với một cửa, đọc mã hồ sơ để biết có kết quả hay chưa.
+ Cầm phiếu tiếp nhận kết quả, giấy giới thiệu đến cửa số 2 để nhận kết quả.
Và quan trọng nhẩt, là bản thân bạn và cách làm việc của bạn như thế nào nữa nhé!
Và quan trọng nhẩt, là bản thân bạn và cách làm việc của bạn như thế nào nữa nhé!
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ TƯ VẤN VỀ CÁC THỦ TỤC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG!
Chúng tôi sẽ làm tất cả để có thể đem đến sự tư vấn tốt nhất cho các bạn. Bởi chúng tôi trẻ và chúng tôi không bao giờ biết từ bỏ!