THÁP HẤP PHỤ TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI

Công ty TNHH Công nghệ Nhiệt đới chuyên xử lý khí thải cho nhà máy dung môi, hóa chất bằng phương pháp hấp phụ với than hoạt tính với giá rẻ nhất thị trường hiện nay, công ty chuyên tư vấn thiết kế, sản xuất, gia công các thiết bị xử lý khí thải công nghiệp với kinh nghiệm 10 năm.
Xử lý khí thải


#1: HẤP PHỤ LÀ GÌ?

Hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với 1 số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng, trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn. Vật liệu rắn sử dụng trong quá trình này được gọi là chất hấp phụ (adsorbent), còn chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbate)
Quá trình hấp phụ được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí hoặc trong môi trường khí nói chung, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị lẫn trong không khí hoặc khí thải.
Gồm 2 quá trình: hấp phụ vật lý (physical adsorption) và hấp phụ hóa học (chemisorption)

#2: ÁP DỤNG KHI NÀO?

Để quá trình xử lý đạt hiệu quả cao và chi phí phù hợp thì quá trình hấp thụ thường phù hợp với các trường hợp như sau:
1- Chất khí ô nhiễm không cháy được hoặc khó đốt cháy
2- Chất khí cần khử là có giá trị và cần thu hồi
3- Chất khí ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí thải mà các quá trình khử khác không thể áp dụng được

#3: VẬT LIỆU HẤP PHỤ THƯỜNG DÙNG

Hiện nay, vật liệu hấp phụ thường là các loại vật liệu dạng hạt từ 6-10 mm xuống cỡ 200 μm có độ rỗng lớn được hình thành do những mạch mao quản li ti nằm trong khối vật liệu.
1- Có khả năng hấp phụ cao
2- Phạm vi tác dụng rộng- khử được nhiều loại khí khác nhau
3- Có độ bền cơ học cần thiết
4- Có khả năng hoàn nguyên dễ dàng
5- Giá thành rẻ
Vật liệu hấp phụ than hoạt tính
Silicagel 

#4: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Tháp hấp phụ xử lý khí độc hại
Tháp hấp phụ có các bộ phận: giá đỡ chứa than hoạt tính, của khí vào và khí ra, thân thiết bị, giá đỡ thiết bị. Dòng khí thải chứa chất ô nhiễm đi vào tháp hấp phụ. 
Các chất ô nhiễm này được giữ lại trên bề mặt của chất hấp phụ (than hoạt tính). Vận tốc khí đi qua lớp hấp phụ từ 0,1- 0,5m/s. 
Sau khi quá trình hấp thụ xảy ra, dòng khí sẽ được đi ra ngoài. Có thể lắp cụm thiết bị hấp phụ để đạt được kết quả cao. 
Chất hấp phụ thường được sử dụng nhất là than hoạt tính. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại than hoạt tính với kích thước, nguồn gốc khác nhau. Tùy loại khí thải cần xử lý mà chọn sao cho phù hợp nhất.

#5: ƯU ĐIỂM THIẾT BỊ HẤP PHỤ RA SAO? 

  • Loại bỏ mùi hôi và hiệu suất xử lý có thể đạt tới 95%
  • Công nghệ tiên tiến, hiệu quả làm việc cao
  • Thiết bị đơn giản, sản xuất nhanh chóng, dễ vận hành,
  • Tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí vận hành thấp
  • Chất hấp phụ dễ kiếm, rẻ


BÀI VIẾT LIÊN QUAN