Đánh giá tác động môi trường |
#1. Doanh nghiệp đánh giá tác động môi trường ý nghĩa và đối tượng
A. Đánh giá tác động là gì?
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM )- EIA: (Environmental Impact Assessment) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực/tiêu cực của một dự án đầu tư được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội hoặc ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó
(Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
B. Ý nghĩa của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình, hợp thức hóa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường, từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt được các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Cơ sở. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
C. Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP (quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường).
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.
Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.
#2. Các giấy tờ thiết để lập ĐTM
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
- Thuyết minh dự án đầu tư hoặc nghiên cứu tiền khả thi/giấy tờ khác có giá trị tương đương; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc giấy tờ thuê đất hoặc giấy tờ tương đương;
- Bản vẽ hiện trạng, tổng thể, bố trí phân khu chức năng, thoát nước cùng các giấy tờ, công văn xin thỏa thuận cấp thoát nước;
- Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải, nước thải, thuyết minh hệ kèm theo (nếu có);
- Các giấy tờ, công văn, quyết định khác có liên quan tới dự án (nếu có).
#3. Nội dung công việc ĐTM
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;
- Quan trắc môi trường (lấy mẫu phân tích môi trường, đo đạc các chỉ tiêu môi trường);
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án; - Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án; - Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Tổng hợp thông tin, số liệu lập ĐTM;
- Tham vấn ý kiến UBND phường nơi thực hiện dự án;
- Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý về môi trường;
- Bảo vệ nội dung hồ sơ trước hội đồng thẩm định và các đoàn kiểm tra;
- Hoàn thiện hồ sơ, nộp cơ quan quản lý, chờ lấy kết quả.
#4. Vi phạm về lập và các vấn đề liên quan ĐTM
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 Căn cứ Nghị định 179/2013/NĐ – CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường; Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi bị thanh kiểm tra mà không đáp ứng đầy đủ thủ tục thực hiện ĐTM, chương trình giám sát môi trường cơ sở chú ý:
- Phạt tiền từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định;
- Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);
- Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi báo cáo sai sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch quản lý môi trường hoặc những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Và nhiều mức phạt khác,…
Ngoài mức phạt trên, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 3 tháng đến 6 tháng đối và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
#5: Một số dự án bắt buộc phải thực hiện ĐTM
5.1 Dự án vê xử lý và tái chế chất thải
Xử lý nước thải |
Các dự án về xử lý và tái chế chất thải bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau:
Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải
| ||
STT
|
Dự án
|
Quy mô
|
1
|
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường
|
Công suất từ 10 tấn/ngày trở lên đối với chất thải rắn thông thường
|
2
|
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải nguy hại
|
Tất cả đối với chất thải nguy hại
|
3
|
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung hoặc nước thải công nghiệp tập trung
|
Tất cả
|
5.2 Dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh và gốm sứ
Sản xuất thủy tinh |
Các dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh và gốm sứ bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau:
Nhóm các dự án chế biến gỗ,
sản xuất thủy tinh, gốm sứ
| ||
STT
|
Dự án
|
Quy mô
|
1
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên
|
Công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên
|
2
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép
|
Công suất từ 100.000 m2/năm trở lên
|
3
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ
|
Có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên
|
4
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ
|
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên
|
5
|
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước
|
Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên
|
5.3 Dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
Dự án chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi |
Các dự án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau:
Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
| ||
STT
|
Dự án
|
Quy mô
|
1
|
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi
|
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
2
|
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản
|
Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên
|
3
|
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung
|
Có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên đối với gia súc, gia cầm;
Có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên đối với động vật hoang dã
|
5.4 Dự án sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật |
Các dự án về sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau:
Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
| ||
STT
|
Dự án
|
Quy mô
|
1
|
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học
|
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
2
|
Dự án xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
|
Kho từ 500 tấn trở lên đối với thuốc bảo vệ thực vật, 5.000 tấn đối với phân bón
|
3
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
|
Tất cả
|
4
|
Dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
|
Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
5
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh
|
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
5.4 Dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, mỹ phẩm, nhựa và chất dẻo
Dự án sản xuất hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm |
Các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, mỹ phẩm,
nhựa và chất dẻo bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau:
Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
| ||
STT
|
Dự án
|
Quy mô
|
1
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú y; dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược)
|
Tất cả đối với sản xuất vắc xin;
Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) và dược phẩm khác
|
2
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm
|
Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
3
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn
|
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
4
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa
|
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
5
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia
|
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
6
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ
|
Tất cả
|
7
|
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định; kho chứa hóa chất
|
Tất cả đối với cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp, kho chứa thuốc nổ cố định từ 5 tấn trở lên;
Từ 500 tấn trở lên đối với kho chứa hóa chất
|
8
|
Dự án xây dựng vùng sản xuất muối từ nước biển
|
Diện tích từ 100 ha trở lên
|
Ghi chú 1: Nguồn thông tin theo nghị định 18/2015/NĐ-CP nghị định quy định về quy hoạch vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lựcđánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Ghi chú 2: Ngoài ra còn nhiều dự án thuộc ngành nghề khác buộc thực hiện ĐTM, tham khảo tại nghị định để biết chi tiết.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ môi trường nhanh nhất!