Một số phương pháp kìm chế cảm xúc với nhân viên

Đứng trước sai lầm của nhân viên, một nhà lãnh đạo thông minh và bản lĩnh cần bình tĩnh đưa ra hướng xử lý phù hợp. Tuy nhiên cảm xúc là thứ rất khó kiểm soát, nhất là khi phải đối mặt với nhiều áp lực cũng như những sai lầm quá lớn của cấp dưới. 
Với tình huống đó, bạn phải làm gì để tránh "'cả giận mất khôn" trước mặt nhân viên của mình?
Hãy cùng tham khỏa bài viết dưới đây để kiểm soát cơn giận nhé!

#1. Đặt mình vào vị trí nhân viên

Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của nhân viên để thấu hiểu và cảm thông cho họ. 
  • Nếu đổi lại là bạn, liệu công việc có được giải quyết tốt hơn không?
  • Là năng lực của nhân viên chưa đủ hay bạn giao việc chưa đúng?
  • Là do nhân viên kém cỏi hay bạn đã không phát hiện và giúp đỡ kịp thời?
Đặt mình vào vị trí của nhân viên sẽ giúp bạn có cách nhìn nhận mang tính bao quát hơn rất nhiều.
Đặt mình vào vị trí của nhân viên
Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ cần cái đầu minh mẫn mà còn cần trái tim biết lắng nghe. Bạn nên nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và suy xét mọi việc thấu đáo trước khi nặng lời quở trách nhân viên. Trong trường hợp nhân viên của bạn sai hoàn toàn, hãy thẳng thắn chỉ ra lỗi lầm và khiển trách theo quy định. 
Bạn tuyệt đối đừng bao giờ làm tổn thương người khác bằng lời nói khó nghe cho dù họ là cấp dưới. Hãy luôn tự đặt câu hỏi nếu đổi ngược lại vị trí thì liệu bạn có muốn nghe những lời xúc phạm kia không rồi từ đó kiềm chế cơn giận để kết thúc mọi chuyện theo chiều hướng dễ chịu nhất. 

#2. Hướng đến mục tiêu cần hoàn thành

Một khi hướng đến mục tiêu cần hoàn thành, người lãnh đạo sẽ dễ dàng kiểm soát cảm xúc của bản thân và thận trọng trong cách cư xử với nhân viên. 
Hướng tới mục tiêu cần hoàn thành
Thay vì tức giận trách cứ cấp dưới, bạn sẽ phải suy nghĩ tìm hướng giải quyết làm sao để đi đến cái đích đề ra. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn vị tha với sai lầm của nhân viên nhưng không vì vậy mà vượt quá phạm vi cho phép. Hãy để cho cấp dưới của bạn thấy được sai lầm ảnh hưởng thế nào đến tiến độ chung, giúp họ nhận ra điểm yếu và tìm cách khắc phục tránh không lặp lại điều tương tự.

#3. Học cách im lặng khi tức giận

Sự điềm tĩnh là tố chất bắt buộc phải có ở người lãnh đạo. Nếu bạn để cảm xúc cá nhân lấn át khi xử lý công việc thì sẽ ảnh hưởng đến vị thế của mình trong mắt cấp dưới. Không một nhân viên nào mong muốn làm việc với người sếp nóng tính, mất bình tĩnh và không kiểm soát được lời nói của mình. 
Học cách im lặng khi tức giận
Trong trường hợp này, bạn nên học cách làm quen với việc im lặng. Hãy đứng dậy đi lại trong phòng, hít thở sâu, uống nước mát và tạm quên đi điều khiến bạn bực tức. Nghe một bản nhạc yêu thích hoặc đọc vài trang sách tâm đắc cũng giúp cho tâm trạng căng thẳng trở nên dịu lại.
Bạn nên nhớ rằng đừng bao giờ nói điều gì hoặc viết email công việc lúc tức giận vì bạn sẽ không lường được hết hậu quả gây ra. Bạn chỉ nên tiếp tục công việc sau khi thả lỏng cơ thể và bình tâm trở lại.

#4. Luôn suy nghĩ tích cực

Tại sao lại là suy nghĩ tích cực? Đối với nhà lãnh đạo, suy nghĩ tích cực đóng vai trò hết sức quan trọng. Bạn không thể chèo lái con thuyền đi qua giông tố với tâm lý lo lắng, sợ hãi và bi quan. Ngay cả khi công việc trở nên tồi tệ, nếu biết tư duy tích cực bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết và bình tĩnh xử lý một cách chuyên nghiệp.
Luôn suy nghĩ tích cực
Nhiều nghiên cứu cho thấy suy nghĩ tích cực đem lại phong thái tự tin, vẻ ngoài rạng rỡ cùng cơ thể khỏe mạnh. Không những thế, người có suy nghĩ tích cực còn dễ thành công và hạnh phúc hơn những người hay chán nản. Trước một vấn đề, bạn cần sáng suốt nhìn ra điểm tốt và cố gắng phát huy. Trong máy tính cá nhân, bạn có thể tạo một thư mục lưu trữ những thành công đạt được, ví dụ lời khen của người thầy bạn hằng kính trọng hay phản hồi tích cực của đối tác khi làm việc với bạn. Mỗi lúc tâm trạng đi xuống, bạn nên mở ra đọc lại để lấy động lực bước tiếp và khẳng định giá trị bản thân. Hãy giữ cho tâm hồn luôn lạc quan, vui tươi và thanh thản dù là trong công việc hay cuộc sống.

#5. Rèn luyện sức khỏe

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ đem đến tinh thần thoải mái, thúc đẩy hiệu quả làm việc cũng như tiết chế cảm xúc tiêu cực. Là người lãnh đạo chắc chắn bạn sẽ rất bận rộn nhưng đừng bao giờ bỏ mặc sức khỏe của chính mình. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút để chơi môn thể thao yêu thích.
Rèn luyện sức khỏe
Nếu không có thời gian đến phòng tập, bạn có thể dậy sớm chạy bộ gần nhà. Không khí trong lành sáng sớm rất tốt cho sức khỏe, giúp bạn bắt đầu ngày mới bằng tinh thần sảng khoái. “Hormone Endorphin” tiết ra trong quá trình vận động sẽ đẩy lùi tình trạng căng thẳng, làm ổn định tâm trạng và thư giãn đầu óc. 
Duy trì thói quen tập luyện hằng ngày còn giúp bạn phòng tránh các bệnh văn phòng mà rất nhiều người mắc phải hiện nay.
Bản lĩnh của một nhà lãnh đạo không chỉ được khẳng định qua tư tưởng và hành động mà còn thể hiện ở những phẩm chất tốt đẹp. Tập kiểm soát nóng giận là cách rèn luyện phẩm chất giúp bạn có được sự kính nể của nhân viên, từ đó dễ dàng thu phục lòng người và thuận lợi hơn trong công việc. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp