Bụi công nghiệp

#1: BỤI LÀ GÌ?

Bụi là tên chung của các hạt chất rắn có đường kính rất nhỏ, có khả năng tự lắng theo trọng lượng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian. Tùy theo từng kích thước mà bụi có những tên gọi khác nhau. 
Bụi và khí thải gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Bụi công nghiệp là thành phần phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển nguyên vật liêu sản xuất các ngành công nghiệp… Có nhiều loại bụi và thành phần của chúng khác nhau. Bụi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của con người và sinh vật 

#2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BỤI CÔNG NGHIỆP

A. Ảnh hưởng đến thực vật, động vật 

Bụi có tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. Bụi có thể gây độc cho động thực vật nếu thành phần của chúng có chứa các hợp chất như florua, asen , molipden, chì, kẽm. 
Bên cạnh đó, bụi phát sinh từ lò xi măng, lò gạch, amiang, bụi than… làm cho cây cỏ tại đây không phát triển được, lá cây thường bị vàng, teo hạt, giảm năng suất…
Bụi ảnh hưởng đến chức năng quang hợp, hô hấp của cây, khi bụi bám nhiều trên lá cây sẽ ức chế quá trình quang hợp và trao đổi chất, làm cho cây sinh trưởng kém. 

B. Ảnh hưởng đến con người 

Tùy theo loại bụi mà gây ra các loại bệnh khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, bụi ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và da cảu chúng ta. Các bệnh về hệ hô hấp như: viêm mũi, họng, khí quản, phế quản… Các bệnh về da như viêm da, mụn, lở loét…
Ảnh hưởng của bụi phân loại theo kích cỡ như sau:
  • Bụi có kích thước lớn hơn 10 micromet, thường gây nên tổn thương cho da, mắt, gây nhiễm trùng, dị ứng.
  • Bụi từ 0,5 - 5 micromet đường kính là nguy hiểm nhất vì được hấp thụ ở phế nang, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi.
  • Bụi có đường kính < 2 micromet xâm nhập vào nhu mô phổi có đặc điểm là cắm theo chiều dài, mắt thường không nhìn thấy được. Sau một thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng xơ hóa phổi
Ảnh hưởng của bụi phân loại theo thành phần, đặc tính như sau:
  • Bụi vô cơ thường rắn cạnh sắc nhọn gây ra viêm mũi, phì đại, niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch làm cho hít thở không khí khó khăn, để lâu sẽ làm giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, ảnh hưởng đến phổi.
  • Bụi quặng và các chất phóng xạ, hợp chất Crôm, Asen gây ung thư phổi
  • Bụi thạch anh gây xơ hóa phổi.
  • Bụi Mangan, phosphat, bicromat kali gây bệnh viêm phổi do nó làm thay đổi tính miễn dịch sinh học của phổi.
  • Một số bụi kim loại mang tính phóng xạ còn gây bệnh ung thư phổi như bụi cobalt, crom, nhựa đường.
  • Bụi đồng có thể gây nhiễm khuẩn da rất khó chữa. Bụi còn tác động lên các tuyến nhờn, làm cho khô da, phát sinh các bệnh da như trứng cá, viêm da, gặp ở công nhân đốt lò hơi, thợ máy, sản xuất xi măng, sành sứ ...
  • Bụi nhựa than còn có tác dụng quang học trên vùng da để hở dưới tác dụng của ánh sáng làm da sưng tấy, đỏ như bỏng, rất ngứa, còn làm cho mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, các hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu làm việc ở trong bóng râm hoặc làm việc về đêm.
  • Bụi kiềm hoặc bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc, để lại sẹo lớn làm giảm thị lực hoặc mù mắt. Bụi kim loại như phoi bào, phoi tiện bắn vào mắt gây ra các vết thương trên màng tiếp hợp và có thể tổn thương giác mạc, về sau để lại sẹo làm giảm thị lực, nặng hơn có thể làm mù mắt.
  • Bụi silic kiến cho công nhân tiếp xúc bị khó thở, bụi đi vào phổi làm sơ hóa phổi, làm các tế bào bị rối loạn chức năng sinh học, đột biến.
  • Bụi Amiang là bụi phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, vì đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều do có những đặc tính: không cháy, bền với nhiệt độ cao và với các chất hóa học như acid, kiềm, chịu được lực ma sát. Amiang được dùng dệt vải may các loại áo cách nhiệt, thảm chống lửa, thừng cách nhiệt, vật liệu cách âm, vật liệu xây dựng (gạch ngói amiang, xi măng amiang), bìa các tông, má phanh ô-tô... Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp này và trong các ngành khai thác mỏ, quặng đá có amiang chế biến quặng đá amiang đều có thể mắc bệnh bụi do nhiễm amiang. Bụi amiang cũng gây tổn thương bệnh lý ở màng phổi, màng bụng: gây u trung biểu mô (mesothelioma).
  • Bụi bông do tiếp xúc với bông, lanh, gai trong ngành dệt, may, đặc trưng khi bị nhiễm bụi là triệu chứng khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần lao động, có thể hồi phục khi dùng thuốc giãn phế quản. Lâu ngày có thể dẫn đến hội chứng nghẽn thông khí mãn tính thường xuyên.
Bụi có ảnh hưởng trực tiếp và khá nguy hiểm đến sức khỏe người lao động. Tùy theo từng ngành nghề mà bụi có những thành phần nguy hại khác nhau. 
Công ty TNHH công nghệ Môi trường Nhiệt Đới là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm, hệ thống xử lý bụi, khí thải cho các ngành công nghiệp. 
Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất!!!!

Xử lý khí thải ngành sơn

#1: SƠN VÀ THÀNH PHẦN CỦA SƠN

Sơn là thành phần không thể thiếu dùng để phủ bên ngoài sản phẩm. Sơn giúp cho bề mặt của sản phẩm bền, đẹp và bắt mắt hơn bởi sự đa dạng về chất liệu mà màu sơn. Hiện nay, sơn được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp.
Hệ thống phun sơn trong xưởng sơn ô tô
Thành phần của sơn bao gồm : bột màu, bột phụ trợ, chất tạo màng, dung môi hữu cơ, chất phụ gia. Chúng tạo nên một hỗn hợp đồng nhất giữa chất tạo màng và các chất màu có tính chất bám dính.
  • Chất tạo màng: chất tạo mạng thường được sử dụng là các hợp chất polyme hữu cơ hay còn gọi là nhựa (resin). Loại nhựa này có thể tan trong nước và một số dung môi khác
  • Phụ gia: đây là thành phần quan trọng trong sơn để tăng thêm một số tính năng của màng sơn. Các chất phụ gia bao gồm: chất hóa dẻo, chất làm khô, chất chống bọt, chống rêu mốc, chất dàn, chất chống lắng…
  • Bột màu: Là thành phần không thể thiếu được trong các sản phẩm sơn màu. Nhiệm vụ chính là tạo màu sắc, tạo độ phủ, tăng các tính năng cơ học của màng sơn. Bột màu thường dùng bao gồm bột màu vô cơ và bột màu hữu cơ
  • Dung môi là thành phần không thể thiếu trong sơn, dung môi là chất lỏng hoặc khí giúp cho quá trình hòa tan các chất khác trong một thể tích và nhiệt độ xác định. Dung môi hữu cơ sử dụng để làm sạch khô trước khi phun sơn, giúp pha loãng sơn,… dung môi hữu cơ có đặc điểm chung là dễ cháy, dễ bay hơi, hoặc có một số phát nổ. Dung môi hữu cơ nặng hơn không khí, chìm xuống đáy và di chuyển trong một khoảng cách lớn và gần như không bị pha loãng.
Các loại màu sơn

Các nhóm dung môi thường được sử dụng bao gồm:

  • Dung môi có chứa nhân thơm (toluene, xylen..) 30%
  • Dung môi dạng mạch thẳng 27%
  • Dung môi gốc xeton (methyl ethyl xeton-MEK, MIBK) 17%
  • Dung môi gốc alcohol (butyl alcohol, ethyl alcohol..) 17%
  • Dung môi loại khác 14%

#2: THÀNH PHẦN SƠN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Trong ngành sản xuất sơn, yếu tố gây ô nhiễm môi trường đáng lo ngại nhất chính là Bụi sơn và dung môi hữu cơ. 
Khí thải sơn ô tô

- Bụi sơn

Bụi sơn được hình thành trong quá trình trộn, nghiền nhiên liệu. Đây là bụi tổng hợp gồm nhiều thành phần hóa học. Phát tán nhiều trong không khí, làm mất mỹ quan của xưởng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người làm việc tại xưởng. Một số thành phần có trong bụi sơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động là: 
Kim loại nặng, đặc biệt là chì. Chì trong sơn giúp chống gỉ, làm tươi màu sơn, làm quá trình khô sơn nhanh hơn. 
Khi hít phải hơi chì, nó sẽ di chuyển vào phổi rồi nhanh chóng chuyển sang máu và từ máu di chuyển đến các cơ quan như gan, thận, não, cơ bắp, tim. Nặng hơn, hơi chì sẽ gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên. 
Chì tác động lên enzym làm con người bị rối loạn các chức năng ảnh hưởng trực tiếp đến tủy xương gây ung thư.

- Hơi thủy ngân

Thủy ngân trong sơn giúp bảo quản và chống nấm mốc. Khi hít phải hơi thủy ngân con người sẽ bị khó thở, sốt, viêm miệng, co giật nôn, viêm ruột. Hơi thủy ngân ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, suy hô hấp. Ngoài ra, khi hít quá nhiều hơi thủy ngân sẽ khiến rối loạn hệ thần kinh.

- Bột màu

Bột màu là thành phần không thể thiếu, trong đó bột màu cơ bản thông dụng nhất là titan dioxit (Ti2O) tạo màu trắng (65%), các bột màu vô cơ (33%) trong đó chủ yếu 27% là oxit sắt, oxit kẽm, kẽm bột, nhôm dạng nhão (paste), bột màu hữu cơ sử dụng với lượng nhỏ (2%). Màu vàng: sử dụng cromate kẽm, cromat chì. Bên cạnh bột màu là bột độn, loại thường được sử dụng là thạch cao, CaCO3, bột tan, đất sét… Lượng bột màu và bột độn sử dụng là khoảng 30-200kg/tấn sơn. Bột màu thải ra môi trường dưới dạng bụi nhỏ li ti, bay và dễ phát tán trong không khí, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, gây viêm loét. Khi ngấm vào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tuần hoàn máu, hệ thần kinh 

- Dung môi hữu cơ 

Dung môi hữu cơ hay còn gọi là VOC là thành phần được thải ra môi trường dưới dạng khí và lỏng trong quá trình phun sơn. 
Có hai loại dung môi gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường không khí là hơi dung môi toluene và xylen. 
Khi bị nhiễm độc VOC con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, tổn hại khả năng sinh sản, tổn thương đến gan, than, suy hô hấp, ung thư và viêm da. 
Vì dung môi có đặc điểm di chuyển trong một khoảng cách khá lớn nên vấn đề dung môi hữu cơ ngấm vào lòng đất và nước.

#3: XỬ LÝ KHÍ THẢI NGÀNH SƠN NHƯ THẾ NÀO?

Trước những mối nguy hiểm của sơn phun thì các doanh nghiệp cần có những biện pháp để xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Khí thải sau khi xử lý cần đạt QCVN19:2009/ BTNMT, cột B.
Khí thải ngành sơn thường sử dụng phương pháp hấp phụ
Tháp hấp thụ

Nguyên lý của quá trình xử lý khí thải ngành sơn như sau:
  • Tháp hấp thụ sử dụng vật liệu hấp phụ là than hoạt tính. Đối với than hoạt tính khi đã hấp phụ no, không còn hấp phụ được nữa thì ta có thể tái sinh và sử dụng lại chúng bằng phương pháp giải hấp nhiệt.
  • Trong môi trường nhiệt độ cao các dung môi hữu cơ tách khỏi bề mặt của than.
  • Đầu tiên là khí được hút vào hai cột tháp hấp phụ liên tiếp bằng quạt. Dòng khí vào trong tháp sẽ đi từ dưới lên đi qua vật liệu hấp phụ và đi ra ngoài qua ống khói.
  • Khi đã hấp phụ nhiều lần thì vật liệu hấp phụ sẽ trở nên bão hòa. Lúc này dòng hơi quá nhiệt sẽ được cấp vào hoàn nguyên vật liệu hấp phụ lúc đó sẽ tái sử dụng lại tránh hiện tượng lãng phí.
  • Hỗn hợp dòng hơi và khí thoát ra phía trên cột hấp phụ sẽ được dẫn đi qua bình ngưng và hóa lỏng cả hơi lẫn VOC ở hai pha riêng rẽ. VOC nhẹ nổi ở trên sẽ được thu hồi, còn nước ở dưới được dẫn tới bộ phận đun nước sôi để tái sử dụng. Sau khi hoàn nguyên bằng nhiệt, vật liệu hấp phụ cần được làm nguội trước khi đưa vào sử dụng lại. Lượng nước ngưng tụ trong quá trình nhả hấp sẽ được đưa tới hệ thống xử lý nước thải.
  • Sau mỗi mẻ hấp phụ, hệ thống tự động thay đổi vị trí của các van của các cột. Các cột không di chuyển chỉ có hệ thống đường ống di chuyển. Cột 1 đã hấp phụ nhiều VOC sẽ trở thành cột tái sinh cột 2 hấp phụ ít trở thành cột 1, cột 3 vừa được tái sinh trở thành cột 2.
hệ thống xử lý khí thải sơn

Công ty TNHH công nghệ môi trường Nhiệt Đới chuyên cung cấp các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải tùy thuộc theo quy mô từng ngành nghề như thiết bị cyclone, thiết bị lọc bụi túi vải
Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

Xử lý khí thải ngành sản xuất xi măng

#1: Tình hình sản xuất xi măng tại Việt Nam

Xi măng Việt Nam là ngành công nghiệp có lịch sử phát triển từ rất lâu, đến nay đã hơn 100 năm. 
Một số thương hiệu xi măng nổi tiếng của Việt Nam như: xi măng Bút Sơn, xi măng Nghi Sơn, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Hà Tiên, xi măng Tam Điệp…
Theo định hướng quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam, tổng công suất đến năm 2025 là 121 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng xi măng đang tăng lên hàng ngày do quy hoạch nhà ở, cầu đường ngày càng được chú trọng. 
Mặt khác, nước ta rất dồi dào về nguyên liệu (đá vôi, đá sét, phụ gia), là một nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiếp thu những công nghệ dây truyền đang phát triển.
Sản xuất xi măng


#2: Các sản phẩm chính từ sản xuất xi măng

Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng bao gồm rất nhiều chủng loại, nhưng có ba chủng loại chính đó là:
  • Clinker xi măng Porland: là sản phẩm được nung đến kết khối của hỗn hợp nguyên liệu đã được nghiền mịn và đồng nhất. Thành phần chính bao gồm : đá vôi: 75 – 80%, đất sét: 20 – 25%, các loại phụ gia khác .
  • Xi măng Porland (PC): là chất kết dính bền nước, được sản xuất bằng cách nghiền mịn clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết.
  • Xi măng Porland hỗn hợp (PCB): là chất kết dính bền nước được sản xuất bằng cách nghiền mịn clinker xi măng Porland với một lượng thạch cao cần thiết và phụ gia không quá 40% (phụ gia lười không quá 20%, phụ gia công nghiệp không quá 1%)

#3: Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng 

Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng bao hoặc phụ gia bảo quản nhưng không làm ảnh hưởng xấu tới tính chất của xi măng, vữa, bê tông. 
Xi măng Porland được sản xuất theo các mác sau: PC30; PC40; PC50 trong đó: 
  • PC: là ký hiệu cho quy ước xi măng Porland
  • Các trị số 30; 40; 50 là cường độ chịu nén của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn tính bằng N/mm2 (MPa), xác định theo TCVN 6016: 1995 (ISO 679: 1989)

#4: Thành phần khí thải ngành sản xuất xi măng và biện pháp xử lý

Quy trình sản xuất xi măng - Tham khảo quy trình của nhà máy xi măng Tam Điệp

Ô nhiễm không khí ngành sản xuất xi măng

  • Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt.
  • Từng giai đoạn sản xuất xi măng như vận chuyển nguyên liệu, đập nghiền sàng nguyên liệu, nung nhiên liệu ở nhiệt độ cao, đóng gói và vận chuyển khi hoàn thành sản phẩm… đều sinh ra một lượng bụi đáng kể. Các hạt bụi có kích thước khác nhau và có khả năng lan tỏa nhiều trong không khí, có khi phát tán đi rất xa, xa lắng xuống nước , lâu dần làm hỏng đất trồng, suy thoái hệ thực vật.
  • Bụi chủ yếu là bụi than, đá sét, đá vôi, thạch cao
  • Bụi xi măng rất mịn ( cỡ hạt nhỏ hơn 3µ), lơ lửng trong khí thải, khi hít dễ gây bệnh về đường hô hấp, Đặc biệt, khi hàm lượng SiO2 tự do hơn 2% có khả năng gây bệnh về phổi.

Biện pháp xử lý khí thải và bụi xi măng

  • Đối với các khí độc tạo ra bởi quá trình nung, trước tiên cho qua hệ thống giải nhiệt, dập bụi, sau đó qua hệ thống tháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Phương pháp này rất hiệu quả và tiết kiệm kinh phí do vật liệu hấp phụ là than hoạt tính có những tính chất đặc biệt mang lại hiệu xuất hấp phụ cao. Bề mặt hấp phụ có thể được hoàn nguyên sau khi đã bị bão hòa
Tháp hấp phụ với than hoạt tính (kiểu đứng)
  • Đối với bụi xi măng, đây là dạng bụi mịn và khô. Trước tiên sẽ có quạt hút để đưa bụi đến với hệ thống xử lý. Ở đây, đặt thiết bị lọc bụi bằng túi vải. Tùy theo lượng bụi phát sinh, kích cỡ hạt bụi sẽ đặt số lượng túi vải và kích thước vải lọc khác nhau. Phương pháp có hiệu quả lọc bụi trên 80%
Hệ thống lọc bụi túi vải
Công ty TNHH công nghệ Nhiệt Đới chuyên thiết kế, thi công và cung cấp các hệ thống xử lý nước thải, khí thải tùy theo ngành công nghiệp khác nhau. 
Các doanh nghiệp có nhu cầu liên hệ qua hotline: 0985025566 để được những chuyên gia của đơn vị chúng tôi tư vấn miễn phí!

Mức độ phát sinh ô nhiễm môi trường không khí của một số ngành công nghiệp

Các ngành công nghiệp ngày càng được chú trọng và phát triển ở Việt Nam. Sự phát triển này bao gồm cả sự đa dạng của các ngành công nghiệp cùng quy mô và số lượng các nhà máy. Rất nhiều nguồn vốn lớn đổ vào các nhà máy, khu công nghiệp ở Việt Nam. Kèm theo đó là hậu quả lớn cho môi trường. Vậy cùng tìm hiểu mức độ phát sinh ô nhiễm môi trường không khí của một số ngành công nghiệp.
Xử lý khí thải là tiền đề của việc phát triển bề vững

#1. Ngành sản xuất điện

Ngành điện của nước ta bao gồm: 
  • Thủy điện chiếm 66%, đây là ngành không gây ô nhiễm môi trường khí nhưng tiềm ẩn khả năng biến đổi môi trường do nó gây biến đổi sinh thái vùng hồ chứa nước và thủy vực vùng hạ lưu.
  • Nhiệt điện: 21% , hiệu xuất của ngành nhiệt điện rất cao, nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí.
  • Tuabin khí và điezen: 13%, tuy chiếm 13% nhưng nó không được phổ biến lắm tại Việt Nam.
Đối với nhiệt điện, các nhà máy thường dùng than để làm nhiên liệu đốt tạo ra năng lượng điện. Trung bình mỗi nhà máy nhiệt điện tiêu thụ gần 480.000 tấn than và thải ra khí quyển 6.713 tấn khí SO2; 2.724 tấn NOx; 277,9 × 103 tấn CO2 và 1491 tấn bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn nhưng việc khắc phục còn rất khó khăn và tốn kém. Các nhà máy dùng dầu F.O làm nhiên liệu chủ yếu tập trung ở phía nam .Nguồn khí thải chủ yếu là CO và SOx do trong dầu F.O hàm lượng lưu huỳnh rất cao (tới 3%).
Với các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn gây ô nhiễm không khí chỉ là CO2, NO2.

#2. Ngành khai thác dầu khí

Dầu khí cũng là một ngành khá phát triển ở Việt Nam do lợi nhuận đem lại của ngành là rất lớn. Tuy nhiên, khi khai thác dầu khí thường gây ô nhiễm môi trường không khí là do việc đốt bỏ khí đồng hành và những sự cố dò rỉ khí đốt trên các tuyến vận chuyển, sử dụng.

#3. Công nghiệp sản xuất hóa chất

Ngành hóa chất là một ngành phát triển rất rộng rãi, tuy nhiên đây là một ngành gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí.
  • Sản xuất phân hóa học: nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi, sau đó là hơi SO2 và flua nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH3, CO2 nếu là sản xuất phân đạm.
  • Thuốc trừ sâu: các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu ở nước ta có hai dạng chính là thuốc trừ sâu dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính cao. Trong quá trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi vào không khí gây ô nhiễm môi trường khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột và hột bay vào môi trường không khí. Tuy khối lượng không nhiều nhưng khí thải của các xí nghiệp này rất độc hại nên cần đặc biệt chú ý.
  • Bên cạnh đó là các nhà máy có dây chuyền sản xuất có công đoạn xút – clo, tại những cơ sở này, hơi Clo được thải bỏ tự do vào không khí là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. SO2 từ công nghệ sản xuất axitsunfuric; clo từ công nghệ điện phân muối ăn.

#4. Ngành công nghiệp luyện kim

Cả nước chỉ có một nhà máy luyện gang từ quặng sắt ở Thái nguyên, nhà máy này vừa luyện gang và luyện cốc, khí thải của nhà máy chứa nhiều CO, CO, SOx, NH3 và bụi…Hiện nay nhà máy sản xuất với năng suất rất thấp. 
Công nghiệp luyên kim
Khi hoạt động, lò luyện thường làm ô nhiễm khu xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trong khí thải của lò, lượng CO cho tới 15% – 20% (thể tích); H2 chiếm 0.5% - 35%. Tải lượng bụi trung bình tính theo thành phẩm là 6-9Kg/tấn thép hay 3~10g/m3 khí thải. Thành phần chủ yếu của bụi là oxit sắt, ngoài ra còn có oxít mangan, canxi, magiê… 
Đây đang là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất ở các khu công nghiệp, chưa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt dầu FO thải ra môi trường các loại khí độc hại đặc trưng.

#5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

A. Sản xuất xi măng

Hiện chúng ta đang có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Bao gồm hai công nghệ chính là xi măng lò đứng công suất thấp, chất lượng thấp, sản xuất thô sơ và xi măng lò quay có công suất và chất lượng cao. 
Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt. 
Hiện tại, vấn đề ô nhiễm môi trường do bụi và khói ở một vài nhà máy xi măng vẫn đang chưa được giải quyết.

B. Sản xuất gạch đất nung

Tại các cơ sở công nghiệp lớn, gạch đất nung trong các lò tuy-nen dùng nhiên liệu là dầu DO hay FO, các nhà máy này phát thải vào không khí chất gây ô nhiễm do đốt dầu vẫn đang tồn tại, còn chưa được giải quyết triệt để. Chất gây ô nhiễm là tro bụi, CO2, SOx.
Tại các lò gạch thủ công dùng trấu, củi, than làm ô nhiên liệu,do đặc tính công suất nhỏ, ở rải rác nên khí thải chứa tro bụi, CO2 ảnh hưởng tới các nhà dân lân cận. 
Khi tập trung thành các làng nghề thì vấn đề sẽ trở nên bức xúc hơn.

# 6. Công nghiệp sản xuất gạch gốm, đồ gốm sứ

Các nhà máy sản xuất gạch ceramic có nguồn phát thải lớn chất gây ô nhiễm vào không khí là tháp sấy Kaolin và lò nung. Trong khí thải thường chứa: CO, CO2, Fluor, SOx…
Lò nung thải khí thải đốt nhiên liệu dầu mỏ trừ các xí nghiệp có lò nung dùng gaz. Bụi từ dây chuyền cân trộn nghiền cao line và phụ gia.

#7. Công nghiệp sản xuất gỗ

Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 3 thị trường lớn và rất khó tính thì hàng của chúng ta đã có được những vị thế nhất định, trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì Mỹ chiếm trên 20%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 24%.
Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn. Sản xuất gỗ thường theo làng nghề, xưởng sản xuất còn lạc hậu, quá trình sản xuất gỗ cưa, xẻ, phay, bào… tạo ra rất nhiều bụi có kích thước hạt khác nhau, ô nhiễm không khí trong ngành này là bụi. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của người lao động. 
Để giảm hiệu quả bụi, hơi, khí độc thì các đơn vị sản xuất cần có biện pháp áp dụng những công trình, hệ thống xử lý. 
Công ty TNHH công nghệ môi trường Nhiệt Đới có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!

Tháp hấp phụ và tháp hấp thụ xử lý khí thải ngành nhiệt điện

#1: Thành phần khí thải ngành nghiệt điện

Năng lượng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta, nhu cầu về năng lượng điện ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng theo thời gian. Do hiện nay, công nghiệp hóa hiện đại hóa được đẩy mạnh rất nhiều, các máy móc thô sơ đều được thay bằng các máy móc hiện đại, năng lượng cần cho các máy móc chủ yếu là điện. Điện được tạo ra từ thủy điện và nhiệt điện. Trong đó thì nhiệt điện chiến vai trò chủ đạo 48- 52% tổng sản lượng điện. Đáp ứng nhu cầu ngành điện, nhiệt đốt than được ưu tiên, lựa chọn và phát triển vì nguồn nguyên liệu ổn định, chi phí xây dựng thấp và thời gian thi công nhanh hơn so với thủy điện. Nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất nhiệt điện hiện nay là than, dầu và khí tự nhiên. 
Đặc biệt, do Việt Nam có nguồn tài nguyên về than đá khá dồi dào. Nên việc sử dụng than đá làm nguyên liệu là một phương pháp tối ưu về kinh tế. Tuy nhiên, đặc trưng của chất thải nhà máy nhiệt điện đốt than chủ yếu phụ thuộc vào thành phần và tính chất của nhiên liệu.
Quá trình đốt than tạo năng lượng
Nguồn nguyên liệu chính được sử dụng cho quá trình sản xuất là than antraxit - loại than có hàm lượng tro cao, khí đốt tạo ra năng lượng khói lớn nên khí thải nhà máy nhiệt điện có những đặc tính như sau:
  • Khói thải được tạo ra chủ yếu từ quá trình đốt than trong lò hơi, với lưu lượng rất lớn chủ yếu mang theo tro bụi và một số chất khí ô nhiếm như SO2, NOX, CO, CO2, dioxin, furan, VOC, hơi thủy ngân…
  • Ngoài ra còn có khí thải các phương tiện giao thông đi lại trong nhà máy, HCHC bay hơi rò rỉ từ đường ống dẫn.

#2: Tác hại và phương pháp xử lý khí thải ngành công nghiệp nhiệt điện

  • Khí thải phát tán trong môi trường có thể kéo dài đến hàng km, gây thiệt hại đến mùa màng và hoa màu của người dân
  • Khí thải nhiều SO2 dễ kết hợp với nước tạo nên hiện tượng mưa axit làm ăn mòn các công trình sắt, gây dị ứng da.
  • Khi con người hít phải sẽ gây suy hô hấp, các bệnh về mũi, phế quản viêm phổi và ung thư phổi…
  • Làm mất mỹ quan thiên nhiên, đặc biệt, khi vào mùa hè oi bức, sẽ làm cho bầu không khí càng thêm ngột ngạt và khó chịu.
Dòng khí thải nhà máy nhiệt điện dùng than chứa hàm lượng SO2, NOx, CO cao nên thường dùng phương pháp hấp thụ để xử lý (chất hấp thụ có thể là nước, sữa vôi). Ngoài ra, trong dòng khí thải còn có dioxin, furan, VOC, hơi thủy ngân…biện pháp sử dụng tháp hấp phụ với vật liệu than hoạt tính rất hiệu quả cao kèm theo chi phí thấp do có thể hoàn nguyên vật liệu hấp phụ khi đã bão hòa.
Tháp hấp phụ xử lý khí thải
 Tháp hấp thụ xử lý khí thải
Tháp hấp thụ xử lý khí thải

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ