Nước dưới đất (nước ngầm) là nguồn nước hiện nay không những người dân mà các cơ sở, nhà máy, đặc biệt ở những khu vực chưa được cung cấp nước sạch thường xuyên sử dụng và khai thác. Chúng ta vẫn thường biết dưới tên gọi nước giếng khoan, hay nước giếng đào. Nguồn nước dưới đất là nguồn tự nhiên và được coi là nước sạch, tuy nhiên việc khai thác, sử dụng một cách tùy tiện, bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất và hệ lụy đến các lớp địa tầng. Do đó, cần phải có sự chú trọng từ việc xây dựng công trình khai thác, hành lang bảo hộ và cả chế độ khai thác, đặc biệt với những đơn vị sử dụng với lưu lượng khai thác lớn.
1. KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT LÀ GÌ?
“Khai thác nước dưới đất” là việc sử dụng nguồn nước từ lòng đất dùng cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, với lưu lượng nhất định hoặc ở một số vùng địa hình bất lợi cho mạch nước ngầm thì phải xin giấy phép khai thác nước dưới đất
2. ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Các trường hợp phải xin phép khai thác nước dưới đất:
+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng nước ngầm tại những khu vực có đặc điểm địa chất yếu, dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng mạch nước ngầm.
+ Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất có quy mô lớn hơn 10m3/ngày. đêm, có chiều sâu khoan lớn hơn 20m.
3. LẬP HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT NHƯ THẾ NÀO?
1- Thu thập thông tin
+ Các thông tin chung về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế, xã hội, tình hình phát triển khu vực
+ Các thông tin về việc khảo sát, đo đạc địa chất, thủy văn, các tầng chứa nước khu vực và lân cận.
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất (không quá 3 tháng cho tới thời điểm nộp hồ sơ)
2- Các chuyên đề cần nghiên cứu, đánh giá
+ Đánh giá chất lượng nguồn nước khai thác.
+ Đánh giá tình trạng sử dụng nước, nhu cầu sử dụng nước và tính thiết yếu của việc phải sử dụng việc khai thác nước nhằm cung cấp nước cho hoạt động
+ Đánh giá các cơ sở thực hiện bảo vệ nguồn nước trong quá trình khai thác
+ Đề ra chương trình quan trắc chất lượng nước.
3- Nội dung báo cáo/đề án khai thác nước
Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá, đề xuất, nội dung Báo cáo khai thác nước dưới đất (với trường hợp đang khai thác) và Đề án khai thác nước (trường hợp chưa khai thác) được thực hiện theo biểu mẫu kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT.
4. TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN XIN GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT?
Doanh nghiệp nằm trong danh mục phải xin giấy phép khai thác nước nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đến 230.000.000 theo Nghị định 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ TƯ VẤN VỀ CÁC THỦ TỤC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG - 0985 02 55 66 (Mr Hiền)