Tư vấn xin giấy phép khai thác tài nguyên nước


Ở Việt Nam, Việc khai thác và sử dụng nguồn nước mặt và nước dưới đất khá phổ biến đối với nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp... Có một số lý do điển hình như sau:
  • Khu vực chưa có nguồn nước máy
  • Khu vực có địa hình hiểm trở hoặc cách xa các trạm cấp nước máy hoặc khó khăn trong việc xây dựng và chi phí lớn đối với nước máy.
  • Khu vực có chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm khá tốt
  • Chi phí sử dụng nước máy là quá lớn

I. Đối tượng phải xin giấy phép khai thác tài nguyên nước 

Mọi tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác sử dụng nước dưới đất (giếng khoan, giếng đào), nước mặt (sông, suối, hồ, đập…) thì phải xin giấy phép khai thác tài nguyên nước.
  • Công trình khai thác nước dưới đất là hệ thống gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m.
  • Công trình khai thác nước mặt bao gồm hồ chứa, đập dâng, đập tràn, kênh dẫn nước, cống, trạm bơm khai thác nước mặt.
>Xem thêm: Doanh nghiệp bạn có đang khai thác nước dưới đất đúng cách
 Tư vấn xin phép khai thác tài nguyên nước
Tư vấn xin giấy phép khai thác tài nguyên nước 

II. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:

  • Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
  • Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
  • Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
  • Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
  • Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.
  • Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản trên và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

II. Quy trình thực hiện hồ sơ xin giấy phép khai thác tài nguyên nước

  • Khảo sát, thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực chịu ảnh hưởng của việc khai thác nước.
  • Xác định thông số về các đặc điểm địa chất thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước.
  • Lấy mẫu nước trước và sau xử lý đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm
  • Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000.
  • Tính toán dự báo mực nước hạ thấp.
  • Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
  • Lập đề án và trình nộp cơ quan chức năng xin cấp phép.
  • Đơn vị thụ lý hồ sơ thành lập đoàn đi kiểm tra thực tế
  • Chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của đoàn đi kiểm tra
  • Nộp lại hồ sơ (bổ sung hồ sơ) chờ kết quả thụ lý. Nếu hồ sơ không đạt theo yêu cầu, sẽ phải thực hiện lại hồ sơ từ đầu.
Xin giấy phép khai thác nước là công việc đòi hỏi kiến thức chuyên ngành sâu về môi trường, địa chất, thủy văn, công nghệ xử lý nước và luật pháp liên quan như bộ Luật tài nguyên nước, luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật... 
Theo quy định, Chủ doanh nghiệp phải lựa chọn các đơn vị có chức năng thực hiện hồ sơ này. Ngoài ra lợi ích của doanh nghiệp khi thuê tư vấn gồm tiết kiệm thời gian và tránh các sai sót gây thiệt hại không đáng có do không chuyên sâu.
Để lại thông tin tại Biểu mẫu hoặc liên hệ ngay để được tư vấn khai thác nước nhanh chóng,tránh các sai xót không cần thiết!