Xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

I. Đối tượng lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước


Theo thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh và cấp lại giấy phép tài nguyên nước, đối tượng phải lập hồ sơ xả thải vào nguồn nước gồm: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà thương mại, văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng khám, khách sạn, nhà hàng… có xả thải nước vào các nguồn nước với lưu lượng trên 5 m3/ngày đêm. 
Tuy nhiên một số ngành đặc trưng có lưu lượng xả thải dưới 5 m3/ngày đêm vẫn phải thực hiện xin cấp giấy phép như sau:
  • Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
  • Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
  • Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
  • Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
  • Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
  • Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
  • Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
Ghi chú: Giấy phép xả thải là một trong những giấy tờ môi trường cần thiết trong một doanh nghiệp, nên hãy xem xét kỹ lưỡng xem doanh nghiệp của quý vị có cần thiết phải làm hồ sơ này không nhé!

II. Quy trình thực hiện để cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước


  • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. 
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường. 
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước. 
  • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu. 
  • Lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm 
  • Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
  • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải) 
  • Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải), chế độ thủy văn. 
  • Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội. 
  • Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm. 
  • Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm 
  • Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải. 
  • Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước. 
  • Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000. 
  • Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu. 
  • Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt Đề án xả nước thải.
Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải
Phân tích nước thải trước khi xả thải ra môi trường
Để lại thông tin tại Biểu mẫu hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ xả thải vào nguồn nước nhanh nhất!