#1: Đối tượng lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà thương mại, văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng khám, khách sạn, nhà hàng, v.v.. xả thải với lưu lượng vượt quá 5 m3/ngày đêm đều phải lập hồ sơ đăng ký, xin phép xả nước thải vào nguồn nước (căn cứ mục 3 điều 16 nghị định 201/21013/NĐ-CP).Giấy phép xả thải vào nguồn nước |
#2: Tại sao các đối tượng phải lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải/khai thác nước?
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh không có giấy phép xả nước thải theo quy định của pháp luật sẽ phạt tiền từ 20 triệu đến 250 triệu đồng theo Điều 12 nghị định 142/2013/NĐ-CP.
#3: Mô tả công việc lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải
- Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm và phát sinh nước thải;
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
- Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước;
- Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu;
- Lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm;
- Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
- Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải );
- Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn;
- Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội;
- Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm;
- Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm;
- Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải;
- Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước;
- Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000;
- Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt
Lấy mẫu phân tích |
Bản đồ xả thải vào nguồn nước |
#4: Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại khoản 1 điều 33 nghị định 201/2013/ NĐ-CP ngày 27/11/2013 bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải;
- Đề án hoặc báo cáo xả nước thải;
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước, sau xử lý và nguồn nước tiếp nhận;
- Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Chú ý: Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
#5: Phạm vi tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép được quy định cụ thể tại điều 29 nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 cụ thể:
- Cục quản lý tài nguyên nước thuộc BTNMT tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyển của BTN (Hồ sơ cấp Bộ được quy định tại khoản 1 điều 28 nghị định 201/2013/NĐ-CP).
- Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyển UBND tỉnh (Hồ sơ cấp Sở quy định tại khoản 2 điều 28 nghị định 201/2013/NĐ-CP).
Giấy phép xả thải vào nguồn nước |
Mọi thông tin chi tiết liên hệ: