Thiết bị lọc bụi bằng cyclone

Bên cạnh các phương pháp lọc bụi bằng túi vải hay phương pháp lọc bụi quán tính thì thì phương pháp lọc bụi ly tâm kiểu đứng với cyclone được coi là phương pháp xử lý đơn giản, hiệu quả và được sử dụng phổ biến.
Phương pháp phù hợp với các loại bụi có kích thước khác nhau. Tuy nhiên với một cyclone đơn lọc hiệu quả với bụi từ 15 micromet đến 20 micromet. Đối với bụi có kích thước nhỏ hơn dưới 10 micromet đến 5 micromet có thể cải tiến cyclone bằng cách lọc tuần hoàn lần 2 hoặc ghép với một thiết bị lọc bụi khác. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả lọc bụi có thể ghép nhiều cyclone theo cách song song hoặc nối tiếp nhau.

#1: Thiết bị cyclone ứng dụng vào ngành nào?


Lọc bụi bằng cyclone được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất bột giấy, thức ăn gia súc, xi măng, sản xuất phân bón, quá trình say đập, nghiền sàng…

#2: Cấu tạo của thiết bị cyclone 


Thiết bị lọc bụi ly tâm kiểu đứng thường được gọi là xiclon hay cyclone. Thiết bị này có cấu tạo rất đa dạng, nhưng về nguyên tắc cơ bản gồm các bộ phận như hình dưới đây:




                                        1-  Cửa khí vào                     4- Ống xả bụi
                                        2- Thân hình trụ đứng           5- Ống thoát khí sạch
                                        3- Phễu chứa bụi                  6- Van để xả bụi

#3: Cơ chế hoạt động của thiết bị cyclone

  • Bụi theo đường ống dẫn đi vào cửa vào của thiết bị.
  • Sau đó, luồng không khí chứa bụi đi vào thân cyclone theo phương tiếp tuyến với thân cyclone ở phần trên rồi xoáy xuống dần gặp phần ống hình phễu. Quạt hút giúp cho bụi đi theo chiều xoắn ốc
  • Bụi dưới tác dụng của lực ly tâm nên bị văng vào thành ống mất dẫn vận tốc và rơi xuống dưới.
  • Dòng xoáy chứa khí sạch thu dần đường kính xoáy và hướng lên phía trên đi ra ngoài theo ống trụ giữa thoát ra ngoài theo cửa thoát khí.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị cyclone

#4: Ưu nhược điểm của thiết bị cyclone

+ Ưu điểm của cyclone

  • Cấu tạo đơn giản
  • Làm việc với môi trường nhiệt độ cao
  • Bụi thu gom ở dạng bụi khô
  • Trở lực ổn định
  • Hiệu suất cao
  • Vận hành đơn giản. 

+ Nhược điểm của cyclone

  • Hiệu suất giảm với bụi có kích thước < 5 μm
  • Không thể thu hồi hay sử dụng thiết bị khi xử lý bụi kết dính
Thiết bị cyclone xử lý bụi gỗ
Thiết bị cyclone
Hãy gọi điện cho chúng tôi ngay để được tư vấn và lắp đặt nhanh nhất!




Những thói quen xấu nơi công sở, bạn có mắc phải không?

Có những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng nếu bạn không chú ý sẽ dễ biến thành thói quen xấu, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bản thân. Chúng tôi tổng hợp lại một số thói quen phổ biến nơi làm việc và bí quyết để thay đổi chúng.

#1: Lập kế hoạch công việc kém hiệu quả

Đã bao giờ bạn dành một tiếng khi làm việc để tự hỏi xem ngày hôm nay đã làm những gì, còn công việc gì tồn đọng? Có rất nhiều người khi rời khỏi văn phòng vào lúc 5h chiều thực sự không biết họ cần phải làm điều gì đầu tiên vào sáng hôm sau.
Làm việc mà không có kế hoạch sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn hay thậm chí không thể bước tới đích đến cuối cùng của con đường thành công. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn lập kế hoạch ngày hôm sau trước khi bạn rời khỏi văn phòng.
Lập kế hoạch làm việc sẽ tăng hiệu quả làm việc

#2: Dành cả ngày để trả lời email

Việc trả lời tất cả email tưởng chừng như tạo cảm giác bạn đang làm được nhiều việc trong ngày, nhưng thực ra việc này không hiệu quả. Theo Valerie Frederickson, CEO & người sáng lập của Valerie Frederickson & Co thì “Bạn cảm thấy như bạn đang là một anh hùng bởi vì đang đối phó với tất cả các email được gửi đến. Nhưng nó sẽ chẳng giúp ích gì nhiều trong việc đạt được mục tiêu của bạn".

#3: Mang việc nhà đến công ty

Khi đến công sở, hãy dành tròn thời gian để tập trung vào công việc. Có như vậy mới khiến bạn đạt được hiệu quả và hiệu suất mong muốn. Bạn không thể tập trung nếu cứ thỉnh thoảng lại gọi điện cho chồng con, buôn chuyện với bạn bè hay ăn uống. Như vậy, bạn sẽ còn bị đánh giá thấp trong mắt sếp và đồng nghiệp.

#4: Chậm trễ trong các cuộc họp

Những người chỉ cần đến họp muộn 5 hoặc 10 phút cũng có thể gây ra một "hiệu ứng domino". Các cuộc họp sau đó có thể bị lùi lịch hoặc hủy bỏ vì không đủ thời gian. Và những người có mặt đúng giờ sẽ cảm thấy mình đang lãng phí thời gian một cách vô ích.

Cuộc họp diễn ra suôn sẻ

#5: Không chăm sóc sức khỏe bản thân

Công việc bận rộn thường khiến chúng ta bị cuốn vào guồng làm việc mà lơ là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình. Sức khỏe suy giảm cũng đồng nghĩa với hiệu suất làm việc đi xuống. Hãy tập cho bản thân thói quen ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao và quan tâm đến sức khỏe bản thân.

#6:Tham công tiếc việc

Có thể bạn bị ám ảnh bởi công việc, muốn mọi thứ đều phải được hoàn thành. Tuy nhiên điều này không tốt chút nào. Việc thường xuyên tiếp tục làm việc khi đã rời khỏi cơ quan có thể khiến sức khỏe bạn bị ảnh hưởng, làm giảm hứng thú trong công việc. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi, thư giãn hoặc tìm niềm vui với bạn bè. Có như vậy, bạn mới có được động lực làm việc tốt hơn.

#7: Sử dụng ngôn ngữ hài hước không đúng lúc


Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng hài hước tại công sở sẽ tạo ra nhiều hiệu quả có lợi cho mọi người. Song không phải tất cả các hài hước đều là những hài hước tốt. Đồng nghiệp của bạn có thể sẽ không đánh giá cao khiếu hài hước của bạn, nhất là với những câu chuyện cười nhắm mục tiêu phân biệt chủng tộc hay liên quan đến chủ đề nhạy cảm như chính trị và tôn giáo. Hãy đưa những sự hài hước và vui vẻ thích hợp đan xen vào những công việc nghiêm túc mà không gây tổn hại cho người khác hay làm huỷ hoại công ty.

#8: Không chăm lo đến công việc

Thành quả, kết quả làm việc chính là thứ thể hiện khả năng, là bộ mặt của bạn. Nếu bạn không làm tốt công việc của mình thì sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi môi trường công sở. Vì vậy, hãy cho thấy rằng bạn tự hào về công việc của mình bằng cách luôn thể hiện khả năng của bản thân và làm tốt nhất công việc của bạn.

Nguồn: Theo Career Link

Nhà tuyển dụng yêu thích nhất những tính cách nào của nhân viên

Khi tuyển dụng nhân viên mới, nhà quản lý nhân sự điển hình thường xem qua hồ sơ của ứng viên để xác định tính cách nhân viên , nhất là dấu hiệu của “sự khéo léo” – thông qua điểm số trung bình (GPA) cao hay tài hùng biện trong thư xin việc.
"Sự khéo léo" được nhìn thấy như một điều kiện cần thiết để cạnh tranh và chiến thắng trong thời đại kinh tế tri thức. Tuy nhiên, các công ty cần nhiều hơn ngoài kiến thức chuyên môn. Họ cần tuyển dụng nhân viên có tư duy thị trường – những người có thể suy nghĩ trên từng bước đi và thể hiện niềm đam mê của họ để mang đến những giải pháp sáng tạo cho nhiều thử thách mới trong thị trường siêu cạnh tranh hiện tại.
Dưới đây là 6 tính cách nhân viên mà các nhà quản lý nhân sự ở Mỹ mong muốn khi tuyển dụng nhân viên cho công ty mình:
Kiên cường
Ứng viên của bạn có tìm thấy cơ hội trong nghịch cảnh? Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Khi đủ mọi thách thức đến với các công ty, tính cách nhân viên kiên cường khi đối mặt với nghịch cảnh và biến nó thành lợi thế của mình là sự khao khát mà tất cả công ty mong muốn nhân viên của mình phát huy.
Khi tuyển dụng, tìm những ứng viên với khả năng điều chỉnh nghịch cảnh. Khi đó mỗi khó khăn mà họ gặp phải không những không làm họ yếu đi mà còn là một cơ hội để họ đổi mới và phát triển.
Tiết kiệm
Ứng viên có thể làm được nhiều hơn với ít thời gian hơn không? Tiêu dùng tiết kiệm và  đóng góp những  phương pháp để giảm thiêu chi phí hiệu quả khi tham gia vào công ty – nhấn mạnh việc cần phát triển những sản phẩm và các dịch vụ phù  hợp và thân thiện với môi trường.
Để cạnh tranh và thắng thế trong môi trường khan hiếm tài nguyên như hiện nay, các công ty cần những nhân viên giàu trí tưởng tượng – những người có thể cung cấp nhiều giá trị hơn bằng cách sử dụng ít tài nguyên hơn. Ví dụ, một ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý sản xuất phải có thể tìm được những cách hiệu quả để giảm lượng điện tiêu thị trong các nhà máy mà anh ấy/cô ấy làm việc.
Linh hoạt:
Ứng viên có thể suy nghĩ và hành động một cách linh hoạt để đáp ứng với một kết quả không như dự đoán? Để phát triển trong môi trường thay đổi không ngừng, các công ty cần những nhân viên là bậc thầy của sự linh hoạt.
Các quản lý nhân sự cần kiểm tra khả năng của các ứng viên để thách thức những suy nghĩ thông thường, xem ai trong số họ có thể đáp ứng khéo léo trong mọi tình huống:
- Đưa ra những lời đề nghị hoàn toàn mới.
- Thử nghiệm với nhiều cách khác nhau để đạt được mục tiêu
- Phản hồi một cách nhanh chóng khi hoàn cảnh thay đổi
- Ứng biến các giải pháp mới và chỉnh sửa kế hoạch nhanh chóng
Và các nhân viên mới của bạn có thể sẽ thực hiện các nhiệm vụ mà không cần sự giám sát.
Đơn giản
Ứng viên có thể giữ mọi thứ đơn giản, không làm quan trọng hoá vấn đề?
Mệt mỏi vì sự phức tạp, những nhà tiêu dùng thường nhấn mạnh các công ty nên đơn giản hóa các sản phẩm và dịch vụ để họ có thể dễ tiếp cận hơn. Kết quả là, các công ty cần phải tìm kiếm các kỹ sư thiết kế tạo ra những sản phẩm “đủ tốt” nhưng thân thiện với người sử dụng hơn là những sản phẩm công nghệ cao quá phức tạp để sử dụng.
Tương tự như vậy, họ cần tuyển dụng những nhân viên có thể đơn giản hóa việc tương tác với khách hàng để cung cấp những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Đồng cảm
Ứng viên có sự đồng cảm, hướng đến lớp khách hàng có thu nhập thất? Kinh tế khủng hoảng, những người có thu nhập cao bị thu hẹp đáng kể, chuyển hướng đối tượng khách hàng tiềm năng có thu nhập thấp là cách tốt nhất để cân bằng và tồn tại.
Nhiều công ty cố gắng thuyết phục những người tiêu dùng kém tài chính nhân ra giá trị sản phẩm hiện tai. Những khách hàng mới này thường có những nhu cầu đặc biệt- mong muốn được thoã mãn nhu thông qua các sản phẩm mới, phương thức tiếp thị khác biệt và mô hình kinh doanh mới hoàn toàn. Để đáp ứng hết tất cả các điều trên, bắt buộc tính cách nhân viên của công ty phải biết đồng cảm, đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu thật sự tất cả mong muốn.
Đam mê
Ứng viên sẽ đi theo trái tim thay vì chỉ đi theo lý trí? Như Dan Pink đã lập luận trong cuốn A Whole New Mind, rằng tuyến não trái, phân tích, suy nghĩ như máy tính – điều khiển bởi cái chúng ta gọi là “suy nghĩ” – là không đủ để giúp chúng ta giải mã, điều chỉnh, làm cho thế giới của chúng ta ngày càng phức tạp và mơ hồ.
Lúc thế giới trở nên quá phức tạp để chúng ta có thể nắm bắt! Thành công trong môi trường không rõ ràng này, các công ty nên tìm kiếm những ứng viên “dũng cảm” đi theo trái tim hơn là suy nghĩ của họ.
Khi đam mê thật sự là một phần của tính cách nhân viên. Họ sẽ có can đảm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tin tưởng vào trực giác của mình và kiên trì với những gì họ làm, tin tưởng vào họ đang theo đuổi đến cùng.
Thu Hiền (tổng hợp)

"Thực tập sinh" có ý nghĩ như thế nào với doanh nghiệp và ứng viên mới ra trường

“Thực tập sinh” hiện nay đã trở nên phổ biến hơn trong các công ty và trên thị trường lao động. Là một sinh viên, trải qua một thời gian thực tập tại các công ty/doanh nghiệp là một trong những trải nghiệm quan trọng giúp họ có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, đặc biệt là cơ hội được làm việc trong môi trường thực tế. 
Vậy đối với doanh nghiệp, một chương trình thực tập sinh sẽ mang lại lợi ích gì?  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được điều đó ngay sau đây:

# 1. Hỗ trợ cộng đồng

Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn hầu như sẽ phải dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực để phát triển. Tạo một chương trình thực tập và một cách tốt để bạn đáp lại sự hỗ trợ đó. Tuyển dụng sinh viên không chỉ giúp sinh viên bắt đầu làm quen với công việc, mà điều này còn hỗ trợ cho toàn bộ cộng đồng có được những nhân viên tiềm năng với kỹ năng làm việc tốt và hiệu quả. Hãy để cho chương trình thực tập sinh của bạn phát huy được hết những điều đó.
Hỗ trợ cộng đồng

#2.Hỗ trợ sinh viên

Các chương trình thực tập giúp các bạn sinh viên có được thêm nhiều kinh nghiệm, phát triển những kỹ năng sẵn có, tạo mối quan hệ trong cộng đồng, củng cố CV cá nhân, học hỏi được thêm nhiều thứ trong lĩnh vực và giúp cho sinh viên có thể tự đánh giá được sự quan tâm về công việc và khả năng làm việc của bản thân mình.
Tạo một chương trình thực tập có trả lương là sẽ mang lại lợi ích cho sinh viên nhiều hơn, vì các chương trình này giúp cho sinh viên khó khăn về tài chính có thể tham gia được, vừa có thể trang trải một phần thu nhập cho mình. Các sinh viên phải tự kiếm tiền học phí cho mình sẽ rất cần một công việc. Tham gia bào một chương trình thực tập sẽ tạo điều kiện cho họ có một tương lai tươi sáng hơn.

# 3. Tìm kiếm được những nhân viên mới

Một khi chương trình thực tập của công ty bạn được triển khai, đây là nguồn lực giúp bạn có thể tuyển dụng được những nhân viên mới trong suốt cả năm. Các kỳ thực tập theo mùa hay theo từng học kỳ, hoặc các kỳ thực tập cố định đều có thể giúp bạn có được những nhân viên toàn thời gian trong tương lai theo đúng nghĩa.
Tiềm kiếm được nhân viên mới
Đối với một số công ty, khi quá trình tuyển dụng nhân viên chính thức chủ yếu dựa trên những nguồn lực sẵn có, thì thực tập sinh là một cơ hội tuyệt vời để các sinh viên có thể thể hiện bản thân và được công ty bạn lựa chọn sau thời gian thực tập.
Hơn nữa, môi trường đại học là môi trường chia sẻ và kết nối rộng rãi. Nếu công ty của bạn gây ấn tượng với một thực tập sinh, điều đó sẽ nhanh chóng được nhiều sinh viên khác biết đến. Nhờ đó bạn sẽ sớm tìm được những tài năng sáng giá có mong muốn đến làm việc tại công ty bạn.

#4. Nâng cao và phát triển tư duy của nhân viên

Những thực tập sinh với tinh thần làm việc năng động, sáng tạo, tích cực và xông xáo sẽ tạo nên những niềm hứng khởi mới cho công ty của bạn. Đặc biệt đối với những công ty nhỏ chỉ có 12 – 15 người, những người mới sẽ mang đến những quan điểm mới, những ý tưởng sáng tạo và đặc biệt là những thế mạnh về chuyên môn và kỹ thuật khi họ vừa mới trải qua chương trình đại học chưa lâu. Những nhân tố mới như vậy sẽ khiến công ty của bạn có nhiều sức sống hơn, giúp những nhân viên cũ tiếp tục nỗ lực và phấn đấu.

# 5. Thử thách những tài năng trẻ

Một nhân viên mới có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn trong buổi phỏng vấn nhưng đôi khi sau đó họ lại không thể làm việc một cách hòa hợp với nhóm hay không bắt nhịp kịp với cách làm việc hiện tại của công ty. Quá trình thực tập được coi là một cơ hội tốt để bạn có thể đánh giá hiệu quả nhất tiềm năng làm việc của một người.
Khi bạn “thử” các ứng viên thông qua một học kỳ hay một mùa hè thực tập, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian hơn khi không phải đào tạo nhân viên mới, cũng đủ để đánh giá ứng viên đó có phù hợp với công ty của bạn hay không. Bắt đầu từ quá trình thực tập, bạn sẽ có những đánh giá chính xác hơn về các ứng viên và hoàn toàn có thể có được những nhân viên phù hợp sau đợt thực tập này.
Thử thách tài năng trẻ

# 6. Tăng năng suất làm việc

Khi khởi động một chương trình thực tập, bạn có cơ hội tận dụng những nguồn lực ngắn hạn trong khoảng thời gian đó. Sự gia tăng nhân lực này sẽ giúp cho khối lượng công việc được chia bớt ra, thời gian làm việc được rút ngắn, quá trình làm việc hiệu quả hơn, đồng thời các nhân viên chính thức của bạn cũng sẽ không bị quá tải khi có quá nhiều việc phải làm. Khi đó, họ sẽ có cơ hội được sáng tạo, có tư duy chiến lược và đầu tư nhiều hơn vào chuyên môn của mình.
Tăng năng suất làm việc

#7. Tạo thuận lợi trong việc sử dụng lao động chi phí thấp

Vì quá trình thực tập cũng được coi là một quá trình huấn luyện, đào tạo, nên mức lương cho thực tập sinh thường thấp hơn rất nhiều so với nhân viên chính thức, thậm chí bạn không cần phải trả lương cho họ. Mặc dù vậy, các thực tập sinh vẫn là những người có nhiều động lực làm việc nhất tại nơi làm việc, nên hãy trao cho họ cơ hội để học hỏi và có được những kinh nghiệm quý báu.
Chi phí thấp

#8. Không phải trả chi phí tìm kiếm quá nhiều

Những vị trí thực tập không phải là những vị trí cần bạn phải cần người ứng tuyển và vào làm việc ngay như các vị trí toàn thời gian khác. Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể có được sự hỗ trợ từ các khoa từ các trường Đại học để có thể chuyển tải những thông tin này đến sinh viên. Bạn không phải tốn nhiều công sức để đầu tư tìm kiếm ứng viên và điều này cũng giúp tiết kiệm ngân sách của công ty bạn. Trừ phi bạn đầu tư cho chương trình thực tập một cách sâu rộng để tìm kiếm ứng viên phù hợp và sau kỳ thực tập sẽ ở lại làm việc tại công ty thì có lẽ chi phí sẽ tốn kém hơn chút ít.
Chi phí được cắt giảm

#9. Mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

Khi ứng viên tìm kiếm một vị trí công việc toàn thời gian,những cá nhân xuất sắc thường chọn những công ty có tên tuổi để ứng tuyển. Nhưng khi tìm kiếm một vị trí thực tập, việc học hỏi sẽ được đặt lên hàng đầu và họ sẽ lựa chọn những công ty nào có những vị trí công việc thực tập phù hợp với định hướng của họ. Rất nhiều ứng viên cảm thấy họ học hỏi được nhiều hơn, có những kinh nghiệm thực tế và gặp được nhiều vấn đề cần phải giải quyết hơn ở những công ty nhỏ. Hãy ghi nhớ những lợi thế mà công ty bạn hiện có để có được những ứng viên phù hợp nhất.
Lợi ích của doanh nghiệp
Với những điều thuận lợi như trên, hãy bắt tay vào xây dựng một chương trình thực tập tại công ty bạn để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm ứng viên và xây dựng nền tảng thành công của chính doanh nghiệp mình từ những nhân viên xuất sắc nhất.
Nguồn: Career Link

Những cách và kinh nghiệm tìm việc hiệu quả và nhanh nhất

Những cách và kinh nghiệm tìm việc hiệu quả và nhanh nhất.

1. Đừng để mất việc trước khi có việc.
Những bạn rơi vào trạng thái tìm việc có 2 nhóm:
- Nhóm đang có việc và muốn tìm công việc tốt hơn.
- Nhóm chưa hoặc đã mất việc.
Những người ở nhóm đang có việc sẽ dễ dàng tìm được việc hơn là nhóm mất việc. Đây là thực tế. Vì thế bạn đừng để mình rơi vào nhóm 2. Hãy cố gắng giữ cho mình một công việc nào đó. Chớ vì tức giận mà bỏ đi khi chưa có sự thay thế hoàn hảo phù hợp.
2. Xây dựng thương hiệu bản thân
Trong thời gian chờ tìm việc, ngoài tìm kiếm công việc, tôi nghĩ bạn nên tự tạo thêm việc cho mình bằng cách xây dựng thương hiệu bản thân. Làm cho mình được mọi người nhớ tới. Cách làm rất đơn giản: đóng góp các ý kiến chuyên môn của mình trên các diễn đàn, group mail, group facebook, viết blog và tình nguyện tham gia hỗ trợ các hoạt động cộng đồng.
Bạn chính là thương hiệu của bạn. Bạn có phương pháp bán hàng độc đáo thì hãy nuôi dưỡng nó. Điểm mạnh của bạn là lợi thế tiếp thị tốt nhất, và bạn áp dụng vào vị trí của mình như một chuyên gia ở tất cả các thời gian. Hãy bắt đầu thương hiệu của mình bằng cách viết bài, thuyết trình, phát biểu tại sự kiện, hoặc thậm chí dạy một lớp học. Được hoạt động trong cộng đồng của bạn và giành chiến thắng với những ý tưởng của mình.
3. Kiên nhẫn và lạc quan.
Với những người ở nhóm đã mất hoặc chưa có việc thì tìm lại một công việc là điều khó khăn và gây cho bản thân những sốt ruột không tốt. Để tìm được việc, chúng ta sẽ phải trải qua một quãng thời gian thử thách. Cho nên bạn cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan, kiên nhẫn. Điều này sẽ rất khó khi mà tiền đã hết, tình đã tan. Khi ở tận cùng, bạn có thể kiếm cho mình 1 công việc gì đó tạm. Một số người sẽ phó mặc cho số phận đưa đẩy từ đó. Tôi khuyên bạn đừng thả lỏng bản thân. Tiếp tục tìm kiếm và kiên nhẫn là điều tốt.
Bạn đang tìm kiếm một công việc, bạn thất vọng khi bạn mất quá nhiều thời gian để làm việc đó. Bạn hãy có một danh sách các công ty bạn muốn hướng tới. Hãy kiên trì theo đuổi mục tiêu bởi vì nếu lỡ mất một cơ hội bạn vẫn còn một số công ty khác để tiếp tục. Một chiến lược khác là phải kiên trì trong việc làm cho các nhà quản lý tuyển dụng theo dõi bạn, sau khi bạn đã gửi hồ sơ hoặc đã đến tham gia một cuộc phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn quan tâm thực sự đến công ty của họ nhưng không được thể hiện sự thiếu kiên nhẫn hay thô lỗ. Gọi điện cho họ một hoặc hai lần mỗi ngày sẽ không giúp bạn có được bất kỳ ưu đãi nào. Hãy nhớ rằng quá trình tuyển dụng thường lâu dài , và các công ty rất cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định của mình. Hãy tìm hiểu kỹ những công ty tiềm năng của bạn và luôn luôn phấn đấu hết mình, giữ tinh thần lạc quan.
4. Không ngừng học hỏi
Việc tiếp theo, trong khoảng thời gian rảnh đó là đừng để tự tụt hậu về kiến thức. Bạn ở nhà tức là bạn đang mai một dần kiến thức của mình. Do vậy nên luôn luôn phát triển khả năng của bạn bằng cách theo đuổi những điều mới lạ . Tham gia các lớp học, hội thảo, hội nghị về ngành nghề bạn quan tâm, không nhất thiết là nó liên quan đến công việc bạn đang tìm kiếm . Tăng cường kiến thức của bản thân bằng học thêm để có giấy chứng nhận chuyên môn mới.
Thực ra 3 việc : xây dựng thương hiệu bản thân, mối quan hệ, học hỏi là 3 việc song song và bổ trợ cho nhau. Bạn đi offline thì vừa được học vừa có mối quan hệ, vừa xây dựng được thương hiệu bản thân. Cho nên khi tham gia hoạt động cộng đồng nào bạn nên luôn phải nhớ làm 3 việc này. Đừng bỏ lỡ cái gì.

5. Xây dựng một mạng lưới quan hệ đáng tin cậy
Song song với việc xây dựng thương hiệu bản thân là việc xây dựng mối quan hệ, có nhiều bạn không biết làm điều này. Như tôi viết ở trên, xây dựng thương hiệu bản thân có một việc đó là tình nguyện hỗ trợ các hoạt động cộng đồng. Thực ra việc này không chỉ xây dựng thương hiệu mà còn giúp bạn xây dựng các mỗi quan hệ với những đồng nghiệp khác. Điều này có nghĩa là bạn kết nối với những người, với các tổ chức và các ngành công nghiệp trong mục tiêu của bạn. Giữ liên lạc và gặp gỡ thường xuyên, làm quen với họ trong tư cách cá nhân . Tránh cho cuộc trò chuyện của bạn liên quan đến kinh doanh – hãy hỏi về sở thích hay gia đình họ. Thảo luận về những ý tưởng cuộc sống một cách chân thành trong việc xây dựng mối quan hệ với họ. Không ngại giúp đỡ họ khi cần thiết ngay cả khi bạn không nhận được bất cứ điều gì trong tương lai.
Tôi hay tổ chức offline. Có những bạn sinh viên năm 3 đã biết làm điều này. Bạn sẵn sàng bỏ ra 1 khoản tiền để đi uống cafe với các anh chị lâu năm trong nghề. Tình nguyện với những công việc vặt. Đóng góp ý kiến khi được hỏi. Khi các bạn tốt nghiệp, các bạn đều được nhận ngay.

6. Sử dụng thành thạo Internet làm lợi thế của bạn
Mỗi năm tôi có mấy đợt tuyển các bạn thực tập vào công ty để hỗ trợ công việc. Thỉnh thoảng tôi lại thấy có bạn không biết cả gõ máy tính lẫn sử dụng công cụ tìm kiếm. Tôi gặp nhiều đến độ phát sốt và tạo ra khóa học: Khóa đào tạo dành riêng cho các Fresher – sinh viên thực tập . Khóa học giúp các bạn khắc phục các lỗi làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Và trong thời buổi công nghệ, hầu hết các công ty đã có trang web của riêng mình và muốn nhận hồ sơ qua các ứng dụng trực tuyến . Một số nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn hay Facebook Fan Pages để tìm ứng viên và sử dụng chứng thực về ứng viên của mình . Sử dụng các trang web hay các tổ chức cũ để tìm hiểu thêm về bạn. Do đó, bạn cũng có thể tạo một trang web cho chính mình, và hiển thị CV và danh mục đầu tư của bạn ở đó. Hơn nữa, bạn có thể tạo một blog, nơi thảo luận về chủ đề cũng như trình bày kỹ năng và kinh nghiệm của bạn .Thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ( LinkedIn , Facebook, Twitter, Google Hangouts) là một vài ví dụ để thêm vào uy tín cũng như thể hiện khả năng của bạn . Và một số ứng viên có thể quay lại video giới thiệu của riêng mình tải lên YouTube. Để hỗ trợ các hoạt động kết nối của bạn , bạn cũng có thể sử dụng e -mail để giữ liên lạc với các đồng nghiệp của bạn và các địa chỉ liên lạc khác
7. Tham gia các cuôc phỏng vấn thử
Nếu bạn chịu khó thực hiện 5 điều trên thì tôi tin bạn sẽ không còn thời gian để làm điều này. Và bạn không cần làm vì sẽ có người gọi bạn đi làm ngay khi họ thấy hợp. Ở trên tôi viết về việc tham gia các hoạt động cộng đồng, và việc tham gia này, ẩn trong đó chính là việc phỏng vấn bạn một cách không trực tiếp. Các đồng nghiệp tương lai của bạn sẽ phỏng vấn bạn với những câu hỏi vu vơ về công việc ngay khi ngồi cùng bàn bạc công việc. Và bạn trả lời thế nào sẽ được họ ghi nhớ.
Tuy nghiên nếu bạn vẫn còn thừa thời gian thì tham gia các cuộc phỏng vấn thử là không thừa. Điều này là để cải thiện kỹ năng nói và đàm phán của bạn. Dự đoán các câu hỏi có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn, và chuẩn bị câu trả lời cũng như kỹ năng nắm bắt vấn đề. Viết một đoạn văn bản ngắn giới thiệu về bản thân, nêu rõ mục tiêu công việc , kinh nghiệm của bạn và thế mạnh mà bạn có thể mang đến cho công ty. Tham gia phỏng vấn thử để thêm các kỹ năng,phương pháp đàm phán về tiền lương, bồi thường, lợi ích, và vô số những thứ khác. Để nâng cao kỹ năng , bạn có thể thực hiện một vài điều sau đây: nói chuyện trước gương, trò chuyện với một người bạn và hành động như thể bạn đang ở trong cuộc phỏng vấn thật sự, hoặc ghi âm lại cuộc phỏng vấn chính mình và lắng nghe để đánh giá.
8. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của ấn tượng đầu tiên
Bạn đã có CV, bạn đã phỏng vấn thử, bạn đã gửi CV, xây dựng mối quan hệ, thương hiệu cũng như bằng cấp, kiến thức cần thiết thì lúc này bạn hoàn toàn có thể được gọi đi phỏng vấn. Khi bạn ứng tuyển vào bất kì vi trí nào thì ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng. Cố gắng để lại ấn tượng đầu tiên thật tốt cho dù đó là với thư ký hay nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn mình khác biệt các ứng cử viên khác, bạn phải để lại ấn tượng tốt hơn, thể hiện quyết tâm và sư nghiêm túc muốn có được công việc . Bạn phải cho họ biết sự cố gắng của bạn: ví dụ bạn đến sớm hơn, ăn mặc thông minh, được chuẩn bị kĩ càng hơn.
9. Thể hiện cho nhà tuyển dụng bạn có thể làm những gì?
Trong tất cả các cuộc phỏng vấn việc làm, bạn phải thuyết phục người sử dụng lao động (hoặc người quản lý tuyển dụng) tại sao họ nên tuyển dụng bạn trong số tất cả các ứng viên có cùng trình độ ứng tuyển. Cách tốt nhất để làm điều này là hãy xác định các nhu cầu của công ty và làm thế nào bạn có thể làm tốt chúng bằng việc sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của bạn. Bạn phải thể hiện bản thân như là một tài sản, là một lợi ích cho tổ chức với kinh nghiệm của bạn như thế nào. Xác định những thách thức liên quan mà bạn đã vượt qua trong quá khứ, những vấn đề mà bạn tìm thấy giải pháp thực tế và đưa ra được những kết quả hữu hình. Nhà tuyển dụng luôn luôn muốn biết rằng họ đang sử dụng đúng giá trị đồng tiền của họ, và vì vậy bạn phải thuyết phục họ rằng việc thuê bạn là một lợi thế nhất định để đóng góp vào sự phát triển của công ty.
10. Sống khỏe mạnh, và sống tốt
Tìm kiếm công việc đòi hỏi rất nhiều năng lượng và sự nhiệt tình. Có chế độ ăn uống đầy đủ, chăm tập thể dục và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Làm những gì bạn thích, thường xuyên đi chơi với bạn bè, dành thời gian cho gia đình. Không tránh né thói quen và các mối quan hệ để có được những công việc mà bạn muốn. Nếu bạn chăm sóc bản thân tốt, những điều tốt đẹp sẽ đến.
Tìm kiếm thành công trong công việc có thể mang lại rất nhiều áp lực nhưng cuối cùng nó cũng chỉ là công việc. Điều quan trọng là phải nhớ rằng nó không được ưu tiên hơn một cơ thể khỏe mạnh, những người yêu bạn, và một cuộc đời đầy đủ.
Tóm gọn lại 10 điều trên để bạn nắm cơ bản. Thực ra trong mỗi điều trên là vô số những lưu ý còn nhỏ và chi tiết hơn nữa. Để viết ra thì dài và tôi cũng có các bài lẻ về đề tài này. Ví dụ như có bài tôi nói về 20 việc sinh viên phải làm. Rồi bài viết về nội dung mail gửi cho nhà tuyển dụng …. Bạn quan tâm thì tham gia khóa học : Chương trình đào tạo hướng dẫn Ứng tuyển công việc thành công . Hẹn gặp lại bạn. Tôi sẽ gửi nhiệm vụ qua mail cho bạn và bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn, gửi lại kết quả cho tôi kiểm tra là ok.

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ