Thiết bị xử lý nước thải dạng module BV 50 | Xử lý nước thải bệnh viện

#1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Nước thải dùng để chỉ bất kỳ loại nước nào có chất lượng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người. Nó bao gồm chất thải lỏng thải ra từ nhà trong nước, ngành thương mại nông nghiệp, dược phẩm và bệnh viện. 

1.1 Nước thải bệnh viện là gì

Nước thải bệnh viện (HWW) là nước thải phát sinh từ các bệnh viện, nước thải có thể chứa các chất độc hại như dư lượng dược phẩm, các chất độc hại hóa học, mầm bệnh và đồng vị phóng xạ. Do các chất này, nước thải bệnh viện có thể gây ra rủi ro về hóa học, sinh học và vật lý cho sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng lớn tới môi trường.

Quy định về xử lý nước thải bệnh viện
Hiện nay rất nhiều bệnh viện lớn đã buộc phải xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung. Tuy nhiên vẫn còn 1 số bệnh viện chưa chấp hành tốt việc xử lý mà đã thải nước thải ra ngoài môi trường.
Hoạt động của bệnh viện tạo ra lượng nước thải lớn
Lượng nước thải y tế qua các năm ngày càng tăng. Vì vậy, Xử lý nước thải bệnh viện luôn là chủ đề được người dân quan tâm, đặc biệt các khu dân cư xung quanh các bệnh viện.
Tổng lượng nước thải y tế ước tính trên phạm vi toàn quốc qua các năm (nguồn: TCMT tổng hợp năm 2017)

1.2 Đặc điểm nguồn phát sinh nước thải từ bệnh viện


Nước thải bệnh viện bao gồm 04 nguồn : nước thải y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải giặt là, nước thải khu nhà bếp. Có thể gộp hoặc tách nước thải sinh hoạt và nước thải giặt là.

  • Nước thải y tế phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm, nhiệt độ cao (từ phòng thanh trùng dụng cụ y khoa)...
  • Nước thải sinh hoạt: gồm có nước thải bệnh nhân và cán bộ nhân viên bệnh viện. Nước thải này chủ yếu từ hoạt động tắm, rửa, vệ sinh, chứa các hóa chất tẩy rửa (bồn cầu), vi khuẩn gây bệnh, BOD, COD, cặn...
  • Nước thải giặt là: tất cả các bệnh viện đều có khu vực giặt là quần áo cho bệnh nhân và cán bộ bệnh viện. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, cặn, hóa chất tẩy rửa, hóa chất khử trùng...
  • Nước thải khu vực nhà ăn: Tất cả bệnh viện đều có khu vực nhà ăn, tại đây nước thải có thành phần dầu mỡ, thức ăn thừa, vi khuẩn…
  • Thành phần và đặc điểm chung của nước thải bệnh viện như bảng sau:

Thành phần và đặc điểm chung của nước thải bệnh viện
1
Các mầm bệnh vi khuẩn và vi khuẩn có hại và vi rút
2
Dược phẩm và các chất chuyển hóa của nó
3
Đồng vị phóng xạ
4
Hóa chất độc hại, kim loại nặng
5
Dư lượng thuốc
6
Các chất hoạt động bề mặt, hóa chất khử trùng
Giá trị thông số đặc trưng của nước thải y tế:


TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
QCVN 28:2010/BTNMT
Cột A
Cột B
1
pH
-
6 - 8
6,5 - 8,5
6,5 - 8,5
2
BOD 5
(20 độ C)
mg/l
120 - 200
30
50
3
COD
mg/l
150 - 250
30
100
4
TSS
mg/l
75 - 250
50
100
5
Sunfua
mg/l
-
1,0
4,0
6
Amoni
mg/l
15 - 30
5
10
7
Nitrat
mg/l
50 - 80
30
50
8
Phosphat
mg/l
10 - 20
6
10
9
Dầu mỡ động thực vật
mg/l
-
10
20
10
Tổng hoạt độ phóng xạ α
Bq/l
-
0,1
0,1
11
Tổng hoạt độ phóng xạ β
Bq/l
-
1
1,0
12
Tổng coliforms
MPN/100ml
> 1.000.000
3.000
5.000
13
Salmonella
Vi khuẩn / 100ml
-
KPH
KPH
14
Shigella
Vi khuẩn / 100ml
-
KPH
KPH
15
Vibrio cholerae
Vi khuẩn / 100ml
-
KPH
KPH

Nguồn: bộ y tế, 2015
Ghi chú: QCVN 28:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế (national technical regulation on Health care wastewater) - quy định này quy định giá trị tối đa cho phép các thông số và các chất ô nhiễm trong nước thải y tế của các cơ sở khám, chữa bệnh.

#2: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

 2.1 Tính toán lưu lượng nước thải bệnh viện

Để đề xuất công nghệ xử lý cần biết được lưu lượng nước thải bệnh viện (hay cách tính nước thải phát sinh). Có thể tính toán dựa vào cách như sau:
  • Theo ước tính của WHO, bệnh viện có quy mô nhỏ và trung bình phát sinh nước thải y tế khoảng 200 -500 lít/ người. ngày và bệnh viện quy mô lớn phát sinh khoảng 400 - 700 lít/người.ngày. Tuy nhiên lượng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các bệnh viện, cơ sở y tế.
  • Theo TCVN 4470:2012 bệnh viện đa khoa - tiêu chuẩn thiết kế, định mức tiêu chuẩn cấp nước trung bình 1 m3/ giường /ngày. Đối với các cơ sở y tế dự phòng, lượng nước cấp thường giao động từ 10 m3/ngày đến 70 m3/ngày. Đối với trạm y tế xã, phường lượng nước cấp từ 1 -3m3/ngày. Lượng nước thải ước tính bằng 80% lượng nước cấp
Tính toán lưu lượng nước thải bệnh viện theo tiêu chuẩn

2.2 Hệ thống thu gom nước thải bệnh viện

Giải pháp xử lý nước thải bệnh viện đầu tiên cần nói tới đó chính là phải được được thu gom riêng, triệt để nước thải bệnh viện trước khi đi vào hệ thống xử lý. Nếu không thực hiện quá trình thu gom tốt, có thể gây ra việc gây ô nhiễm, rò rỉ ra môi trường gây hậu quả không mong muốn.
Hệ thống thu gom nước thải bệnh viện
Nước thải khu nhà ăn chứa nhiều thực phẩm thừa, dầu mỡ. Các thành phần này sẽ được loại bỏ trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải, nhằm tránh sự tắc nghẽn đường ống do dầu mỡ tích tụ, các chất thải kích thước lớn. Nước thải nhà vệ sinh sẽ được xử lý qua bể tự hoại.
Toàn bộ nước thải sẽ được gom chung về hố gom. Hố gom này thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng đầu vào cũng như quá trình quan trắc môi trường. Sau khi xử lý thì nước thải chảy về hố gas trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận, hố gas cũng có chức năng như hố gom chung nước thải.

2.3 Đề xuất công nghệ xử lý


Để xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào chất lượng nước thải của từng bệnh viện. Nhiệt đới đã lấy mẫu hàng trăm nghìn bệnh viện lớn nhỏ ở Việt Nam để đưa ra được công nghệ đảm bảo xử lý nước thải bệnh viện theo quy chuẩn cũng như tiết kiệm chi phí nhất cho chủ đầu tư.
Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước bệnh viện, được nhiều bệnh viện lớn áp dụng

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện lớn
2.3.1 Xử lý sơ cấp gồm song chắn rác và điều hòa

  • Giai đoạn đầu tiên trong hệ thống xử lý này loại bỏ các vật phẩm như gậy, vải vụn và các mảnh vụn lớn khác và chất rắn vô cơ nặng có trong dòng nước thải thông qua song chắn rác. Loại bỏ các vật liệu này bảo vệ các thiết bị, đường ống của nhà máy khỏi bị hư hại.
  • Nước thải sau song chắn rác được bơm về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng cũng như thành phần của nước thải. Quá trình sục khí để điều hòa nước thải cũng như oxy hóa một phần các chất hữu cơ trong nước thải.

2.3.2 Xử lý thứ cấp gồm hóa lý, sinh học và lọc

Đây là giai đoạn thứ hai trong hệ thống xử lý nước thải. Gồm có 3 quá trình xử lý như sau:

1. Quá trình hóa lý kết hợp với keo tụ tạo bông


Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây ô nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá nhỏ.


Để tách được các hạt rắn đó bằng phương pháp lắng thì cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm làm tăng vận tốc lắng của chúng. Quá trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ được gọi là quá trình keo tụ (flocculation). Kết thúc quá trình, bùn được đưa về khu vực bể chứa bùn. 

2. Phương pháp sinh học
Công nghệ AAO là viết tắt từ cụm từ anaerobic- anoxic - aeronbic (AAO). Bản chất của quá trình này là sử dụng hệ vi sinh vật hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí để xử lý chất ô nhiễm có trong nước thải.
Nước thải được xử lý triệt để quá hoạt động của vi sinh vật qua 3 giai đoạn như sau:
A. Xử lý hiếu khí

Nguyên lý chung: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở 20- 40 độ C. Khi nước thải tiếp xúc với bùn hoạt tính, các chất thải có trong môi trường như các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tử nhỏ sẽ được chuyển hóa bằng cách hấp phụ và keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào vi sinh vật.
B. Xử lý yếm khí
Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí trong quá trình phân giải các chất hữu cơ và vô cơ trong môi trường không có oxy. Những bã hữu cơ phức tạp bao gồm protit, lipit, xenluloza, pectin và các gluxit khác trong quá trình lên men sẽ phân hủy thành hỗn hợp khí gồm metan (65 - 70%), H2, N2, CO2, ...Vì vậy quá trình này được gọi là lên men metan.
C. Xử lý thiếu khí
Xử lý thiếu khí: là quá trình trung gian của 2 quá trình hiếu khí sang yếm khí.

3. Quá trình lọc 

Bình lọc áp lực với công dụng chính là loại bỏ các tạp chất không mong muốn có trong nước. Đối với các hệ lọc sử dụng vật liệu lọc truyền thống sẽ loại bỏ độ đục và cặn lơ lửng, tùy thuộc vào các vật liệu lọc và công nghệ khác nhau (hóa chất thêm vào) thì sau quá trình lọc có thể loại bỏ clo dư, phenol, mùi và giảm COD/BOD…
Quá trình lọc này có thể không cần thiết nếu lựa chọn phương pháp khử trùng có hiệu quả cao!

2.3.3 Xử lý cấp ba

Đây là giai đoạn cuối cùng trong hầu hết các hệ thống xử lý. Giai đoạn này loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh không được loại bỏ trong quá trình xử lý sinh học sẽ bị loại bỏ bởi quá trình gọi là khử trùng. Một số chất khử trùng có thể được sử dụng tùy thuộc vào điều kiện nước thải (pH, độ trong v.v.). Nó đạt được bằng các chất khử trùng vật lý hoặc hóa học như clo, tia UV, ozone, v.v ... Bây giờ, nước thải khử trùng là phù hợp để xử lý hoặc tái sử dụng.
Nước thải sau khi đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế- QCVN 28:2010/BTNMT thì sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận, đảm bảo không gây hại cho nguồn tiếp nhận.

#3: GIỚI THIỆU THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DẠNG MODULE BV 50

Đối với các bệnh viện lớn, việc xây dựng hệ thống xử lý quy mô lớn, tiêu tốn nhiều diện tích là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng đối với các bệnh viện vừa và nhỏ, thì hầu như không có nhiều diện tích. Vì vậy nhiệt đới giới thiệu bộ thiết bị xử lý nước thải dạng module BV 50.
Thiết bị xử lý nước thải dạng module BV 50


3.1 Cấu tạo

Thiết bị hợp thành từ các thiết bị sau:
  • Thiết bị phản ứng kết hợp lắng
  • Xử lý sinh học
  • Thiết bị lọc, khử trùng
(Lưu ý các thiết bị phụ trợ không nằm trong danh sách trên, các thiết bị có thể được thiết kế rời tùy theo công suất)

3.2 Ưu điểm của thiết bị

  • Các thiết bị hợp thành khối module gọn gàng, chiếm ít diện tích, vận hành đơn giản
  • Vật liệu: Làm bằng inox 304, thép ct3, pvc ( hoặc bê tông cốt thép )
  • Hiệu quả: Đạt tiêu chuẩn xả nước thải QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
Để báo giá trạm, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, nước thải y tế nhanh chóng hãy
1. Hãy để lại thông tin tại biểu mẫu 
2. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá hệ thống xử lý nước thải nhanh nhất!