Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sau khi thực hiện các hồ sơ đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch BVMT/ Đề án và đi vào hoạt động thì đều phải thực hiện hồ sơ quan trắc môi trường. Để thực hiện hồ sơ quan trắc phải lập kế hoạch quan trắc và thực hiện quan trắc theo quy trình.
Nội dung báo cáo quan trắc được thực hiện theo phụ lục đính kèm trong thông tư 43/2015/TT-BTNMT - thông tư về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc (thông tư có hiệu lực từ ngày 29/9/2015). Các thông số quan trắc được thực hiện theo chương trình giám sát cam kết trong bộ hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/ Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án…
Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện hồ sơ chính là thu thập thông tin. Việc thu thập thông tin giúp cho quá trình thực hiện hồ sơ một cách chủ động và hoàn thành nhanh chóng hồ sơ.
Để hồ sơ quan trắc định kỳ được thực hiện nhanh chóng và đầy đủ nhất thì tư vấn viên cần chuẩn bị các loại giấy tờ như bảng sau:
STT
|
Tên
|
Ghi chú
|
1
|
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc hợp đồng thuê đất)
|
Bản sao
|
2
|
Giấy đăng ký kinh doanh
|
Bản sao
|
3
|
Giấy đăng ký địa điểm kinh doanh
|
Bản sao
|
4
|
Quyết định phê duyệt ĐTM/ KHBVMT/ Đề án kèm Chương trình giám sát đã cam kết
|
Bản sao
|
5
|
Giấy phép khai thác nước (nước ngầm, nước mặt)
|
Bản sao
|
6
|
Giấy phép xả thải vào nguồn nước
|
Bản sao
|
7
|
Hồ sơ thoát nước mưa, nước thải (bản vẽ, thuyết minh)
|
Bản sao
|
8
|
Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải
|
Bản sao
|
9
|
Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
|
Bản sao
|
10
|
Hợp đồng thu gom chất thải (chất thải thông thường và chất thải nguy hại) kèm chứng từ thu gom
|
Bản sao
|
11
|
Biên lai thu tiền điện tiền, nước trong 3 tháng gần nhất
|
Bản sao
|
Sau khi đã thu thập đủ các giấy tờ thì có cơ bản thông tin về quan trắc rồi, hãy tiến hành thực hiện hồ sơ quan trắc theo quy trình nhé! (chú ý tần suất và thời gian quan trắc).
Ghi chú: Danh sách giấy tờ phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu doanh nghiệp thuộc vào các trường hợp không phải làm các giấy tờ số: 5,6,9 có thể bỏ qua hoặc giải trình lý do không phải làm các giấy tờ đó trong báo cáo. Ví dụ: Doanh nghiệp xả thải dưới 5 m3/ngày đêm thì không phải làm giấy phép xả thải (loại trừ một số ngành đặc trưng như y tế...)