Hệ thống thông gió nhà xưởng

Ngày nay, công nghiệp hóa đang từng bước đi lên. Đi kèm với đó là hệ thống quy mô của nhà xưởng sản xuất ngày càng được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng là một trong những công nghệ không thể thiếu đối với các xưởng sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, máy móc hoạt động tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Bên cạnh đó, hóa chất sử dụng tạo ra nhiều khí độc, bụi với nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép của quốc gia. 
Hệ thống thông gió giúp giảm thiểu tối đa các tác động của quá trình sản xuất đối với môi trường không khí, đảm bảo môi trường làm việc trong lành thoải mái đối người lao động trực tiếp làm việc trong nhà xưởng. 

#1: Hệ thống thông gió là gì?

Hệ thống thông gió là hệ thống trao đổi không khí trong không gian giới hạn với môi trường bên ngoài và làm giảm thiểu hệ số ô nhiễm. Đối với từng ngành sản xuất khác nhau có những hệ số ô nhiễm khác nhau. 

#2: Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng bao gồm

Hệ thống thông gió cấp còn được gọi là hệ thống thông gió áp suất dương. Không khí được lấy từ bên ngoài, lọc sạch và đưa vào nhà xưởng. Quy mô của hệ thống có thể là cung cấp khí toàn nhà xưởng hoặc cho một vị trí xác định nào đó. 
Hệ thống thông gió thải: Đây còn gọi là hệ thống thông gió áp suất âm. Không khí nóng, bẩn từ bên trong được dẫn ra ngoài nhờ hệ thống quạt hút gió công nghiệp. Tại vị trí đặt quạt hút có bố trí thêm thiết bị trao đổi nhiệt ( giàn làm mát) bao gồm: 
  • Tấm làm mát CeLPad hoặc CeLdek
  • Tấm phân phối nước
  • Khung máng nước ( được chế tạo từ các vật liệu khác nhau)
  • Lưới bảo vệ, lọc bụi ( có thể có hoặc không )

#3: Hệ thống hoạt động như thế nào?

Hoạt động của hệ thống thông gió nhà xưởng 
  • Quá trình trao đổi nhiệt tại giàn làm mát, nước được cung cấp nhờ hệ thống bơm hút phân phối đều từ đỉnh bề mặt các tấm làm mát. Sau đó, nước được thu hồi ở máng chứa và tiếp tục được cung cấp tuần hoàn vòng mới.
  • Hệ thống có thể sử dụng để thải nhiệt thừa, không khí thải ra có thể được làm mát và tuần hoàn trở lại. Bên cạnh đó, hệ thống còn có khả năng hút trực tiếp các chất ô nhiễm ngay tại nguồn hoặc tại những vị trí gần nguồn .
  • Chúng ta cũng có thể kết hợp 2 hệ thống thông gió cấp với áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển một ít và hệ thống thông gió thải để hiệu quả làm mát được cao hơn.

#4: Hệ thống thông gió áp dụng cho lĩnh vực

  • Sản xuất dệt may, bao bì, gốm sứ, mây tre đan, cơ khí, sửa chữa ô tô…
  • Các nhà hàng, siêu thị, khách sạn…
  • Các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm…
  • Các nhà kính trồng hoa, trồng rau, cây,...
Hệ thống làm mát nhà xưởng
Để giúp cho nhà xưởng luôn đạt tiêu chuẩn cho phép về chất lượng không khí và khí thải. Hãy liên hệ với chúng tôi - Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn miến phí. Công ty chúng tôi cam kết về chất lượng hiệu quả hệ thống và giá thành hợp lý.


Hệ thống thông gió nhà xưởng

Vì sao lại cần hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng?

Ngày nay, công nghiệp hóa đang từng bước đi lên. Đi kèm với đó là hệ thống quy mô của nhà xưởng sản xuất ngày càng được mở rộng và nâng cấp. Hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng là một trong những công nghệ không thể thiếu đối với các xưởng sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, máy móc hoạt động tạo ra một lượng nhiệt đáng kể. Bên cạnh đó, hóa chất sử dụng tạo ra nhiều khí độc , bụi với nồng độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép của quốc gia. Hệ thống thông gió giúp giảm thiểu tối đa các tác động của quá trình sản xuất đối với môi trường không khí, đảm bảo môi trường làm việc trong lành thoải mái đối người lao động trực tiếp làm việc trong nhà xưởng. 
Khí thải trong quá trình sản xuất 
Hệ thống thông gió là hệ thống trao đổi không khí trong không gian giới hạn với môi trường bên ngoài và làm giảm thiểu hệ số ô nhiễm. Đối với từng ngành sản xuất khác nhau có những hệ số ô nhiễm khác nhau. 

Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng bao gồm:

Hệ thống thông gió cấp: Đây còn gọi là hệ thống thông gió áp suất dương. Không khí được lấy từ bên ngoài, lọc sạch và đưa vào nhà xưởng. Quy mô của hệ thống có thể là cung cấp khí toàn nhà xưởng hoặc cho một vị trí xác định nào đó. 
Hệ thống thông gió thải: Đây còn gọi là hệ thống thông gió áp suất âm. Không khí nóng, bẩn từ bên trong được dẫn ra ngoài nhờ hệ thống quạt hút gió công nghiệp. Tại vị trí đặt quạt hút có bố trí thêm thiết bị trao đổi nhiệt ( giàn làm mát) bao gồm: 
  • Tấm làm mát CeLPad hoặc CeLdek
  • Tấm phân phối nước
  • Khung máng nước ( được chế tạo từ các vật liệu khác nhau)
  • Lưới bảo vệ, lọc bụi ( có thể có hoặc không )

Hệ thống thông gió nhà xưởng

  • Quá  trình trao đổi nhiệt tại giàn làm mát, nước được cung cấp nhờ hệ thống bơm hút phân phối đều từ đỉnh bề mặt các tấm làm mát. Sau đó, nước được thu hồi ở máng chứa và tiếp tục được cung cấp tuần hoàn vòng mới.
  • Hệ thống có thể sử dụng để thải nhiệt thừa, không khí thải ra có thể được làm mát và tuần hoàn trở lại. Bên cạnh đó, hệ thống còn có khả năng hút trực tiếp các chất ô nhiễm ngay tại nguồn hoặc tại những vị trí gần nguồn .
Chúng ta cũng có thể kết hợp 2 hệ thống thông gió cấp với áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển một ít và hệ thống thông gió thải để hiệu quả làm mát được cao hơn.
Hệ thống thông gió áp dụng cho lĩnh vực:
  • Sản xuất dệt may, bao bì, gốm sứ, mây tre đan, cơ khí, sửa chữa ô tô…
  • Các nhà hàng, siêu thị, khách sạn…
  • Các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm…
  • Các nhà kính trồng hoa, trồng rau, cây,...
Để giúp cho nhà xưởng luôn đạt tiêu chuẩn cho phép về chất lượng không khí và khí thải. Hãy liên hệ với chúng tôi, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn miến phí. Công ty chúng tôi can kết về chất lượng hiệu quả hệ thống và giá thành hợp lý.

Các vấn đề ô nhiễm không khí

Hằng ngày chúng ta phải trao đổi không khí với môi trường để sống, mỗi người trung bình hít thở trên 15kg không khí/ ngày. 
Không khí tác động trực tiếp đến sức khỏe, sự sinh trưởng, phát triển, các phản ứng sinh hóa của con người và các sinh vật. Nó là một trong các yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu đối với sinh quyển. 
Ngày nay con người đã và đang gây rất nhiều tác động xấu đối với môi trường không khí làm cho thành phần cảu không khí bị thay đổi. 
Càng ngày càng có nhiều khói bụi, mồ hóng, hơi và các khí lạ lan tỏa trong không khí, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và vi sinh vật. 

#1: Những thành phần cơ bản trong không khí

Thành phần cơ bản của không khí bao gồm Nito, oxy, dioxit cacbon..... được thể hiện như bảng dưới:

#2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần không khí 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần không khí như sau:

  • Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx...
  • Các khí halogen: HCl, HF, HBr
  • Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn
  • Các khí quang hóa: PAN, O3
  • Các hợp chất flo
  • Các chất tổng hợp ( ete, benzen)
  • Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cadini…
  • Các chất lơ lửng: sương mù, bụi vi sinh vật, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.

#3: Một số TCVN và QCVN về chất lượng không khí 


  • TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh.
  • TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh
  • TCVN 5939: 2005 - Chuẩn chất lượng không khí – tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
  • TCVN 5940: 2005 - tiêu chuẩn chất lượng không khí- tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với chất hữu cơ
  • QCVN 05: 2013/ BTNMT: đây là quy chuẩn về chất lượng không khí xung quanh
  • QCVN 06: 2013/ BTNMT: đây là quy chuẩn về một số chất độc trong không khí xung quanh
  • QCVN23:2009/ BTNMT: đây là quy chuẩn về khí thải ngành sản xuất xi măng
  • QCVN22:2009/BTNMT: đây là quy chuẩn về khí thải ngành công nghiệp nhiệt điện
  • QCVN21:2009/BTNMT: đây là quy chuẩn về khí thải ngành sản xuất phân bón hữu cơ.
  • QCVN20:2009/BTNMT: đây là quy chuẩn về khí thải ngành sản xuất hợp chất hữu cơ.
  • QCVN19:2009/BTNMT: đây là quy chuẩn về khí thải ngành sản xuất hợp chất vô cơ.
Ngoài ra còn có rất nhiều những quy chuẩn khác, nhà nước đưa ra yêu cầu đối với người dân và các doanh nghiệp sản xuất cần đáp ứng để đảm bảo chất lượng không khí.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt đới là một trong những đơn vị hàng đầu, chuyên cung cấp các thiết bị và công nghệ xử lý khí thải tối ưu cho từng ngành công nghiệp. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0985025566 để được tư vấn và có giải pháp cho hiện trạng ô nhiễm của cơ sở

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. VÌ SAO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Việc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình, hợp thức hóa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường, từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt được các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Cơ sở. 

II. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN KHBVMT

Theo khoản 1 điều 18 Chương V- kế hoạch bảo vệ môi trường của nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định như sau: 
  • Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này. '
  • Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ cở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục IV nghị định18/2015/NĐ-CP không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này 

III. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỰC HIỆN KHBVMT 

  • Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận. 
  • Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
  • Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra. 
  • Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau: a) Thay đổi địa điểm; b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
  • Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. 

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ GIẤY TỜ CẦN THIẾT TRONG VIỆC LẬP KHBVMT 

IV.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Nội dung thực hiện gồm các công việc sau:
  • Khảo sát thực địa thu thập thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH;
  • Quan trắc môi trường (lấy mẫu phân tích môi trường, đo đạc các chỉ tiêu môi trường);
  • Tổng hợp thông tin, số liệu lập báo cáo; 
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý về môi trường; 
  • Bảo vệ nội dung hồ sơ trước hội đồng thẩm định và các đoàn kiểm tra; 
  • Hoàn thiện hồ sơ, nộp cơ quan quản lý, chờ lấy kết quả. 

IV.2 GIẤY TỜ CẦN THIẾT

  • Giấy tờ cần thiết Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương (bản sao công chứng);
  • Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh; 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc giấy tờ thuê đất hoặc giấy tờ tương đương; 
  • Sơ đồ mặt bằng tổng thể; 
  • Sơ đồ hệ thống cấp thoát nước cùng các giấy tờ, công văn xin thỏa thuận cấp thoát nước; 
  • Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải, nước thải (nếu có); 
  • Các giấy tờ, công văn, quyết định khác có liên quan tới dự án (nếu có) 

V. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi bị thanh kiểm tra mà không đáp ứng đầy đủ thủ tục thực hiện KHBVMT, chương trình giám sát môi trường cơ sở chú ý:
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường); 
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định; 
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện tất cả các nội dung cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Và nhiều mức phạt khác,… 
  • Ngoài mức phạt trên, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 1 tháng đến 6 tháng đối và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Vi phạm về lập và các vấn đề liên quan kế hoạch bảo vệ môi trường được căn cứ vào:
  • Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 
  • Căn cứ Nghị định 179/2013/NĐ – CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường; 

VI. CÁC DỰ ÁN KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN KHBVMT

Trong văn bản pháp luật đã quy định rõ một số dự án không phải thực hiện KHBVT như sau:
  1. Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
  2. Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
  3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
  4. Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.
  5. Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.
  6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
  7. Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
  8. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50 m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000 m2 mặt nước.
  9. Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.
  10. Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
  11. Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
  12. Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500 m2 sàn.
Ghi chú: Theo phụ lục IV- nghị định 18/2015/NĐ/CP
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ môi trường nhanh nhất!

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động môi trường

#1. Doanh nghiệp đánh giá tác động môi trường ý nghĩa và đối tượng

A. Đánh giá tác động là gì?

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM )- EIA: (Environmental Impact Assessment) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực/tiêu cực của một dự án đầu tư được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội hoặc ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó 
(Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

B. Ý nghĩa của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình, hợp thức hóa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường, từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt được các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Cơ sở. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

C. Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP (quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường). 
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.
Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

#2. Các giấy tờ thiết để lập ĐTM

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương.
  • Thuyết minh dự án đầu tư hoặc nghiên cứu tiền khả thi/giấy tờ khác có giá trị tương đương; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc giấy tờ thuê đất hoặc giấy tờ tương đương;
  • Bản vẽ hiện trạng, tổng thể, bố trí phân khu chức năng, thoát nước cùng các giấy tờ, công văn xin thỏa thuận cấp thoát nước;
  • Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải, nước thải, thuyết minh hệ kèm theo (nếu có);
  • Các giấy tờ, công văn, quyết định khác có liên quan tới dự án (nếu có).

#3. Nội dung công việc ĐTM

  • Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;
  • Quan trắc môi trường (lấy mẫu phân tích môi trường, đo đạc các chỉ tiêu môi trường);
  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án; - Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án; - Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
  • Tổng hợp thông tin, số liệu lập ĐTM;
  • Tham vấn ý kiến UBND phường nơi thực hiện dự án;
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý về môi trường;
  • Bảo vệ nội dung hồ sơ trước hội đồng thẩm định và các đoàn kiểm tra;
  • Hoàn thiện hồ sơ, nộp cơ quan quản lý, chờ lấy kết quả.

#4. Vi phạm về lập và các vấn đề liên quan ĐTM

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 Căn cứ Nghị định 179/2013/NĐ – CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường; Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi bị thanh kiểm tra mà không đáp ứng đầy đủ thủ tục thực hiện ĐTM, chương trình giám sát môi trường cơ sở chú ý:
  • Phạt tiền từ 180 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định;
  • Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;
  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);
  • Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi báo cáo sai sự thật cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch quản lý môi trường hoặc những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Và nhiều mức phạt khác,…
Ngoài mức phạt trên, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 3 tháng đến 6 tháng đối và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải xây lắp công trình xử lý môi trường đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính

#5: Một số dự án bắt buộc phải thực hiện ĐTM

5.1 Dự án vê xử lý và tái chế chất thải

Xử lý nước thải
Các dự án về xử lý và tái chế chất thải bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau:
Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải
STT
Dự án
Quy mô
1
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường
Công suất từ 10 tấn/ngày trở lên đối với chất thải rắn thông thường
2
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải nguy hại
Tất cả đối với chất thải nguy hại
3
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung hoặc nước thải công nghiệp tập trung
Tất cả

5.2 Dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh và gốm sứ

Sản xuất thủy tinh
Các dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh và gốm sứ bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau: 


Nhóm các dự án chế biến gỗ,
sản xuất thủy tinh, gốm sứ
STT
Dự án
Quy mô
1
Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên
Công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên
2
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép
Công suất từ 100.000 m2/năm trở lên
3
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ
Có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên
4
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thủy tinh, gốm sứ
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm trở lên
5
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bóng đèn, phích nước
Công suất từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên


5.3 Dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi 

Dự án chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi

Các dự án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi  bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau: 
Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
STT
Dự án
Quy mô
1
Dự án xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
2
Dự án xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản
Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên, riêng các dự án nuôi quảng canh từ 50 ha trở lên
3
Dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi, chăm sóc động vật hoang dã tập trung
Có quy mô chuồng trại từ 1.000 m2 trở lên đối với gia súc, gia cầm;
Có quy mô chuồng trại từ 500 m2 trở lên đối với động vật hoang dã

5.4 Dự án sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Các dự án về sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau: 

Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
STT
Dự án
Quy mô
1
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân hóa học
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
2
Dự án xây dựng kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
Kho từ 500 tấn trở lên đối với thuốc bảo vệ thực vật, 5.000 tấn đối với phân bón
3
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Tất cả
4
Dự án xây dựng cơ sở sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
Công suất từ 300 tấn sản phẩm/năm trở lên
5
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh
Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

5.4 Dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, mỹ phẩm, nhựa và chất dẻo

Dự án sản xuất hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm

Các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, mỹ phẩm, 
nhựa và chất dẻo bắt buộc phải làm hồ sơ ĐTM như sau: 
Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
STT
Dự án
Quy mô
1
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú y; dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược)
Tất cả đối với sản xuất vắc xin;
Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên đối với thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) và dược phẩm khác
2
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm
Công suất từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên
3
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, chất dẻo, các sản phẩm từ chất dẻo, sơn
Công suất từ 100 tấn sản phẩm/năm trở lên
4
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
5
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia
Công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
6
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ, hỏa cụ
Tất cả
7
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp; kho chứa thuốc nổ cố định; kho chứa hóa chất
Tất cả đối với cơ sở sản xuất thuốc nổ công nghiệp, kho chứa thuốc nổ cố định từ 5 tấn trở lên;
Từ 500 tấn trở lên đối với kho chứa hóa chất
8
Dự án xây dựng vùng sản xuất muối từ nước biển
Diện tích từ 100 ha trở lên

Ghi chú 1: Nguồn thông tin theo nghị định 18/2015/NĐ-CP nghị định quy định về quy hoạch vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lựcđánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Ghi chú 2: Ngoài ra còn nhiều dự án thuộc ngành nghề khác buộc thực hiện ĐTM, tham khảo tại nghị định để biết chi tiết.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ môi trường nhanh nhất!

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ