Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ SẢN XUẤT GỖ

Hiện nay, các nhà máy sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất tăng nhanh về số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước và xuất khẩu.
Quá trình sản xuất gỗ tùy từng công nghệ sản xuất mà có các loại chất thải khác nhau, nhưng tất cả đều phát sinh bụi gỗ và tiếng ồn. Đặc biệt quá trình chà nhám, đánh bóng gỗ phát sinh bụi mịn (kích thước từ vài μm) phát tán cực mạnh trong không khí và dễ đi sâu vào phổi.
Bên cạnh đó, còn phát tán hơi sơn quá trình phun sơn, phủ sơn lên bề mặt gỗ khiến nhiều người mệt mỏi, khó chịu.
Ô nhiễm môi trường quá trình sản xuất gỗ đang là vấn đề nhức nhối và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những công nhân và người dân xung quanh.


Theo khảo sát thấy rằng, 90% người thường xuyên làm việc trong xưởng sản xuất gỗ đều bị mắc bệnh có liên quan tới phổ (gọi chung là bệnh bụi phổi).
Bệnh bụi phổi là một thuật ngữ chung cho bất kỳ bệnh phổi nào do bụi gây ra và sau đó bụi tích tụ sâu trong phổi gây ra tổn thương. 
Mức độ nghiêm trọng của bệnh bụi phổi rất khác nhau tùy thuộc vào quá trình sản xuất (đồ bảo hộ và công nghệ sản xuất), phần số lượng phổi bị ảnh hưởng và mức độ tiếp xúc của bụi. Bệnh bụi phổi đôi khi không gây ra triệu chứng và được chẩn đoán trong các chương trình giám sát tại nơi làm việc để kiểm tra sức khỏe của người lao động. 
Trong giai đoạn đầu của bệnh bụi phổi, bệnh nhân mắc bệnh có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào cả. Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:
  • Ngứa vùng da khi bụi bám vào da và quần áo
  • Ho, có hoặc không có chất nhầy (đờm) khi hít phải bụi gỗ
  • Tức ngực, khó thở khi hít lâu dài

  • Lâu dài chuyển biến thành ung thư (khi bụi gỗ tích tụ khiến các tế bào phát triển không bình thường)

Bệnh Ung thư

  • Cuối cùng là tử vong 
Tử vong
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm từ quá trình sản xuất gỗ đang trở nên nghiêm trọng. Có nhiều phương pháp xử lý bụi gỗ để phù hợp với quy mô và công nghệ sản xuất. 

Tin liên quan: