BỂ KEO TỤ (FLOCCUTATION TANK) TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

#1: Bể keo tụ sử dụng khi nào?

Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây ô nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. 

Để tách được các hạt rắn đó bằng phương pháp lắng thì cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm làm tăng vận tốc lắng của chúng. Quá trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ được gọi là quá trình keo tụ (flocculation).
Bể keo tụ và nguyên lý hoạt động
Quá trình keo tụ có thể tự xảy ra tự nhiên hoặc nhân tạo trong nước. Quá trình này thường sử dụng trong các lĩnh vực như lọc nước, xử lý nước thải, sản xuất phô mai và sản xuất bia. 

#2: Bể keo tụ (flocculation tank) hoạt động như thế nào?

Quá trình keo tụ xảy ra khi các hạt nhỏ trong một giải pháp mất lực đẩy lùi và bắt đầu thu hút lẫn nhau. Các hạt nhỏ sau đó liên kết với nhau để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn. Khi các hạt này được hình thành tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ lắng xuống đáy bể.

Nguyên lý của quá trình keo tụ
Để tăng hiệu quả hoạt động của quá trình keo tụ, bể keo tụ thường dùng thêm các phương pháp khuấy thủy lực và khuấy cơ học. 

#3: Hóa chất keo tụ thường dùng

Các chất keo tụ phổ biến nhất là sắt, nhôm, magie và canxi và thường sử dụng là Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3 H2O, FeCl3, Al2(SO4)3.H2O, NaAlO3…
Lượng hóa chất keo tụ tùy thuộc vào thành phần, đặc tính của nước thải. Thường làm thí nghiệm Jartest để xác định loại hóa chất keo tụ và lượng hóa chất keo tụ. Quá trình thí nghiệm Jartest gồm các bước như ảnh dưới đây:
Thí nghiệm Jartest

#3: Ứng dụng của bể keo tụ trong xử lý nước thải


  • Xử lý nước thải bánh kẹo
  • Xử lý nước thải sữa
  • Xử lý nước thải dệt nhuộm
  • Xử lý nước thải chế biến phô mai 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá bể keo tụ bằng inox nhanh nhất!




BÀI VIẾT LIÊN QUAN


SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ