XỬ LÝ NƯỚC THẢI VỚI CÔNG NGHỆ SBR- SEQUENTIAL BATCH REACTORS

#1:Công nghệ SBR là gì?

Công nghệ SBR được viết tắt từ Sequential Batch Reactors, được hiểu là quá trình xử lý nước thải theo từng giai đoạn hay từng “mẻ”. Đây là công nghệ xử lý nước thải dựa trên công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học truyền thống - aerotank, Công nghệ sử dụng vi sinh vật để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước.


#2: Nguyên lý hoạt động của công nghệ SBR

Giai đoạn 1: Chứa và điều hòa lưu lượng, thành phần dòng nước thải


Nước thải được sau khi qua song chắn rác đã loại bỏ các vật có kích thước lớn, tiếp tục sẽ đưa vào bể SBR. Khi đó bể SBR thực hiện chức năng chứa nước thải và điều hòa lưu lượng,thành phần dòng nước thải. 
Điều hòa lưu lượng và thành phần là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là: 
  • Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định;
  • Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.

Giai đoạn 2. Quá trình xử lý sinh học

Khi quá trình điều hòa lưu lượng và thành phần nước thải kết thúc, bắt đầu quá trình xử lý sinh học bằng quá trình sục khí. Việc sục khí đảm bảo các quá trình: làm nước được bão hòa oxy (cung cấp oxy cho vi sinh vật) và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Quá trình này giảm BOD và COD nhanh chóng, tạo sinh khối.

Giai đoạn 3. Quá trình lắng

Quá trình xử lý tiếp theo là lắng hay còn là quá trình“bể nghỉ ngơi”. Quá trình này dừng quá trình cấp khí và diễn ra trong vài giờ (tùy thuộc và bản chất nước thải và quá trình xử lý sinh học). Nước thải sẽ tách thành 3 lớp: lớp trên cùng là lớp nước trong, lớp ở giữa là hỗn hợp chất lơ lửng, lớp dưới đáy là bùn. 

Giai đoạn 4. Xả nước ra môi trường

Sau khi hoàn thành 3 giai đoạn trên, nước sau xử lý sẽ được xả thải ra nguồn tiếp nhận (hệ thống sông, suối, ao hồ, biển, hệ thống thoát nước chung của khu vực, hệ thống mương khu vực…). Một phần, Bùn được hút đưa về bể chứa bùn. Phần còn lại giữ nguyên trong bể và thực hiện chu trình mới.

#3: Ưu điểm của công nghệ SBR

  • Công nghệ xử lý SBR hiện đại
  • Hiệu suất loại bỏ BOD, TSS khoảng 98%, kèm theo quá trình giảm đáng kể nito và photpho trong nước
  • Vận hành đơn giản: Chương trình vận hành được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lắp đặt và kèm theo quá trình các thiết bị tự động hóa
  • Giảm chi phí và diện tích xây dựng, lắp đặt: so với các công nghệ khác, công nghệ SBR tiết kiệm lớn được diện tích xử lý, do chỉ có 1 bể cho 4 công đoạn (4 in 1). Do đó chi phí xây dựng, lắp đặt giảm đáng kể.
  • Phù hợp với xử lý nước thải có tỷ trọng hữu cơ cao (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất thủy hải sản, nước thải chế biến bún…)
  • Đây là giải pháp cho những doanh nghiệp có lượng nước phát sinh không liên tục (quá trình làm việc, sản xuất theo ca).
  • Nâng cấp hệ thống xử lý đơn giản và chi phí thấp


Để lại thông tin tại biểu mẫu hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn công nghệ xử lý nhanh nhất!


Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường