HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SỮA

Sữa rất tốt cho xương vì nó cung cấp một nguồn canxi phong phú, một khoáng chất cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh. Sữa bò được bổ sung vitamin D có lợi cho sức khỏe của xương. Ở Việt Nam, sữa đang là một phần không thể thiếu trong cuộc sống

Với những lợi ích đó, hàng loạt các nhà máy chế biến sữa đã được xây dựng. Các nhà máy này đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của đất nước cũng như cung cấp sữa cho con người. Bên cạnh đó về khía mặt môi trường, các nhà sản xuất sữa sản xuất đều thải khoảng từ 6 lít nước thải cho mỗi lít sữa nguyên liệu. 
Nếu lượng nước thải này không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, do trong nước thải sữa có nhiều chất hữu cơ. 
Nắm rõ được điều đó, công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới đã đưa ra các công nghệ xử lý nước thải sữa với tiêu chí:

  • Hiệu quả xử lý nước thải sữa là cao nhất
  • Nước thải sản xuất sữa đầu ra đạt các QCVN hiện hành
  • Chi phí đầu tư và vận hành là thấp nhất
  • Quá trình bảo dưỡng, bảo trì đơn giản nhất

Cùng tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất sữa trong bài viết này nhé

#1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT SỮA

Hệ thống xử lý nước thải từ sản xuất sữa


#2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 

Nước thải từ khu vực sản xuất được thu gom, chảy qua thiết bị chắn rác về hố thu gom nước thải. 

1.Thiết bị chắn rác

Thiết bị chắn rác là biện pháp xử lý cơ học nhằm giữ lại các chất thải có kích thước lớn như: chai lọ, vỏ chai lọ, bã thải...Các loại chất thải này có thể làm tắc nghẽn ống dẫn nước thải hoặc hỏng máy bơm. Rác từ thiết bị chắn sẽ được thu gom hàng ngày, lưu trữ vào thùng chứa và chuyển đến khu vực xử lý. Nước thải từ hố gom sẽ được bơm về bể tách dầu.

Song chắn rác

2.Bể tách dầu (Oil separation tank)

Bể tách dầu (Oil separation tank) có tác dụng tách các tách các thành phần dầu mỡ có trong nước thải. Trong bể tách dầu có thiết kế cách vách ngăn, hoạt động dựa vào tỷ trọng của dầu mỡ nhẹ hơn so với nước. Hỗn hợp nước thải và dầu mỡ được phân phối vào đầu bể tách dầu, với thời gian lưu nước được thiết kế, thì tại cuối bể: dầu sẽ nổi lên bề mặt, nước thải bên dưới sẽ tự chảy vào bể điều hòa. Dầu trên bề mặt được thu gom bằng ống đưa về bể chứa bùn.

Nguyên lý bể tách dầu

3. Bể điều hòa

Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hố thu chảy về luôn dao động trong ngày, bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo cho các quá trình xử lý sinh học về sau. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là:

  • Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định;
  • Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.
  • Có vai trò là bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hay bảo trì.

Máy thổi khí và ống phân phối khí được lắp đặt dưới đáy bể giúp khuấy trộn đều nước thải, tránh sự phân hủy sinh học kỵ khí, nên không phát sinh mùi hôi.

4.Bể SBR ( SEQUENTIAL BATCH REACTORS)

Bể SBR sẽ hoạt động theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chứa và điều hòa lưu lượng, thành phần dòng nước thải
Nước thải được sau khi qua song chắn rác đã loại bỏ các vật có kích thước lớn, tiếp tục sẽ đưa vào bể SBR. Khi đó bể SBR thực hiện chức năng chứa nước thải và điều hòa lưu lượng,thành phần dòng nước thải.
Điều hòa lưu lượng và thành phần là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là:
- Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định;
- Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.
Nguyên lý hoạt động của bể SBR

Giai đoạn 2: Quá trình xử lý sinh học
Khi quá trình điều hòa lưu lượng và thành phần nước thải kết thúc, bắt đầu quá trình xử lý sinh học bằng quá trình sục khí. Việc sục khí đảm bảo các quá trình: làm nước được bão hòa oxy (cung cấp oxy cho vi sinh vật) và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Quá trình này giảm BOD và COD nhanh chóng, tạo sinh khối.

Nguyên lý hoạt động của bể SBR
Giai đoạn 3: Quá trình lắng
Quá trình xử lý tiếp theo là lắng hay còn là quá trình“bể nghỉ ngơi”. Quá trình này diễn ra trong vài giờ (tùy thuộc và bản chất nước thải và quá trình xử lý sinh học), bùn sẽ chìm xuống đáy bể. Nước thải sẽ tách thành 3 lớp: lớp trên cùng là lớp nước trong, lớp ở giữa là hỗn hợp chất lơ lửng, lớp dưới đáy là bùn. 

Nguyên lý hoạt động của bể lắng SBR
Giai đoạn 4: nước sau xử lý sẽ được bơm đưa qua bể khử trùng.
Một phần, Bùn được hút đưa về bể chứa bùn. Phần còn lại giữ nguyên trong bể và thực hiện chu trình mới.

5. Bể khử trùng

Trong bể khử trùng, nước thải sau xử lý được xáo trộn với chất khử trùng (NaOCl), chất khử trùng được bơm tự động vào bể, nhằm tiêu diệt coliform và các vi sinh gây bệnh khác. Với việc thiết kế nhiều vách ngăn trong bể nhằm tạo điều kiện khuấy trộn giữa nước thải và chất khử trùng. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đáp ứng đủ điều kiện xả vào nguồn tiếp nhận.

6. Bể chứa bùn

Quá trình nén bùn trong bể này là quá trình nén bùn trọng lực sau đó. Kết quả của quá trình nén bùn:

  • Tăng nồng độ chất rắn trong bùn
  • Giảm thành phần chất hữu cơ trong bùn, giúp ổn định bùn
  • Giảm thể tích bùn trước khi đưa vào máy ép bùn

Hình ảnh bể đã được lắp đặt
Bể tách dầu mỡ
Thiết bị chắn rác

Bể SBR đang hoạt động trong giai đoạn sục khí

BÀI VIẾT LIÊN QUAN