HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA XE HIỆN ĐẠI I CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐỚI

Xe máy và ô tô hiện nay là các phương tiện giao thông thiết yếu. Hầu hết ai sử dụng cũng muốn phương tiện của mình sáng bóng và sạch sẽ. Tần suất rửa phụ thuộc vào tần suất sử dụng cũng như hạ tầng giao thông (đường sạch sẽ, không bụi bẩn thì tần suất rửa sẽ thấp hơn). 

Nhu cầu rửa xe ngày càng lớn, vì vậy rửa xe là một hình thức kinh doanh đang được phát triển nhanh về số lượng. Hầu như các đại lý kinh doanh, sửa chữa bảo dưỡng xe ô tô đều có khu vực rửa xe. 
Quy trình rửa xe như sau: Đưa xe đến vị trí rửa → phun nước → phun xà phòng → rửa sạch. Trong quá trình rửa xe, nước thải phát sinh từ khâu phun nước làm ướt ban đầu và khâu rửa sạch sau khi phun xà phòng. Sau khi phun nước làm ướt ban đầu tạo ra nước thải có đặc trưng nhiều bùn cặn còn tại khâu làm sạch sau khi phun xà phòng thì nước thải lại có pH cao, nhiều chất hoạt động bề mặt.

Xử lý nước thải rửa xe
Khoảng 90% -96% nước sử dụng để rửa xe được thải ra ngoài môi trường. Nước thải từ rửa xe thường chứa nhiều bùn đất, cát và dầu mỡ khoáng. (Dầu mỡ khoáng là một trong những chất thải nguy hại và cần được thu gom, xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường)
Dòng nước thải này không xử lý mà đi vào thẳng hệ thống thoát nước có thể gây tắc, ngoài ra thông số dầu mỡ khoáng là chất thải nguy hại, nếu tích tụ với mức độ lớn có thể gây nhiễm bẩn nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực xung quanh. 

Nước thải rửa xe

#1 CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 

Các yếu tố cơ sở để xác định công nghệ xử lý của một hệ thống xử lý nước thải: 

  • Lưu lượng nước thải đầu vào, với đặc điểm của nó như lưu lượng trung bình, hệ số điều hòa
  • Tính chất nước thải đầu vào và đặc điểm tính chất của nguồn thải. Theo thông tư số 04/2012/TT-BTNMT - Thông tư quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 8/5/2012. Nước thải của hoạt động rửa xe đặc trưng bởi các thông số pH, màu, TSS, BOD5, COD, tổng N, Tổng P, Amoni, Coliform và Dầu mỡ khoáng.
  • Chất lượng nước thải yêu cầu trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận.
  • Các điều kiện về đất đai và vị trí công trình.
  • Các yếu tố có liên quan như:
  • Công trình xử lý nước thải xây dựng không quá phức tạp, dễ hợp khối và chi phí đầu tư không cao.
  • Hệ thống xử lý nước thải thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường không khí cũng như ảnh hưởng xấu đến cảnh quan cơ sở.
  • Công nghệ xử lý nước thải phải hiện đại, công trình dễ quản lý, chi phí vận hành phù hợp với vị trí đất chật, người đông ở trung tâm thành phố lớn.

#2: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA XE 

Từ cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý bên trên có thể sử dụng công nghệ xử lý nước thải như sau: 
Hệ thống xử lý nước thải rửa xe

1. Song chắn rác 

Song chắn rác là biện pháp xử lý cơ học nhằm giữ lại các chất thải có kích thước lớn như: giẻ, rác, vỏ đồ hộp...Các loại chất thải này có thể làm tắc nghẽn ống dẫn nước thải hoặc hỏng máy bơm. Sau đó, các chất thải này sẽ được phân loại và xử theo theo mức độ và kinh phí. Song chắn này có thể đặt trên mương dẫn hoặc ống dẫn nước thải trước khi về hố gom. 

2. Hố gom nước thải kết hợp với lắng cát 

Nước thải từ rửa xe thường chứa nhiều bùn đất, cát và dầu mỡ khoáng. Vì vậy hố gom nước thải kết hợp với lắng cát là cần thiết. Quá trình này loại bỏ được đất cát ra khỏi dòng thải nhờ nguyên lý trọng lực. Đất cát nặng hơn sẽ chìm xuống, còn nước thải sẽ sang bể điều hòa. 

3. Bể điều hòa

Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo cho các quá trình xử lý sinh học về sau. 
Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là: 
(1) Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định; 
(2) Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. 
Bể điều hòa sử dụng phương pháp thổi khí để tăng hiệu hiệu quả xử lý. 

4. Bể tuyển nổi

Bể tuyển nổi DAF được viết tắt từ “Dissolved Air Flotation” dùng để tách cặn hoặc dầu, mỡ ra khỏi dòng nước thải. Quá trình tách cặn, dầu mỡ xảy ra khi hòa tan vào nước thải những bọt khí nhỏ. Các bọt khí nào bám vào các hạt cặn làm cho tỷ trọng của tổ hợp cặn -khí giảm, lực đẩy nổi xuất hiện, khi lực đẩy đủ lớn, hỗn hợp váng dầu mỡ-khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài. Khi nguồn nước thải có nhiều cặn nhẹ (hữu cơ) khó lắng, khi dùng bể tuyển nổi sẽ giảm được thời gian lắng và thể tích bể. Sau bể tuyển nổi, nước thải được bơm về bể keo tụ tạo bông kết hợp với lắng. 
Bể tuyển nổi DAF

5. Bể keo tụ tạo bông kết hợp với lắng

Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây ô nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kích thước quá nhỏ. 
Để tách được các hạt rắn đó bằng phương pháp lắng thì cần tăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết thành tập hợp các hạt, nhằm làm tăng vận tốc lắng của chúng. Quá trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ được gọi là quá trình keo tụ (flocculation). 
Bể keo tụ
Bùn lắng xuống và được tách ra ngoài bể về bể chứa bùn. 

6. Bể khử trùng 

Nước thải sau lắng chảy qua bể khử trùng theo đường ống, tại đây hóa chất khử trùng Clo.B được đưa vào khuấy trộn với nước thái thông qua bơm định lượng. Mục đích là tiêu diệt các vi sinh vật trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Nước sau khi xà ra môi trường đạt giá trị trong quy chuẩn hiện hành quốc gia và địa phương (nếu có). 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN