BỂ TUYỂN NỔI DAF (DISSOLVED AIR FLOTATION) I CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐỚI

Một số loại nước thải có chứa dầu, mỡ, cặn lơ lửng như nước thải từ nhà hàng, nước thải rửa xe ô tô. Các thành phần này không chú ý xử lý sẽ gây giảm hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải như dầu mỡ làm tắc đường ống, dầu mỡ bám vào giá thể khiến ngăn cản tiếp xúc của vi sinh vật và các chất hữu cơ... Vì vậy cần dùng phương pháp tuyển nổi để loại bỏ các thành phần chứa dầu, mỡ, cặn lơ lửng.

1. Bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation) là gì?

Bể tuyển nổi DAF được viết tắt từ “Dissolved Air Flotation” dùng để tách cặn hoặc dầu, mỡ ra khỏi dòng nước thải. Quá trình tách cặn, dầu mỡ xảy ra khi hòa tan vào nước thải những bọt khí nhỏ. Các bọt khí này bám vào các hạt cặn làm cho tỷ trọng của tổ hợp cặn -khí giảm, lực đẩy nổi xuất hiện, khi lực đẩy đủ lớn, hỗn hợp cặn - khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài. Khi nguồn nước thải có nhiều cặn nhẹ (hữu cơ) khó lắng, khi dùng bể tuyển nổi sẽ giảm được thời gian lắng và thể tích bể.
Bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation) có chức năng:
  • Loại bỏ dầu và TSS
  • Tách các hạt nhỏ và tảo trong nước ngầm. 
  • Thu hồi các sản phẩm có giá trị (ví dụ như thu hồi bột giấy trong nước thải sản xuất bột giấy và giấy).
  • Đóng vai trò là bể lắng thứ cấp để tách và cô đặc các hạt lơ lửng và bùn.

2. Nguyên tắc làm việc của bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation)

Tuyển nổi không khí hòa tan DAF là một quá trình tiền xử lý quan trọng trong xử lý nước thải. 

Khi bể tuyển nổi hoạt động thì lần lượt xảy ra các công đoạn sau:

  • Cấp nước thải vào bể tuyển nổi
  • Cấp không khí vào bể tuyển nổi
  • Tạo bọt khí từ dung dịch quá bão hòa khí
  • Kết dính bọt khí
  • Bám dính cặn vào bọt khí
  • Tách cặn ra khỏi nước trong bể tuyển nổi

Nước thải sau khi quá các công trình xử lý sơ bộ như song chắn rác, quá trình lắng đất cát thì được đưa về thiết bị tuyển nổi bằng bơm. Không khí được đưa vào bể tuyển nổi nhờ máy nén khí. Các bọt khí nào bám vào các hạt cặn làm cho tỷ trọng của tổ hợp cặn - khí giảm, lực đẩy nổi xuất hiện, khi lực đẩy đủ lớn, hỗn hợp cặn - khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài. 
Quá trình gạt bọt khí- cặn của bể tuyển nổi DAF
Quá trình gạt hỗn hợp bọt khí - cặn trong bể tuyển nổi
Hiệu suất của quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng bọt khí. Kích thước tối ưu của chúng nằm trong khoảng 15 đến 30 μm. Quá trình tuyển nổi sẽ có hiệu suất tách cao với các hạt có kích thước từ 0,2 đến 1,5mm. Để tăng hiệu quả, thì có thể bổ sung vào nước thải các chất tạo bọt có tác dụng làm giảm năng lượng bề mặt phân pha như dầu bạch dương, cresol, phenol…
Tham khảo thêm video xử lý nước thải với bể tuyển nổi!

Thông số kỹ thuật của bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation)

Đặc điểm kỹ thuật
Sức chứa
(m3 / h)
Kích thước bể
(mm)
Kích thước tổng thể
 (mm)
DAF-5
2-5
Φ 400x1000
3300x1800x2200
DAF-10
8-10
Φ 500x1512
4000x2100x2200
DAF-20
15-20
Φ 500x1512
4600x2400x2200
DAF-30
20-30
Φ 500x1512
5200x2600x2400
DAF-40
30-40
Φ 600x1880
6000x2600x2400
DAF-50
40-50
Φ 600x1880
7000x2600x2400
DAF-60
50-60
Φ 600x1880
7600x2800x2400
DAF-70
60-70
Φ 650x2034
8400 x2800x2400
DAF-80
70-80
Φ 650x2034
9200x2800x2400
DAF-100
90-105
Φ 700x1980
10000x2800x2600
DAF-150
125-150
Φ 800x1980
13500x2800x2600
DAF-200
175-200
Φ 800x2100
15800x2800x2600


4. Ưu điểm và ứng dụng của bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation)

Ưu điểm của bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation) là:


  • Công suất lớn, hiệu quả cao (tỷ lệ loại bỏ SS có thể> 90%, thậm chí có thể đạt tới 99%)
  • Không gian, diện tích chiếm dụng nhỏ.
  • Cấu trúc nhỏ gọn, dễ vận hành và bảo trì.
  • Tăng quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và loại bỏ được phần nào mùi của nước thải

Ứng dụng của bể tuyển nổi DAF (Dissolved Air Flotation): 

Tuyển nổi không khí hòa tan DAF là một quá trình tiền xử lý quan trọng, chủ yếu được sử dụng để loại bỏ SS, tức là chất rắn lơ lửng từ nước thải như dầu, mỡ, chất xơ, chất keo, . Các ngành ứng dụng tuyển nổi DAF chính là:

Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường