Bình lọc áp lực và một số phương pháp lọc điển hình

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới là một trong những đơn vị sản xuất và chế tạo hàng đầu các thiết bị xử lý môi trường đặc biệt là bình lọc áp lực, tháp oxi hóa cao tải, bể lắng lamella ... Trong vòng 10 năm hoạt động, các sản phẩm của chúng tôi đã có mặt trên khắp các miền Bắc và Miền Trung. Đối với những bạn mới bắt tay vào ngành môi trường đặc biệt là xử lý nước thì các kiến thức trong sách khá phức tạp, khó hiểu. 
Vì vậy công ty chúng tôi xin phép chia sẻ một số kiến thức chung về bình lọc áp lực cũng như một số phương pháp lọc điển hình một cách đơn giản và trọng tâm nhất. Cùng tìm hiểu nhé
Bình lọc áp lực inox SUS 304

Bình lọc áp lực và một số phương pháp lọc điển hình

Trong quá khứ, nguồn nước ngầm vẫn là nguồn nước được sử dụng rộng rãi nhất đặc biệt là giếng đào. Đặc điểm của nguồn nước này được “lọc” qua nhiều lớp đất cát, những ngày nắng thì nước trong và mát, còn ngày mưa nước sẽ đục có màu vàng. Khi nước đục và có màu vàng, thường sẽ không sử dụng nước luôn mà chứa lại, sau 1 thời gian cặn sẽ lắng xuống đáy.
Đến khi nguồn nước có dấu hiệu của sự ô nhiễm cũng như quá trình áp dụng khoa học thì con người bắt đầu ứng dụng các Bể lọc cát, Bể lọc cát nhanh, Bể lọc ngược và hiện nay sử dụng rộng rãi hơn cả là bình lọc áp lực.
Bình lọc áp lực hay còn được gọi là bình lọc áp lực, bồn lọc áp lực hay bình lọc nhanh.
Nguyên lý làm việc của quá trình lọc nước nói chung là loại bỏ các cặn cũng như một số chất ô nhiễm nhờ các vật liệu lọc. Bình lọc áp lực được hoạt động đúng như tên gọi của nó, quá trình lọc dưới áp lực lớn thì các cặn và chất ô nhiễm sẽ bị giữ lại trong vật liệu lọc, sau đó nước sẽ đi tiếp công đoạn khác.
Bình lọc áp lực ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước cấp và xử lý nước thải. Ưu điểm của bình đó chính là:
  • Bình gọn, dễ dàng lắp đặt cũng như di chuyển thiết bị khi cần thiết
  • Bình không xảy ra hiện tượng chân không trong lớp lọc và có hiệu suất xử lý cao
  • Bình hoạt động hoàn toàn tự động bao gồm cả quá trình rửa lọc

Chất liệu sản xuất bình lọc áp lực (bồn lọc áp lực)

Trên thị trường hiện nay, bình lọc áp lực được sản xuất với 3 dạng chất liệu chính đó là bồn lọc áp lực composite, bồn lọc áp lực chế tạo từ thép đen, Bình lọc áp lực inox
So với các bồn lọc áp lực composite và bồn lọc áp lực thép đen thì bình lọc áp lực inox thường được ưa chuộng hơn cả vì tính bền đẹp, sáng bóng, chịu được áp lực lớn, chịu được nhiệt độ lớn, chịu được hóa chất cũng như không han rỉ theo thời gian. 
Tham khảo kích thước bồn lọc áp lực, công ty chúng tôi gia công kích thước theo bản vẽ và kích thước: 
Bản vẽ thiết kế bình lọc áp lực (bản cad)
Thông số thiết kế bình lọc áp lực

Quá trình sản xuất bình lọc áp lực (bồn lọc áp lực)

Chế tạo thân bình lọc áp lực
Mối hàn trên thân và đáy bình lọc áp lực

Cùng tham khảo một số mẫu bình lọc áp lực của công ty sản xuất

Công ty chúng tôi có đội ngũ kỹ sư môi trường cũng như kỹ sư cơ khí dày kinh nghiệm nên
  • Việc tính toán bể lọc áp lực được thực hiện nhanh chóng
  • Quá trình gia công bồn lọc áp lực nhanh chóng
  • Quá trình lắp đặt nhanh chóng trong khoảng 2-5 ngày (tùy thuộc vào vị trí địa lý và vị trí lắp đặt)
Liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá bồn lọc áp lực nhanh nhất.


 ĐỐI TÁC ----------------------------------------------------------------------------------











XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ THÔNG DỤNG

Công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, xử lý nước thải và xử lý khí thải. 
Là công ty chuyên sản xuất chế tạo thiết bị nên chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải sẽ tiết kiệm nhất. 
Công ty chúng tôi luôn cam kết chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn của Việt Nam. 
Bài viết này công ty chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức về xử lý nước cấp cho các bạn nào đang cần tài liệu làm đồ án xử lý nước cấp cũng như các bạn muốn tìm hiểu về công nghệ xử lý nước cấp.
Xử lý nước cấp nhanh chóng, hiệu quả

Nước cấp là gì?

Nước cấp là nguồn nước được con người sử dụng nhằm các mục đích sinh hoạt và sản xuất.
Đối với từng mục đích sử dụng mà nguồn nước cấp được sử dụng sẽ được trải qua các công đoạn xử lý khác nhau. 
Ví dụ 1: mục đích sử dụng nước sản xuất thực phẩn sẽ cần chất lượng nước cao hơn nước sử dụng để tưới cây.
Ví dụ 2: mục đích sử dụng nước rửa xe về cơ bản cần không có cặn lơ lửng, màu, mùi, nhưng đối với nước sinh hoạt cần nước cấp không có các chất độc như kim loại nặng (Asen, chì, sắt...) hay đạt các chỉ tiêu COD, TP, TN...

Nhu cầu sử dụng nước của con người !

“Nước là nguồn cội của sự sống”. 
Nước là một trong những thành phần không thể thiếu cho sự sống, cơ thể con người có tới 70% là nước. 
Nhu cầu sử dụng nước của con người là khác nhau. Cùng với xu thế phát triển thì nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng cao. 
Ví dụ 1: năm 2001 tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông như ô tô, xe máy thấp vì vậy nhu cầu rửa xe và dịch vụ rửa xe thấp. Tới năm 2019 tỷ lên sử dụng ô tô, xe máy tăng rất cao vì thế nhu cầu rửa xe và dịch vụ rửa xe cao.
Ví dụ 2: Nhu cầu sử dụng hồ bơi và sử dụng nước ngày càng tăng cao

Báo động về nguồn nước ngầm!

Hiện trạng nguồn nước ngầm đang trong mức độ đáng báo động. Đáng báo động về gì? Chúng ta phải lo lắng về vấn đề gì?
  • Đáng báo động về trữ lượng nước ngầm
  • Đáng báo động về chất lượng nước ngầm
  • Đáng báo động về tình trạng sử dụng và khai thác nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng tới địa tầng
Hiện nay, các nguồn dùng để cung cấp làm nước cấp chủ yếu nước mặt và nguồn nước ngầm. 

  • Nguồn nước ngầm bao gồm các nước dưới lòng đất. Đặc điểm của nguồn nước chính là ít vi sinh vật, ít oxy, chất rắn lơ lửng thấp, chứa một số kim loại nặng như asen, sắt, mangan ...
  • Nguồn nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, sông suối. Đặc điểm của nguồn nước mặt là độ đục lớn, độ màu cao, hàm lượng chất hữu cơ cao và nhiều vi sinh vật...Cần xử lý sơ bộ nhiều hơn nguồn nước ngầm
  • Nguồn nước biển có trữ lượng lớn trên trái đất. Nước biển có độ mặn cao, nhiều vi sinh vật. Nước biển cần áp dụng công nghệ xử lý đặc thù để có thể làm giảm độ mặn trong nước. Vì vậy để xử lý được nguồn nước này sẽ có chi phí khá là cao. 
Đối với một số vùng nguồn nước đang bị ô nhiễm sắt và mangan nghiêm trọng, người dân vô cùng khổ sở. Việc đầu tư hệ thống hệ gia đình là rất cần thiết.
Với hiện trạng nguồn nước ngầm đang bị cạn kiệt và ô nhiễm đáng báo động như hiện nay  thì trong tương lai con người sẽ phải tiến hành xử lý và sử dụng nguồn nước mặt và nước biển. 
Hiện nay, Việt Nam đã có một số công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt, dùng ở ngoài các đảo. Công suất còn chưa lớn tuy nhiên cũng đã giải quyết được phần nào vấn đề nước sạch ở các đảo.

Các công nghệ xử lý nước cấp thông dụng thường dùng

Xử lý nước cấp có thể sử dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Phụ thuộc vào mục đích xử lý và chất lượng nguồn nước ban đầu mà đưa ra các công nghệ xử lý sao cho phù hợp nhất. Hãy cân nhắc các các yếu tố khác liên quan đến xử lý như mức độ khả thi, giá thành

  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

Trên đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm. Nước ngầm thường có đặc tính như ít oxy, ít vi sinh vật, hàm lượng chất lơ lửng thấp nhưng lại thường chứa các hợp chất kim loại như sắt, mangan và asen (phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như thành phần địa lý). Việc sử dụng giàn mưa và tháp oxy hóa cao tải sẽ loại bỏ được các hợp chất kim loại hòa tan trong nước. Quá trình này làm kết tửa các hợp chất kim loại rồi lắng bằng các loại bể lắng.
Thông dụng nhất hiện nay đó là sử dụng tháp oxy hóa cao tải (tháp làm thoáng) và bể lắng lamella (bể lắng lamen). Việc thông dụng là do quá trình xử lý đạt hiệu quả hơn hẳn các phương pháp truyền thống cũng như tiết kiệm diện tích.
Tùy từng hàm lượng cũng như các hợp chất kim loại khác nhau mà ta có thể thêm công đoạn hóa lý (sử dụng hóa chất để xử lý kim loại). 
Nước đầu ra thường được xử lý đạt các QCVN 02:2009/BYT- đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt thông thường.

  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt

Như đã biết, nước mặt có đặc điểm có hàm lượng chất hữu cơ cao và biến động theo mùa. Nguồn nước mặt có thêm sự xuất hiện của 1 số vật thể to như chai lọ, cành cây, lá cây, nhựa, nilong... 
Vì thế trong quá trình xử lý nước mặt có áp dụng thêm phương pháp cơ học là song chắn rác và bể lắng ngang. Hai biện pháp này loại bỏ các chất rắn to, nhằm đảm bảo hoạt động của công trình và thiết bị phía sau như đường ống, bơm...
Ngoài ra, công nghệ xử lý nước mặt thường có quá trình hóa lý để đảm bảo hiệu quả xử lý của hệ thống. Ví dụ như nước có chất rắn lơ lửng cao sử dụng các hóa chất để xử lý sẽ hiệu quả hơn, lắng tốt hơn
Nước đầu ra đạt QCVN 02:2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt thông thường.

  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước tinh khiết

Đời sống hiện đại ngày nay không thể thiếu được nước tinh khiết, nước tinh khiết con người có thể sử dụng trực tiếp mà không cần đun sôi. 
Công nghệ xử lý nước tinh khiết quan trọng nhất đó là sử dụng công nghệ RO - thẩm thấu ngược. 
Nước sau xử lý phải đạt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm.

  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước siêu tinh khiết

Khái niệm nước siêu tinh khiết vẫn còn khá mới mẻ. Nước siêu tinh khiết được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp linh kiện bán dẫn, quang điện mặt trời hay sản xuất dược phẩm. 
Để sản xuất được nước siêu tinh khiết không thể không có công đoạn EDI - điện thẩm tách. Quá trình khử trùng có thể tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước máy đầu vào cũng như yêu cầu của từng ngành công nghiệp. 
Hiện nay Việt Nam chưa có quy chuẩn cụ thể cho chất lượng nước siêu tinh khiết.

Một số công trình xử lý nước cấp lớn ở Việt Nam

  • Hiện nay, Khu vực miền Bắc có nhà máy nước mặt sông Đuống đạt công suất khủng tới khoảng 300.000m3/ngày đêm. Riêng thành phố Hà Nội còn có nhiều nhà máy nước các công suất lớn nhỏ với tổng công suất là gần 600.000 m3/ngày đêm như nhà máy nước Yên Phụ, Nhà Máy nước Lương Yên, Nhà máy nước Pháp Vân thuộc công ty TNHH Một thành viên nước sạch.
  • Khu vực miền Trung có nhà máy nước sạch BOO Phú Ninh lớn nhất miền trung với công suất vận hành khoảng 50.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra còn có khá nhiều đơn vị cấp nước sạch nhỏ khác.
  • Khu vực miền Nam hiện nay có các Nhà máy nước Thủ Đức 3, Nhà máy nước Tân Hiệp 2, Nhà máy nước Kênh Đông với tổng công suất khoảng hơn 2,5 triệu m3/ngày đêm.
Ngoài ra, một số khu vực miền núi và miền biển do khoảng cách địa lý và một số vấn đề khác nên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc được sử dụng nước sạch. 
Công ty chúng tôi đã thực hiện rất nhiều công trình xử lý nước sạch tại các miền, đặc biệt các vùng núi như Lào Cai, Hà Giang, Sơn La có địa hình đồi núi hiểm trở, chúng tôi giải quyết vấn đề nước sạch cho bà con, khiến bà con yên tâm cuộc sống.
Nếu cần giải đáp về xử lý nước cấp hãy liên hệ ngay với chúng tôi



THÁP OXY HÓA CAO TẢI TRONG XỬ LÝ NƯỚC

Tháp oxy hóa cao tải hay còn được gọi là tháp oxy hóa, tháp cao tải, tháp làm thoáng. Đây là một trong những thiết bị có cấu trúc hiện đại được ứng dụng phổ biến trong việc xử lý nước cấp (nước giếng khoan, nước giếng khoan công nghiệp, nước cấp sinh hoạt..). Khi xử lý nước cấp thì đây là thiết bị không bao giờ thiếu. 
Nhiệm vụ của tháp oxy hóa cao tải chính là xử lý các hợp chất sắt và mangan có trong nguồn nước ngầm. Đặc điểm của các nguồn nước nhiễm sắt và mangan như sau
  • Màu: vàng hoặc vàng nâu
  • Mùi: tanh, hôi
  • Bình, bồn chứa: cặn nâu đen hoặc vàng bám ở đáy hoặc xung quanh bình, bồn chứa
Những nguồn nước nhiễm sắt và mangan không xử lý thì ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như đời sống của con người!

Vậy tháp oxy hóa cao tải là gì?

Tháp oxy hóa cao tải được đặt tên đúng theo nguyên lý hoạt động của nó, tháp có mục đích là oxy hóa các kim loại (điển hình là sắt và mangan) nhờ vào quá trình oxy hóa. Quá trình oxy hóa này không cần dùng thêm bất kỳ loại hóa chất nào, mà chỉ sử dụng sự oxy hóa với oxy ngoài không khí. Không sử dụng hóa chất mà xử lý được các kim loại sắt và mangan trong nước? Tin được không? Cùng tìm kiếm câu trả lời ngay dưới đây!

Nguyên lý hoạt động của tháp oxy hóa cao tải

Trong nước ngầm có chứa nhiều kim loại Fe 2+ và Mn 2+. Khi được đưa lên sử dụng, ban đầu nước khá trong, sau 10 tới 15 phút nước bắt đầu biến đổi sang màu vàng, có cặn vàng. Có những nơi có nồng độ Fe2+ và Mn 2+ cao có thể chỉ sau 5p bơm lên chuyển màu vàng và cảm thấy mùi tanh rõ rệt. 
Tháp oxy hóa cao tải sử dụng oxy trong không khí để oxy hóa các kim loại Fe 2+ và Mn 2+ thành các hợp chất Fe3+ (hợp chất này có màu đỏ, là hợp chất kết tủa).
Thật đơn giản đúng không?

Ưu điểm của tháp oxy hóa cao tải

  • Loại bỏ các hợp chất kim loại sắt và mangan hiệu quả từ 90-95%
  • Quá trình hoạt động đơn giản
  • Thiết bị hoạt động tự động
  • Thiết bị có cấu tạo cực kỳ đơn giản, diện tích lắp đặt tiết kiệm hơn rất nhiều so với các thiết bị cổ điển (giàn mưa)
  • Cực kỳ dễ vệ sinh thiết bị, bảo dưỡng và sửa chữa
  • Vật liệu làm bình là inox nên bền, đẹp, không han rỉ trong quá trình sử dụng

Một số hình ảnh sản phẩm thiết bị của công ty



Quý vị muốn sản xuất tháp oxy hóa cao tải, muốn xử lý nước nhanh chóng và uy tín!
Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của quý khách. Kính chúc quý khách hàng sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Trân trọng kính chào!

Bài viết liên quan:

SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NHIỆT ĐỚI

 ĐỐI TÁC ---------------------------------------------













SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ