HỆ THỐNG XỬ LÝ HƠI DUNG MÔI TỪ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHỰA TỐT NHẤT

#1: VAI TRÒ CỦA DUNG MÔI TRONG SẢN XUẤT NHỰA?

Dung môi là môi trường tiến hành phản ứng tổng hợp nhựa và tạo màu cho nhựa. Thí dụ như các loại nhựa hydroxy acrylic nhiệt lắc dùng xylen hồi lưu trong phản ứng tổng hợp. Dung môi là môi trường pha loãng nhựa rắn thành dạng dung dịch để thấm ướt bột màu và dễ nghiền sơn. Thí dụ nhựa Alkyd bắt buộc ở dạng dung dịch, Acylic Polyol. Aminoresin, Acrylic nhiệt rắn v.v…
Các hơi dung môi thường phát sinh từ các khâu pha tạo màu, trộn màu với vật liệu/ phun lên vật liệu, sấy khô sản phẩm.

#2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NÀO XỬ LÝ ĐƯỢC HƠI DUNG MÔI?

Hiện nay, xử lý nước hơi dung môi thường dùng 02 phương pháp sau đây: 
  • Phương pháp thiêu đốt thực chất là quá trình tiêu huỷ bằng nhiệt nhưng luôn phải có mặt không khí. Sản phẩm của quá trình đốt này thường là CO2, hơi nước và các khí không hoặc ít độc hại. Nhiệt độ đòi hỏi cho việc đốt khí và hơi thải thường phải từ 800-1000 độ C. Phương pháp hay được dùng khi mà sản phẩm đó không thể tái sinh hoặc thu hồi được.
  • Phương pháp hấp phụ: Hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với 1 số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng, trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu rắn.
Phương pháp thiêu đốt thường có chi phí lắp đặt và vận hành cao, phát sinh lượng nhiệt ra môi trường lớn (nếu không được tận dụng). Hiện nay, tại Việt Nam thường sử dụng phương pháp hấp phụ để xử lý hơi dung môi do chi phí rẻ, chất hấp phụ dễ tìm.

#3: QUÁ TRÌNH XỬ LÝ HƠI DUNG MÔI NHƯ THẾ NÀO?


Thuyết minh quy trình xử lý hơi dung môi nhờ quá trình hấp phụ:
  • Các quạt hút sẽ được đặt ở các khu vực phát sinh hơi dung môi, nhờ quạt hút thì hơi dung môi được thu hồi và đi về thiết bị hấp phụ.
  • Hơi dung môi vào thiết bị hấp phụ 1 từ dưới lên. Qua lớp than hoạt tính, một phần hơi dung môi đã được giữ lại trong lớp than hoạt tính, phần còn lại đi ra đỉnh thiết bị rồi đi sang thiết bị phụ số 2.
  • Trong thiết bị hấp phụ số 2 tiếp tục hấp phụ nốt hơi dung môi còn lại và khí sau xử lý được quạt hút đưa ra môi trường. Sử dụng cụm nối tiếp tháp hấp phụ để đạt được hiệu quả cao nhất. Vận tốc khí đi qua lớp hấp phụ từ 0,1-0,5 m/s.
Tháp hấp phụ có các bộ phận: giá đỡ chứa than hoạt tính, của khí vào và khí ra, thân thiết bị, giá đỡ thiết bị.Tìm hiểu thêm cấu tạo và nguyên lý của tháp hấp phụ

#4: ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ 

  • Loại bỏ mùi hôi và hiệu suất xử lý có thể đạt tới 95%
  • Công nghệ tiên tiến, hiệu quả làm việc cao
  • Thiết bị đơn giản, sản xuất nhanh chóng, dễ vận hành,
  • Tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí vận hành thấp
  • Chất hấp phụ dễ kiếm, rẻ


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phương pháp xử lý khí thải 

Thiết bị xử lý khí thải 

Khí thải đặc trưng