Hiện nay, Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì đã khiến cho chất lượng của môi trường không khí đang bị giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như đời sống của con người. Các công trình xây dựng, hoạt động giao thông, các nhà máy sản xuất (xi măng) thải ra 1 lượng lớn bụi gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của con người khu vực lân cận.
Ô nhiễm không khí tác động trực tiếp tới con người |
Bụi gây tổn thương với mắt, da và hệ tiêu hóa (một cách ngẫu nhiên).
Vậy mũi của con người có thể lọc được bụi nào?
Mũi với các ống dẫn khí uốn lượn có bề mặt bao phủ bởi chất nhầy cùng với lông mũi, được xem là một máy lọc bụi hiệu quả đối với các hạt có kích thước > 10μm và được một tỷ lệ đáng kể đối với kích thước từ 2-5 μm.
- Các hạt bụi có kích thước < 10μm phần lớn đã được giữ lại ở mũi, một phần nhỏ đi vào các ống khí quản. Khi đi vào khí quản thì các hạt này sẽ bị lắng đọng hoặc dính vào thành ống do va đập, sau đó sẽ bị khạc ra ngoài hoặc vào đường tiêu hóa.
- Các hạt có kích thước 1- 2μm sẽ đi sâu vào các vùng thở của phổi và hầu như bị lắng đọng toàn bộ tại đó.
Ảnh hưởng của một số loại bụi trong quá trình sản xuất hay gặp phải:
- Bụi quặng và các chất phóng xạ, hợp chất Crôm, Asen gây ung thư phổi
- Bụi thạch anh gây xơ hóa phổi
- Bụi Mangan, phosphat, bicromat kali gây bệnh viêm phổi do nó làm thay đổi tính miễn dịch sinh học của phổi
- Một số bụi kim loại mang tính phóng xạ còn gây bệnh ung thư phổi như bụi cobalt, crom, nhựa đường
- Bụi đồng có thể gây nhiễm khuẩn da rất khó chữa
Kết luận: Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, con người nên sử dụng các bảo hộ lao động như khẩu trang, kính mắt, mũ chụp, quần áo bảo hộ... để đảm bảo được hoạt động sản xuất được tốt và hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe.