TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG LÀM PARTTIME



CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
Số: 95/TB-TDVP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
--------------------------------
                                                                 Hà Nội, Ngày 20/3/2019

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Công ty TNHH Công nghệ môi trường nhiệt đới thông báo tuyển dụng như sau
  1. Vị trí ứng tuyển: Nhân viên văn phòng - part time (3h/ngày)
  2. Số lượng và các yêu cầu:
  • Số lượng: 05 nhân viên
  • Lương: 20-30k/h (phụ thuộc vào năng lực)
  • Yêu cầu:
  • + Biết sử dụng máy tính
    + Biết sử dụng facebook, zalo, google
  • Mô tả công việc: 
  • + Tạo gian hàng trên các kênh thương mại điện tử
    + Thực hiện rao vặt
    + Tìm kiếm danh sách khách hàng
  • Địa điểm: Số 27TT33, khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội 
  •  Thời gian làm việc:
  • + Ca sáng: 8h-11h
    + Ca chiều: 2h-5h
  • Cơ hội: 
  • +Tiếp xúc với môi trường làm việc của doanh nghiệp 
    + Cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp Hồ sơ ứng tuyển:
  • Hồ sơ ứng tuyển xin gửi về nhansu.moitruongnhietdoi@gmail.com gồm:  
  • + Đơn xin việc (viết ngắn gọn, có thể tham khảo mẫu tại đây)
    + Ảnh: chứng minh thư nhân dân, thẻ sinh viên
3. Thời gian nhận hồ sơ: Đến hết tháng 4/2019
4. Liên hệ:
Công ty TNHH Công nghệ môi trường nhiệt đới
Mrs: Ngọc Tú
SĐT: 02466846887
Email: nhansu.moitruongnhietdoi@gmail.com
                                                           CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ 
                                                          MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI 

                                                            (Đã ký)

Bài viết liên quan:

GIẤY PHÉP XẢ THẢI: BẮT BUỘC VÀ KHÔNG BẮT BUỘC?

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là một trong những giấy tờ quan trọng trong “bộ hồ sơ môi trường” của doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp khá lúng túng khi thực hiện hồ sơ này vì không biết doanh nghiệp thuộc vào đối tượng phải thực hiện không? Công ty chúng tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề tại bài viết này! Hy vọng bài viết cung cấp các kiến thức thiết thực cho các doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp thực hiện đúng theo pháp luật.
Giấy phép xả thải vào nguồn nước

Công ty đã tham khảo các văn bản pháp luật sau đây:

  1. Luật tài nguyên nước (Mục 5 điều 34)
  2. Nghị định 2001/2013/NĐ-CP, nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 (Căn cứ điều 16)
  3. Thông tư số 27 /2014/TT-BTNMT thông tư quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước  ban hành ngày 30 tháng 05 năm 2014 (Điều 3)

Các trường hợp KHÔNG PHẢI xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định bao gồm:

  1. Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
  2. Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
  3. Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
  4. Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

Giải thích rõ về mục 2 như sau:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
Ngành phải thực hiện hồ sơ xả thải vào nguồn nước

b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
Ngành phải thực hiện hồ sơ xả thải vào nguồn nước
c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
Ngành phải thực hiện hồ sơ xả thải vào nguồn nước
d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
Ngành phải thực hiện hồ sơ xả thải vào nguồn nước
đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
Ngành phải thực hiện hồ sơ xả thải vào nguồn nước
e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế và cơ sở thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
Ngành phải thực hiện hồ sơ xả thải vào nguồn nước

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ xả thải vào nguồn nước nhanh nhất!

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ : 101 CÂU HỎI

Khi thực hiện hồ sơ quan trắc môi trường định kỳ, nhân viên tư vấn và chủ đầu tư gặp không ít thắc mắc. Nhiều bạn đã liên hệ tới công ty để nhằm được giải đáp các thắc mắc. Công ty đã tổng hợp các câu hỏi và giải đáp luôn tại bài viết này. Hy vọng cung cấp thêm một số thông tin thiết thực cho các bạn tư vấn môi trường cũng như chủ doanh nghiệp.
Câu hỏi xin gửi về:
Website: moitruongnhietdoi.com.vn
Hotline: 0985025566

Cùng theo dõi các câu hỏi và giải đáp ngay dưới đây!
Câu hỏi:
“Em chào công ty!
Trong hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của bên công ty mình cam kết quan trắc môi trường định kỳ 2 lần/1 năm (cả nước thải và khí thải). Thì có quy định nào quy định việc quan trắc vào những tháng nào không ạ?
Em xin trân trọng cảm ơn!”
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi, công ty xin giải đáp như sau: Để trả lời câu hỏi của bạn, Công ty xin trích dẫn thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì tần suất quan trắc được như sau:
Tần suất quan trắc ứng với đối tượng
Do bạn chưa nên rõ quy mô và ngành nghề thực hiện, vậy bạn đối chiếu với bảng trên nếu tần suất quan trắc môi trường của công ty bạn chưa đúng thì cần làm công tắc điều chỉnh
Hồ sơ quan trắc môi trường định kỳ thường được thực hiện vào tháng 3, 6, 9, 12. Công ty cam kết thực hiện quan trắc 2 lần/năm thì quan trắc vào tháng 3 và tháng 9 hoặc tháng 6 và tháng 12 (thường là thực hiện vào tháng 6 và 12).
Quan trắc thực hiện vào thời điểm công ty hoạt động bình thường. Không thực hiện quan trắc vào những ngày mưa (để tránh sự pha loãng ảnh hưởng tới kết quả phân tích)
Câu hỏi:
Hiện nay, công ty mình thuê đơn vị quan trắc hiện trạng môi trường định kỳ gồm khí thải và nước thải với tần suất 4 lần/năm.Tất cả kết quả đều thấp hơn so với quy chuẩn hiện hành. Vậy có cần phải báo cáo 2 lần/năm gửi về sở tài nguyên và môi trường không ạ!
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi, công ty xin giải đáp như sau: Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất đều phải thực hiện quan trắc môi trường với tần suất đúng thông tư số 31/2016/TT-BTNMT. Việc các chỉ tiêu quan trắc thấp hơn quy chuẩn chứng tỏ công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp bạn rất tốt và vẫn phải thực hiện gửi báo cáo định kỳ lên cơ quan kiểm soát (phòng tài nguyên môi trường cấp huyện hoặc sở tài nguyên và môi trường. Nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu nào vượt quá quy chuẩn thì có hướng để điều chỉnh công tác bảo vệ môi trường!
Câu hỏi:
Hoạt động quan trắc nước thải của công ty chúng tôi là 23 chỉ tiêu (Quan trắc nước thải theo giấy phép xả thải). Tuy nhiên, do sai sót nên đơn vị quan trắc chỉ thực hiện phân tích 20 chỉ tiêu, có nghĩa là thiếu 3 chỉ tiêu. Vậy công ty chúng tôi sẽ bị phạt như thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi, công ty xin giải đáp như sau: Theo điều 6, nghị định 33-2017/ NĐ -CP về xử phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước khoáng sản có quy định:
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:Không lưu trữ thông tin, số liệu quan trắc theo quy định hoặc Không quan trắc dưới 25% các thông số phải quan trắc theo quy định.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không quan trắc từ 25% đến dưới 50% các thông số phải quan trắc theo quy định
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không quan trắc từ 50% đến dưới 75% các thông số phải quan trắc theo quy định.
Vậy quý đơn vị đã vi phạm “mục số 1 - Không quan trắc dưới 25% các thông số phải quan trắc theo quy định” , đơn vị sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Quý đơn vị nên chú ý điều chỉnh lại các hoạt động quan trắc cho đúng (đối với các lần kế tiếp), giải trình lý do quan trắc thiếu thông số và nộp phạt khi có quyết định.
Câu hỏi:
Bên đơn vị tư vấn môi trường có hoàn thiện và bàn giao cho chúng tôi 01 cuốn “báo cáo quan trắc môi trường định kỳ”. Tuy nhiên thì không hề có xác nhận của cơ quan tiếp nhận. Vậy cho tôi hỏi, khi nộp báo cáo thì cơ quan tiếp nhận có xác nhận (đóng dấu hoặc giấy tiếp nhận) không? Hay chỉ nộp trình lên cơ quan tiếp nhận là xong?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi, công ty xin giải đáp như sau:
Đơn vị bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện về cơ quan tiếp nhận phòng tài nguyên môi trường hoặc sở tài nguyên môi trường 01 bản (đã có đầy đủ chữ ký xác nhận và giấy tờ đính kèm) và không phải xin xác nhận. Tuy nhiên theo thực tế, khi nộp trực tiếp thì một số phòng tài nguyên môi trường có phiếu xác nhận (biên bản xác nhận đã nhận báo cáo) hoặc ký xác nhận vào cuốn hồ sơ rằng đã nhận báo cáo (chú ý mang 02 cuốn, 1 cuốn sẽ xác nhận còn 1 cuốn nộp cho cơ quan).

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn quan trắc môi trường nhanh nhất!

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG : TƯ VẤN VIÊN CẦN 11 LOẠI GIẤY TỜ NÀY

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sau khi thực hiện các hồ sơ đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch BVMT/ Đề án và đi vào hoạt động thì đều phải thực hiện hồ sơ quan trắc môi trường. Để thực hiện hồ sơ quan trắc phải lập kế hoạch quan trắc và thực hiện quan trắc theo quy trình.
Nội dung báo cáo quan trắc được thực hiện theo phụ lục đính kèm trong thông tư 43/2015/TT-BTNMT - thông tư về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc (thông tư có hiệu lực từ ngày 29/9/2015). Các thông số quan trắc được thực hiện theo chương trình giám sát cam kết trong bộ hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/ Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án…
Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện hồ sơ chính là thu thập thông tin. Việc thu thập thông tin giúp cho quá trình thực hiện hồ sơ một cách chủ động và hoàn thành nhanh chóng hồ sơ.
Để hồ sơ quan trắc định kỳ được thực hiện nhanh chóng và đầy đủ nhất thì tư vấn viên cần chuẩn bị các loại giấy tờ như bảng sau:


STT
Tên
Ghi chú
1
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc hợp đồng thuê đất)
Bản sao
2
Giấy đăng ký kinh doanh
Bản sao
3
Giấy đăng ký địa điểm kinh doanh
Bản sao
4
Quyết định phê duyệt ĐTM/ KHBVMT/ Đề án kèm Chương trình giám sát đã cam kết
Bản sao
5
Giấy phép khai thác nước (nước ngầm, nước mặt)
Bản sao
6
Giấy phép xả thải vào nguồn nước
Bản sao
7
Hồ sơ thoát nước mưa, nước thải (bản vẽ, thuyết minh)
Bản sao
8
Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Bản sao
9
Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
Bản sao
10
Hợp đồng thu gom chất thải (chất thải thông thường và chất thải nguy hại) kèm chứng từ thu gom
Bản sao
11
Biên lai thu tiền điện tiền, nước trong 3 tháng gần nhất
Bản sao


Sau khi đã thu thập đủ các giấy tờ thì có cơ bản thông tin về quan trắc rồi, hãy tiến hành thực hiện hồ sơ quan trắc theo quy trình nhé! (chú ý tần suất và thời gian quan trắc).
Ghi chú: Danh sách giấy tờ phía trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu doanh nghiệp thuộc vào các trường hợp không phải làm các giấy tờ số: 5,6,9 có thể bỏ qua hoặc giải trình lý do không phải làm các giấy tờ đó trong báo cáo. Ví dụ: Doanh nghiệp xả thải dưới 5 m3/ngày đêm thì không phải làm giấy phép xả thải (loại trừ một số ngành đặc trưng như y tế...)

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn quan trắc môi trường nhanh nhất!

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ