HỆ THỐNG XỬ LÝ HƠI AXETON TỪ QUÁ TRÌNH TINH CHẾ DUNG MÔI

#1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ AXETON!

  • Axeton là một chất lỏng dễ cháy, không màu và là dạng xeton đơn giản nhất. Axeton không tan trong nước và là dung môi chủ yếu dùng để làm sạch trong phòng thí nghiệm, đồng thời là một chất dùng để tổng hợp các chất hữu cơ và còn được sử dụng trong các thành phần hoạt chất của sơn móng tay.
  • Tiếp xúc với Axeton dù bằng các hình thức nào đều rất dễ dàng hít phải chúng do Acetone nhẹ dễ bay hơi. Việc hít phải Acetone có thể dẫn đến ói mửa khi nồng độ tăng cao. Có người còn bị ói ra máu.
  • Hơi axeton cũng làm ngứa và chảy nước mắt. Khi tiếp xúc với Axeton trong thời gian lâu hơn, giác mạc có thể bị đục tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nếu bị bắn axeton vào mắt sẽ bị cay, gây tổn thương giác mạc. Bạn nên rửa ngay mắt với nước sạch thì sau vài ngày sẽ khỏi. Nếu không mắt sẽ chịu những tổn thương vĩnh viễn.

#2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT AXETON NHƯ THẾ NÀO?


Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Quá trình tinh chế axeton dựa trên phương pháp chưng cất phân đoạn. Phương pháp này giúp axeton có được một độ tinh khiết cao từ một hỗn hợp. Với quy trình công nghệ khép kín hoàn toàn. Nguyên liệu (dung môi) được cho vào nồi chứa. 
Hệ thống cấp nhiệt sẽ làm hỗn hợp dung môi bay hơi qua cột chưng cất phân đoạn. Dung môi tinh khiết bốc hơi được hệ thống phân tách phân đoạn sẽ tách từng loại dung môi riêng biệt thành các phân đoạn hơi dung môi tinh khiết. 
Acetone được cất lấy ở nhiệt độ sôi 56 – 70 độ C. Hơi này sẽ được ngưng tụ hoàn toàn thành chất lỏng tinh khiết tại hệ thống ngưng tụ và được đưa vào từng bình chứa sản phẩm riêng biệt. 
Mỗi đợt chưng cất có thể thực hiện liên tục trong nhiều ngày. Sau mỗi đợt sẽ xả cặn và nước chưng cất. Phần nước này sẽ được đưa qua lọc cặn. Quá trình sản xuất phát thải hơi axeton.

#3: BIỆN PHÁP XỬ LÝ HƠI AXETON NHƯ THẾ NÀO?

Hình sơ đồ công nghệ xử lý 
Thuyết minh phương án xử lý hơi axeton: 
Toàn bộ hơi axeton sẽ được thu gom vào các chụp hút nhờ quạt hút (chụp hút được bố trí tại các vị trí phát sinh hơi axeton). Từ đó dẫn về cụm tháp hấp phụ. Cụm hấp phụ gồm 2 thiết bị hấp phụ, chất hấp phụ sử dụng là than hoạt tính.

Khí chứa hơi axeton được dẫn qua hai cột liên tiếp. Trong cột có lớp vật liệu hấp phụ cacbon hoạt tính có khả năng giữ lại hơi axeton. Khí sạch sau khi qua cột hấp phụ số 2 đi ra ngoài không khí. 
Sau 1 thời gian, thì lớp than sẽ bão hòa và lớp than hoạt tính được tái sinh bằng cách dẫn hơi nóng (150 độ C) xuyên qua lớp vật liệu hấp phụ để kéo hơi axeton ra khỏi lớp vật liệu hấp phụ. 
Hỗn hợp dòng hơi và khí thoát ra phía trên cột hấp phụ sẽ được dẫn đi qua bình ngưng và hóa lỏng cả hơi lẫn axeton ở hai pha riêng rẽ. 
Axeton nhẹ nổi ở trên sẽ được thu hồi, còn nước ở dưới được dẫn tới bộ phận đun nước sôi để tái sử dụng.

#4: ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ

Phương pháp hấp phụ có những ưu điểm sau:
  • Loại bỏ mùi hôi và hiệu suất xử lý có thể đạt tới 95%
  • Công nghệ tiên tiến, hiệu quả làm việc cao
  • Thiết bị đơn giản, sản xuất nhanh chóng, dễ vận hành,
  • Tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí vận hành thấp
  • Chất hấp phụ dễ kiếm, rẻ
Công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới chuyên thiết kế, sản xuất các thiết bị xử lý khí thải. Hệ thống có nhiều ưu điểm:
  • Hoàn toàn kín khít, không thất thoát khí, không rò rỉ.
  • Thi công lắp đặt nhanh chóng, tuổi thọ công trình cao.
  • Chi phí vận hành rẻ.
Ngoài ra, công ty chúng tôi có:
  • Đội ngũ cán bộ kỹ sư hàng đầu từ các trường đại học Bách Khoa, Thủy lợi, Khoa học tư nhiên...
  • Đội ngũ c ông nhân có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực xử lý khí thải
  • Hỗ trợ sửa chữa và bảo hành miễn phí
  • Kiểm soát chất lượng không khí đầu ra


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phương pháp xử lý khí thải
Thiết bị xử lý khí thải
Xử lý khí thải đặc trưng