Xử lý 1349 vụ vi phạm môi trường 5 tháng đầu năm 2014

Năm tháng đầu năm 2014, các cơ quan chức năng Quản lý môi trường đã xử lý 1349 vụ vi phạm của các doanh nghiệp đã vi phạm các  quy định về vệ sinh môi trường với tổng số tiền phạt lên đến 33,4 tỷ đồng.
Tổng cục Thống kê đã cho biết: " Tính trung bình 5 tháng đầu năm vừa qua, cả nước đã phát hiện 2,274 vụ vi phạm các quy định về vệ sinh - bảo vệ môi trường. Trong đó, các cơ quan đã kiểm tra và xử lý 1349 vụ  vi phạm với tổng số tiền phạt là 33,4 tỷ đồng.
 Ô nhiễm môi trường
Doanh nghiệp vi phạm môi trường đều bị xử phạt nghiêm trọng
Theo Nghị định Số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày ngày 14 tháng 11 năm 2013 có quy định tất cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
  • Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính nhằm cảnh tỉnh các tổ chức cần phải tự giác thực hiện đầy đủ việc kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả, đúng pháp luật.
Nguồn: Thanh Thảo - moitruong

Vậy khi thanh kiểm tra môi trường doanh nghiệp phải làm gì?

Đây vẫn luôn là câu hỏi đau đầu của mỗi doanh nghiệp khi có bất kỳ công tác thanh kiểm tra và đặc biệt là về vấn đề môi trường đang vô cùng nóng hổi.
Vậy doanh nghiệp nên làm những công việc sau đây:
  • Xác định việc thanh kiểm tra môi trường về mục đích gì? (quản lý chất thải nguy hại, quản lý và xử lý nước, có vấn đề môi trường gây ảnh hưởng tới người dân, khiếu nại dân chúng...)
  • Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ liên quan tới môi trường, đặc biệt các hồ sơ trong công văn cơ quan nhà nước gửi (sở tài nguyên, chi cục bảo vệ môi trường, phòng tài nguyên cấp huyện...). Chú ý nên chuẩn bị cả các giấy tờ đang thực hiện (như đang thực hiện xin cấp giấy phép xả thải thì nên chuẩn bị cả giấy tiếp nhận hồ sơ của sở tài nguyên hoặc phòng tài nguyên môi trường cấp huyện....)
  • Chuẩn bị các nội dung giải trình một số vấn đề nhà xưởng trước.
  • Thực hiện vệ sinh toàn bộ vệ sinh nhà xưởng, văn phòng, kho chứa đặc biệt kho chứa chất thải nguy hại hoặc kho hóa chất..Ví dụ: kho chứa hóa chất, chất thải nguy hại đã đầy đủ cảnh báo chưa? Hệ thống chữa cháy có hoạt động không? 
  • Chuẩn bị công tác tiếp đón đoàn: trong công văn thanh kiểm tra sẽ yêu cầu cán bộ có chức năng quản lý môi trường hoặc cán bộ quản lý khác hiểu biết về lĩnh vực thanh kiểm tra
  • Sau khi thực hiện thanh kiểm tra xong, tiến hành giấy tờ giải trình khi có yêu cầu.
Hy vọng, các ý phía trên cung cấp phần nào hướng giải quyết cho doanh nghiệp trước khi thanh kiểm tra!
Cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Nghị định 201 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh, gia hạn giấy phép khai thác nước

Dưới đây là một số điều trích dẫn từ Nghị định 201 năm 2013 của Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 về việc  gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi và cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Điều 22: Gia hạn giấy phép
1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
2. Đối với trường hợp khác với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
1. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
b) Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế và cấu trúc địa chất thủy văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
c) Khối lượng hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d) Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
đ) Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép;
e) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
a) Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;
b) Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cn phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước;
d) Do chuyển đổi chức năng nguồn nước;
đ) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh:
a) Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải;
b) Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
c) Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
d) Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đnghị áp dụng mức quy chun cao hơn.
Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định tại Khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.

5. Trường hợp chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh giấy phép thì chủ giấy phép phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo quy định của Nghị định này; trưng hợp cơ quan cấp phép điều chỉnh giấy phép thì cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ít nht chín mươi (90) ngày.
Điều 24. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
c) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
d) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá ba (03) tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không quá mười hai (12) tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chhiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
1. Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;
b) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;
d) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
e) Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
2. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này, chủ giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (03) năm, ktừ ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vliên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.
3. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét việc cấp giấy phép mới.
4. Trường hp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì chủ giấy phép được nhà nước bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
3. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
1. Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
2. Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.

5 năm ăn nước ao tù tại thôn Ngọc Than - Hà Nội

(ĐSPL) – Giặt giũ, rửa thức ăn, gánh từng xô nước về nhà từ ao tù là những hình ảnh khiến nhiều người không khỏi cám cảnh khi chứng kiến người dân phải sinh hoạt như vậy.
Cách đường ống dẫn nước sạch Sông Đà chưa đến 1km nhưng suốt 5 năm qua, người dân thôn Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội) phải dùng nước ao tù để sinh hoạt.
Hàng ngày, người dân nơi đây phải dùng nước từ ao trước đình làng làm nước sinh hoạt. Cảnh người dân thi nhau gánh từng gánh nước về dùng không còn xa lạ ở đây. Có người còn mang cả xe cải tiến ra kéo cả mấy thùng về dùng dần.
Một số hộ dân khác thì kéo máy bơm từ ao về bể lọc thủ công để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt. Để bơm được thứ nước ao tù về nhà, mỗi hộ gia đình phải đầu tư không ít tiền bạc và công sức thay vì được sử dụng thứ nước sạch như ở nội thành.
Nói về việc phải dùng nước ao hơn 5 năm nay, ông Đỗ Văn Nhật (80 tuổi) người dân trong làng kể: “Nhiều rác thải cũng đồng nghĩa với việc nước bẩn. Nhưng biết làm sao được, không lấy nước ở đây thì lấy đâu nước mà dùng. Hiện cả làng này chỉ có 2 nguồn nước là từ các ao tù và giếng khoan. Giếng khoan thì đỡ ô nhiễm hơn nhưng giờ cạn kiệt, họa hoằn lắm mới có nhà khoan trúng mạch nước ngầm thôi”.
Nước từ ao này được các gia đình góp tiền mua máy bơm, đường ống dẫn nước về nhà để dùng. Việc trang bị máy bơm, mua đường ống dẫn nước, xây bể... mỗi gia đình phải bỏ chi phí cả triệu đồng. Nhà nào không có điều kiện thì hằng ngày kéo xe chở thùng hoặc kẽo kẹt gánh nước về.
Cảnh người dân gánh từng gánh nước ao tù về ăn khiến người chứng kiến không khỏi đau lòng.
Dọc bờ ao quanh làng, máy bơm và ống dẫn nước chằng chịt quấn ngang quấn dọc. Bờ tường, cột điện và cây cối là những tụ điểm của hệ thống dây điện và ống dẫn nước về nhà dân.
Qua quan sát có thể thấy nước trong ao không được lưu thông, nước thải từ một dãy nhà trọ xả thẳng xuống, chưa nói đến việc chuồng lợn của một hộ gia đình đang đấu thầu ao để thả cá, nước thải của khu chuồng trại chăn nuôi này được xả thẳng xuống ao để làm thức ăn cho cá.
Xung quanh bờ ao hệ thống ống bơm nước chằng chịt của các hộ dân dẫn nước ao tù
về nhà dùng cho ăn uống 
Ông Nguyễn Bá Hưng, trưởng thôn Ngọc Than cho biết: “Cả thôn có gần 1000 hộ dân, khoảng gần 5000 nhân khẩu. Bình quân mỗi hộ đều có 4-5 người, nhu cầu nước sinh hoạt rất lớn. Hiện nay, cả thôn chỉ có 2 hộ gia đình được sử dụng nước lọc qua thiết bị lọc nước do một công ty về năng lượng và môi trường hỗ trợ. Sở dĩ người dân phải dùng nước ao là vì ở đây nguồn nước rất khan hiếm, có khi đào khoan cả vài chục mét nước cũng không dùng được, nhiều đường ống nước còn bị tắc".
Nước ao cũng là nơi cho người dân, trẻ em nơi đây tắm mát trong những ngày hè oi bức 
Ông Nguyễn Quý Thuận, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ cho biết: “Việc dùng nước sinh hoạt từ ao ở làng Ngọc Than là có thật, hiện tại vẫn đang đợi cấp trên xử lý và cũng khuyến cáo người dân không dùng nước từ ao, hồ cho việc ăn uống. Năm ngoái, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hà Nội đã chỉ đạo lắp đặt thử nghiệm 2 thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình để xử lý nguồn nước ao và công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường NuSa Việt Nam cũng đã đầu tư bể xử lý nước thô tại ao. Thành phố cũng đã có chỉ đạo về việc cung cấp nước sạch cho người dân Ngọc Than. Dự án cấp nước được giao cho Công ty nước sạch Hà Nội tuy nhiên đến nay công ty này vẫn chưa hoàn thành hồ sơ. Xã Ngọc Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để kéo đường ống nước sạch”.
Nguồn: Huyền Nguyễn ( đời sống pháp luật)


Phạt 38 triệu đồng đối với một vài nhà máy vì xả nước thải gây ô nhiễm môi trường

Ngày 19 và đêm 21 vừa qua, theo phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại khu vực Long Biên, Hà Nội. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc công an thành phố, Phòng cảnh sát môi trường, công an thành phố Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra hệ thống xả nước thải tại một số cơ sở, nhà máy xí nghiệp tại khu vực đã có nhiều sai phạm về ô nhiễm môi trường.
Nước thải xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng ( Ảnh: minh họa) 

Cụ thể, căn cứ vào kết quả phân tích mẫu nước thải, đo tiếng ồn và các tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra, các cơ quan chức năng xác định một vài cơ sở, nhà máy đã có các hành vi vi phạm sau: Không có văn bản báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại theo quy định; vi phạm về xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.

Nước thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường ( Ảnh: minh họa) 
Một số nhà máy sản xuất đã có lượng nước thải xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận vượt quá 10 lần trở lên, gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh
Đối với một số Công ty sản xuất một số mặt hàng gia dụng đã vi phạm về tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, lỗi vi phạm trên của 2 công ty, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm đối với một số nhà máy với mức phạt trung bình với mức tiền phạt là 38 triệu đồng.
Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm đối với Công ty sản xuất đồ gia dụng mức tiền phạt là 17,5 triệu đồng.
Tính đến thời điểm này thì một số nhà máy, công ty đã bị xử phạt hành chính về vi phạm môi trường trên đang khẩn trương khắc phục những tồn tại vi phạm. 
(Tên một số công ty , nhà máy vi phạm môi trường đã được ẩn danh)
Nguồn: an ninh thủ đô

Nghị định số 35/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về DMC, DTM, CKBVMT

CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 35/2014/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 29/2011/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) như sau:
“3. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) đến thời điểm ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:
a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt;
b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để đăng ký”.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
2. Nghị định này bãi bỏ Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3)





   (Theo:  VEA.GOV) 
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng


Báo cáo hiện trạng môi trường

Báo cáo hiện trạng môi trường là báo cáo định kỳ về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh đúng tuần suất và vị trí quy định.Theo quy định hiện nay, các cơ sở phải nộp cho cơ quan quản lý môi trường tối thiểu một năm 02 lần. Báo cáo 06 tháng đầu năm nộp chậm nhất là ngày 15/7 và Báo cáo 06 tháng cuối năm nộp chậm nhất là 15/1 năm sau. Tuy nhiên tùy vào quy mô hoạt động và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của đơn vị mà cơ quan quản lý về môi trường có thể yêu cầu cụ thể số lần nộp báo cáo hiện trạng môi trường trong một năm.
Dịch vụ quan trắc môi trường

 Trình tự các bước: 

  • Thu thập thông tin từ cơ sở cần lập báo cáo
  • Quan trắc môi trường theo nội dung đã cam kết và phải phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật
  • Tập hợp thông tin, tài liệu viết báo cáo
  • Trình ký hồ sơ chủ đầu tư
  • Nộp cho cơ quan quản lý về môi trường.

Nội dung báo cáo bao gồm: 

  • Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong giai đoạn cần báo cáo;
  • Các hoạt động quản lý, giám sát, bảo vệ môi trường đã thực hiện trong giai đoạn cần báo cáo;
  • Đánh giá hiện trạng nước thải, khí thải, chất thải rắn thông qua kết quả quan trắc môi trường trong khoảng thời gian cần lập báo cáo;'
  • Các phụ lục gồm có: Kết quả quan trắc môi trường, các giấy tờ có liên quan theo quy định nếu có.
Quan trắc môi trường nước thải
Quan trắc môi trường nước thải
Quan trắc môi trường không khí xung quanh
Quan trắc tiếng ồn
Để lại thông tin tại Biểu mẫu hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ quan trắc môi trường nhanh nhất!

Quy trình lập đề án bảo vệ môi trường

I. Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường:

Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, các tòa nhà, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (hoặc Cam kết bảo vệ môi trường).
Đề án bảo vệ môi trường, tư vấn môi trường
II. Mô tả công việc:
  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh.
  • Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
  • Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
  • Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
  • Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
  • Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án
  • Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty
  • Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ đề án bảo vệ môi trường nhanh nhất!

Tư vấn thiết kế xử lý khí thải công nghiệp

Xử lý khí thải là quá trình tách các hợp chất dạng bay hơi, bụi ... không mong muốn ra khỏi dòng khí. Các loại khí thải này đều mang thành phần ô nhiễm, gây hại môi trường nên trước khi thải bỏ chúng cần phải qua quá trình xử lý lọc sạch các chất ô nhiễm để tránh gây tác hại đến môi trường.

Hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất lớn
Thiết bị xử lý khí thải công nghiệp
Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới chuyên tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống xử lý khí thải của Môi trường Nhiệt Đới uy tín, chất lượng, giá tốt nhất thị trường Miền Bắc.
  • Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
  • Không khí trong thời đại chúng ta ngày càng ô nhiễm nặng nề bởi các công ty công nghiệp.
  • Cháy rừng, núi lửa, bụi sản xuất công nghiệp như sản xuất xi măng, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất hóa chất, các lò hơi, lò đốt, động cơ máy bay, xe ô tô..đốt rất nhiều nhiên liệu hóa thạch, xăng dầu, gas…tất cả đã và đang gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống con người như hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến băng tan làm mực nước biển nhấn chìm nhiều thành phố, làm đất đai nhiễm mặn không canh tác được, gây nên thiên tai, bệnh tật cho con người.
Tháp hấp thụ xử lý hơi axit
Hệ thống – thiết bị xử lý khí thải của công ty chúng tôi chia làm hai dạng xử lý :
  • Hệ thống xử lý khí thải dạng ướt: là dạng xử lý dưới tác động của quạt hút làm cho khí thải và nước tiếp xúc với nhau, do trong nước đã hòa sẵn hóa chất, tạp chất lẫn bụi trong khí dưới tác dụng với hóa chất sẽ nhanh chóng kết dính lại, do trọng lực, tạp chất và bụi theo dòng nước rơi xuống đáy thiết bị. Không khí sau khi lọc theo đường ống dẫn thoát ra ngoài.
  • Hệ thống xử lý khí thải bằng túi vải: Không khí chứa bụi thông qua lực hút của quạt được dẫn vào thiết bị lọc bụi, tại đây bụi tiếp xúc với các túi vải được thiết kế trong thùng lọc, bụi bị tách ra không khí và dính vào bề mặt túi vải, không khí sau đó thông qua các lỗ thông khí của vải thoát lên trên và theo đường ống ra ngoài.
Phần lớn lượng khí phát sinh từ quá trình đốt củi, than, … chưa qua xử lý vượt quá tiêu chuẩn khí thải cho phép theo QCVN 19/2009/BTNMT. Trong đó gần 99% các sản phẩm của quá trình cháy là các chất như nitơ, hơi nước, CO2,…bên cạnh đó trong quá trình đốt sinh ra một hàm lượng lớn muội than, tro bụi và một số loại khí độc hại gây tác động trực tiếp cho sức khỏe con người và sinh vật như:
  • Khí CO: Là sản phẩm của quá trình cháy trong điều kiện thiếu O2, CO gây ức chế sự hô hấp của động vật và tế bào thực vật. Có thể gây tử vong cấp kì ở nồng độ 0.8 ppm.
  • Khí NOx: Bao gồm NO, NO2…. Là những chất ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên liệu phát thải vào bầu khí quyển, trong đó ở gần ngọn lửa khí NO chiếm 90 – 95% và phần còn lại là NO2. 
  • Khí SOx: Hầu hết các loại nhiên liệu lỏng đều có chứa lưu huỳnh trong dầu đốt khi cháy thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy tạo thành khí oxit lưu huỳnh, trong đó khoảng 99% là khí sunfua đioxit SO2.
  • Bụi: Trong sản phẩm cháy của các nguyên liệu lỏng, rắn hầu hết đều có mang theo bụi. Nhiên liệu khi cháy sinh ra một hàm lượng bụi lớn nhưng nhất thiết cần được xử lý để tránh bụi phát tán ra môi trường gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp và làm mất vệ sinh môi trường xung quanh nguồn thải.
Thiết bị cyclone xử lý bụi xi măng

Chất keo tụ PAC

PAC (Poly Aluminium chloride) là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử (polyme) với công thức phân tửlà [Al2(OH)nCl6-n]m. Hiện nay, PAC được sản xuất với số lượng lớn và được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm sunfat trong xử lý nước thải và nước sinh hoạt.
hóa chất PAC
Chất keo tụ PAC

1. Giới thiệu sản phẩm PAC

  • Sản xuất tại Ấn độ
  • Công dụng: Chất keo tụ dùng trong xử lý nước và nước thải
  • Thành phần hóa học cơ bản: Polyaluminium chloride, có thêm chất khử trùng gốc clorin

2. Đặc tính kỹ thuật sản phẩm PAC

bảng thông số kỹ thuật

3. Ưu điểm sản phẩm PAC 

  • Hạn chế việc điều chỉnh pH nước nguồn như các loại phèn hiện đang sử dụng, do đó tiết kiệm liều lượng hóa chất (dùng để tăng độ kiềm) và các thiết bị đi kèm như thùng hóa chất và bơm định lượng.
  • Liều lượng sử dụng thấp, bông cặn to dễ lắng.
  • Giảm thể tích bùn.
  • Tăng độ trong của nước sau lắng, kéo dài chu kỳ lọc và tăng chất lượng nước sau lọc.
  • Không bị chảy nước hay vón cục sau khi mở bao bì.

4. Hướng dẫn sử dụng

  • Pha chế thành dung dịch 5 - 10% và châm vào nước nguồn cần xử lý.
  • Liều lượng dùng xử lý nước mặt: 1 – 10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.
  • Liều lượng dùng xử lý nước thải (nhà máy giấy, dệt nhuộm, chế biến thủy hải sản, thực phẩm, lò mổ gia súc, nước thải sinh hoạt,…): 20 – 200 g/m3 tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được báo giá chất keo tụ PAC nhanh nhất!

Bình lọc ngược xử lý nước giếng khoan công nghiệp

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối bình lọc ngược, bình lọc áp lực và các thiết bị xử lý nước cho hệ thống lọc nước giếng khoan công nghiệp, gia đình với nhiều công suất khác nhau.
Thiết bị xử lý nước cấp
Bình lọc ngược

Thông tin sản phẩm:

  • Tên sản phẩm: Bình lọc ngược (bình lọc hở, bình lọc áp lực D1500) 
  • Kích thước: Cao 2200, loại đứng
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Bình làm hoàn toàn bằng inox SUS304 dày 4mm. 
  • Áp lực làm việc tối đa là 15 Bar. 
  • Bình đã tích hợp đầy đủ bích inox  của các đường ra, vào, chân đế theo yêu cầu. 
  • Tích hợp đầy đủ các van xả khí, chỏm cầu inox đạt độ cong tiêu chuẩn Châu Âu, đảm bảo cho bình làm việc được với áp lực cao nhất. Các mối hàn inox  được hàn 2 lớp, hàn trong bình và ngoài bình. 
  • Vệ sinh đánh bóng bằng axit trước khi đưa vào sử dụng, loại bỏ các nốt cháy hàn, loại bỏ khả năng ăn mòn khi đưa vào sử dụng. Số lượng bồn bình inox  của Môi trường Nhiệt Đới đã lắp đặt tại Việt Nam đã đạt hơn 5000 bình bồn các loại. 
  • Ứng dụng: thiết bị lọc hở được dùng để xử lý nước giếng khoan, nước mặt, nước cấp.. cho các nhà máy, xí nghiệp, hộ gia đình, khu chung cư, khu tập thể. Kích thước, công suất do công ty chúng tôi thiết kế hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
  • Giá cả: Thương lượng
  • Bảo hành: 1 năm
Liên hệ đặt mua thiết bị lọc

Nước sạch tới mọi nhà!

Tuyển kỹ sư cơ khí

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG KỸ SƯ CƠ KHÍ
Thông tin tuyển dụng
Vị trí tuyển dụng:
Kỹ sư cơ khí
Loại hình công việc:
Toàn thời gian cố định
Địa điểm làm việc:
Số 22 Ngạch 168/21 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Số lượng:
02

Mô tả công việc:
Thiết kế, khai triển, bóc tách khối lượng các sản phẩm gia công cơ khí cấu thành lên hệ thống xử lý nước và môi trường. Chi tiết cụ thể sẽ trao đổi khi phỏng vấn.

Quyền lợi:
-  Lương cứng + thưởng theo công việc + thưởng các dịp lễ, tết; 
-  Các chính sách phúc lợi: BHXH, BHYT, BHTN, qùa sinh nhật, thăm hỏi hiếu, hỉ, ốm đau… 
-   Có cơ hội thăng tiến và tăng lương
Lương tháng:
Thỏa thuận
Yêu cầu trình độ
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí
Yêu cầu kinh nghiệm:
Tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc tại các xưởng sản xuất, thi công cơ khí hoặc thiết kế
Yêu cầu khác
-  Vẽ kỹ thuật tốt; 
- Thành thạo Auto cad
-  Yêu công việc, chủ động, có tinh thần trách nhiệm cao;
-  Đi công tác xa khi có yêu cầu...
Hồ sơ ứng tuyển
Tải form tại đây
    Nộp hồ sơ
     Gử hồ sơ ứng tuyển vào zalo số 0936460366 hoặc Email: nhansu.moitruongnhietdoi@gmail.com 
    (vui lòng  không gọi)
    Những ứng viên có hồ sơ phù hợp sẽ nhận được thông báo mời phỏng vấn.

    SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ