Hướng dẫn lập báo cáo quan trắc môi trường | Môi trường Nhiệt Đới 0985025566

#1: Quan trắc môi trường (chương trình giám sát môi trường) là gì?

Quan trắc môi trường định kỳ là một hình thức đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là Chi cục Bảo vệ Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận, huyện).
Hồ sơ quan trắc môi trường

#2: Mục đích của quan trắc môi trường

  • Theo dõi số liệu quan trắc các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường nước, không khí của mỗi cơ sở; 
  • Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm tới môi trường xung quanh và sức khỏe của công nhân viên làm việc tại cơ sở;
  • Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đề xuất phương án xử lý môi trường hợp lý. 

#3: Đối tượng quan trắc môi trường

Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng,… (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động, đã có giấy phê duyệt Đánh giá tác động môi trường, giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường đều cần phải thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ.

#4: Nghĩa vụ của cơ sở 

Cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường: thực hiện đúng, đầy đủ các vị trí, thông số, tấn suất quan trắc theo chương trình giám sát môi trường đã phê duyệt trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường hoặc bản Cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. 

#5: Nội dung chương trình giám sát môi trường 

  • Khảo sát thực tế tại cơ sở; 
  • Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường; 
  • Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của nguồn thải (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, khí thải, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, điều kiện vi khí hậu,…); 
  • Lập báo cáo hiện trạng môi trường; 
  • Nộp cho cơ quan quản lý môi trường. 

#6: Báo cáo hiện trạng môi trường

Báo cáo hiện trạng môi trường là kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường. Báo cáo này là một trong những hồ sơ pháp lý để doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp và chịu sự theo dõi của cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền. Đây cũng là phương thức để doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường, cũng như bảo đảm quyền lợi của chính công ty.

Nội dung báo cáo:

  • Thông tin chung về cơ sở; 
  • Liệt kê và đánh giá các nguồn gây tác động môi trường tại cơ sở; 
  • Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực đang áp dụng; 
  • Kết quả đo đạc, phân tích mẫu và đề xuất biện pháp ứng phó với từng sự cố cụ thể tại mỗi đơn vị. 
HÃY NHẤC MÁY LIÊN HỆ NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC 
TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
ĐCVP: Số 27TT33, KĐT Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội
ĐT     : 02466 846890              Hotline: 0985025566
Email : moitruongnhietdoi@gmail.com

Hệ thống xử lý nước giếng khoan công nghiệp công suất 8m3/h - 0985025566

Hệ thống xử lý nước giếng khoan công nghiệp có tác dụng loại bỏ các kim loại nặng hòa tan trong nước nguồn như Fe,Mn, As... giúp chất lượng nước tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu hệ thống xử lý mà có thể giải quyết các vấn đề của quý khách như:
- Xử lý nước giếng khoan gia đình nhanh chóng
- Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt hiệu quả
- Xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn tối ưu nhất
Xử lý nước giếng khoan công nghiệp chi phí tốt
- Xử lý nước giếng khoan để nuôi cá nhanh chóng

#1: Giới thiệu công nghệ lọc nước giếng khoan bằng công nghệ lọc áp lực

  • Tháp tải trọng cao (tháp oxy hóa nước nguồn). Thiết bị được chế tạo bằng Inox sus 304 có độ bền cao. Thiết bị được ứng dụng Ejecter trộn khí tự động giúp oxy hóa nước nguồn một cách nhanh nhất đẩy nhanh quá trình lắng đọng của các hạt cặn lơ lửng và những huyền phù hòa tan.
  • Thiết bị lắng: Nước sau khi chảy qua tháp oxy hóa được chảy vào thiết bị lắng giúp lắng đọng và giải phóng khí có trong nước nguồn .
  • Bơm trung chuyển: Làm nhiệm vụ đẩy nước qua thiết bị lọc và kiêm luôn chức năng sục xả thiết bị định kỳ thiết bị một cách dễ dàng nhờ vào áp lực cao .
  • Bình lọc áp lực: Bình lọc áp lực được chế tạo bằng Inox 304 có độ bền cao và chịu được áp xuất nén .
  • Sỏi đỡ kỹ thuật: giúp làm thoáng thiết bị lọc không bị bí tắc .
  • Cát thạch anh: giúp lọc trong nước và ngăn chặn các huyễn phù hòa tan trong nước.
  • Than hoạt tình: khử độc và hấp thụ các chất hữu cơ có trong nước nguồn .
  • Vật liệu lọc Filox: Giúp oxy hóa sắt và là một chất xúc tác mạnh để xử các cặn Fe,Mn,As.. trong nước nguồn .
  • Vật liệu lọc MS: có tác dụng xử lý cặn mangan tồn dư trong nước nguồn .

#2: Ứng dụng công nghệ

  • Thiết bị được chế tạo bằng Inox sus 304 có độ bền cao, chịu được axit.
  • Thiết bị phù hợp với nhiều nguồn nước nước sông, nước hồ, suối , giếng khoan ..
  • Thiết bị phù hợp với một khu dân cư nhỏ hoặc các công ty sử dụng nhiều nước.
  • Thiết bị được cơ giới hóa quá trình sục rửa lọc.
  • Thiết bị gọn nhẹ dễ dàng tháo lắp ,vận chuyển.

#3: Quá trình lọc

Lọc là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn mà nó còn giữ lại các hạt keo sắt ,keo hữu cơ gây ra độ đục độ màu .có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc.

Nguyên tố ảnh hưởng tới quá trình lọc

  • Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc.
  • Kích thước hình dạng và khả năng dính kết của cặn bẩn lơ lửng trong nước xử lý.
  • Tốc đô lọc , chiều cao của lớp vật liệu lọc,thành phần của lớp vật liệu lọc của một chu kỳ lọc.
  • Vật liệu lọc là yếu tố quyết định của quá trình lọc do đó phải hết sức chú ý chọn lớp vật liệu lọc cho phù hợp.

Hiệu quả của quá trình lọc

  • Phụ thuộc vào cỡ hạt của lớp vật liệu lọc ,đường kính của hạt và lớp vật liệu lọc
  • Phụ thuộc vào độ đồng nhất về kích thước của các hạt lọc .
  • Chiều cao của lớp vật liệu lọc phải phụ thuộc vào kích thước hạt và vận tốc lọc .

#4: Ưu nhược điểm của hệ thống

Ưu điểm của hệ thống lọc áp lực

  • Vốn đầu tư ban đầu thấp
  • Thiết bị đơn giản dễ dàng vận hành và quản lý
  • Chất lượng nước luôn đảm bảo và ổn định
  • Giảm chi phí vận hành và quản lý
  • Tốn ít hóa chất

Nhược điểm của hệ thống lọc áp lực

  • Chu kỳ lọc ngắn
  • Tốn nhiều nước để rửa lọc

#5: Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất thiết bị xử lý nước

Bình lọc áp lực inox SUS 304 được dùng trong xử lý nước cấp
Hình ảnh gia công chế tạo tạo thiết bị lọc nước cấp cho các dự án cấp thoát nước
Sản phẩm xử lý nước đang trong giai đoạn sản xuất
Sản xuất bình lọc áp lực
 Một phần của thiết bị xử lý nước
Một phần của thiết bị xử lý nước đang được sản xuất, chế tạo
Ngoài những công trình xử lý nước cấp, nước thải ... chúng tôi còn chuyên thiết kế, sản xuất, cung cấp vật tư, thiết bị lọc cho các công trình cấp thoát nước trên toàn quốc hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng.
HÃY ĐỂ LẠI THÔNG TIN TẠI BIỂU MẪU HOẶC HÃY NHẤC MÁY LIÊN HỆ NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ

ĐỐI TÁC:

Các phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước thải công nghiệp

#1: Khái niệm về kim loại nặng

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3. Chúng có thể tồn tại trong khí quyển (dạng hơi), thủy quyển (các muối hòa tan), địa quyển (dạng rắn không tan, khoáng, quặng, v.v…) và sinh quyển (trong cơ thể con người, động thực vật). 
Xử lý nước thải

#2: Các phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước

Có rất nhiều phương pháp để xử lý kim loại nặng trong nước như phương pháp hóa học, hóa lý hay sinh học. Tại các nhà máy nước thải có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép rất cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường.
Các phương pháp xử lý kim loại nặng có thể được sử dụng như sau:

1. Phương pháp kết tủa hóa học

a. Cơ chế của phương pháp kết tủa hóa học như sau: 
  • Phương pháp này dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với các kim loại cần tách, ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước bằng phương pháp lắng. 
  • Phương pháp thường được dùng là kết tủa kim loại dưới dạng hydroxit bằng cách trung hòa đơn giản các chất thải axit. Độ pH kết tủa cực đại của tất cả các kim loại không trùng nhau, ta tìm một vùng pH tối ưu, giá trị từ 7 – 10,5 tùy theo giá trị cực tiểu cần tìm để loại bỏ kim loại mà không gây độc hại. Phương trình tạo kết tủa.

Mn+ + Am- = MmAn
b. Ưu nhược điểm của phương pháp: 

Ưu điểm:


  • Đơn giản, dễ sử dụng;
  • Rẻ tiền, nguyên vật liệu dễ kiếm;
  • Xử lý được cùng lúc nhiều kim loại, hiệu quả xử lý cao;
  • Xử lý được nước thải đối với các nhà máy có quy mô lớn;

Nhược điểm: 



  • Với nồng độ kim loại cao thì phương pháp này xử lý không triệt để;
  • Tạo ra bùn thải kim loại;
  • Tốn kinh phí như vận chuyển, chôn lấp khi đưa bùn thải đi xử lý;
  • Khi sử dụng tác nhân tạo kết tủa là OH- thì khó điều chỉnh pH đối với nước thải chứa kim loại lưỡng tính Zn.
Nếu trong nước thải có nhiều kim loại nặng thì càng thuận tiện cho quá trình kết tủa vì ở giá trị pH nhất định độ hòa tan của kim loại trong dung dịch có mặt các kim loại sẽ giảm, cơ sở có thể do một hay đồng thời cả 3 nguyên nhân sau: 
  • Tạo thành chất cùng kết tủa; 
  • Hấp thụ các hydroxit khó kết tủa vào bề mặt của các bong hydroxit dễ kết tủa; 
  • Tạo thành hệ nghèo năng lượng trong mạng hydroxit do chúng bị phá hủy mạnh bằng các ion kim loại.

2. Phương pháp hấp phụ

a. Cơ chế của phương pháp 


Hấp phụ là quá trình hút khí bay hơi hoặc chất hòa tan trong chất thải lỏng lên bề mặt xốp. Vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại nặng như: Than hoạt tính, than bùn, vật liệu vô cơ như oxit sắt, oxit mangan, tro xỉ, bằng các vật liệu polymer hóa học hay polymer sinh học. 

Cơ chế của quá trình hấp phụ 

Trong hấp phụ thường diễn ra 2 kiểu hấp phụ là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

  • Hấp phụ vật lý: Là sự tương tác yếu và thuận nghịch nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion kim loại và các tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ. Các mối liên kết này yếu do vậy thuận lợi cho quá trình nhả hấp phụ và thu hồi kim loại quý.
  • Hấp phụ hóa học: Là quá trình xảy ra các phản ứng tạo liên kết hóa học giữa ion kim loại nặng và các nhóm chức của tâm hấp phụ, thường là các ion kim loại nặng phản ứng tạo phức đối với các nhóm chức trong chất hấp phụ. Mối liên kết này thường rất bền và khó bị phá vỡ.
  • Sau khi thực hiện hấp phụ để xử lý chất độc trong nước nói chung và kim loại nặng nói riêng thì người ta thường tiến hành nhả hấp phụ để hoàn nguyên, tái sinh.

b. Ưu nhược điểm của phương pháp


- Ưu điểm
  • Xử lý hiệu quả kim loại nặng ở nồng độ thấp;
  • Đơn giản, dễ sử dụng;
  • Có thể tận dụng một số vật liệu là chất thải của các ngành khác như Fe2O3;
  • Có thể nhả hấp phụ để tái sinh vật liệu hấp phụ.

- Nhược điểm 

  • Chi phí áp dụng cho xử lý kim loại nặng ở nồng độ thấp;
  • Chi phí xử lý cao.

3. Phương pháp trao đổi ion

a. Cơ chế của phương pháp

Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng ionit là nhựa hữu cơ tổng hợp, các chất cao phân tử có gốc hydrocacbon và các nhóm chức trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong cột Cationit và Anionit. Các vật liệu nhựa này có thể thay thế được mà không làm thay đổi tính chất vật lý của các chất trong dung dịch và cũng không làm biến mất hoặc hòa tan. Các ion dương hay âm cố định trên các gốc này đẩy ion cùng dấu có trong dung dịch thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi trao đổi. Cơ chế phản ứng như sau:
AmB + mC = mAC + B
  • Di chuyển ion A từ nhân của dòng chất lỏng tới bề mặt ngoài của lưới biên màng chất lỏng bao quanh hạt trao đổi ion.
  • Khuếch tán các ion qua lớp ngoài;
  • Chuyển ion đã khuếch tán qua biên giới phân pha vào hạt nhựa trao đổi;
  • Khuếch tán ion A bên trong hạt nhựa trao đổi tới các nhóm chức năng trao đổi ion;
  • Phản ứng hóa học trao đổi ion A và B;
  • Khuếch tán các ion B bên trong hạt trao đổi tới biên giới phân pha;
  • Chuyển các ion B qua biên giới phân pha ở bề mặt trong của màng chất lỏng;
  • Khuếch tán các ion B qua màng;
  • Khuếch tán các ion B vào nhân dòng chất lỏng.

b. Ưu nhược điểm của phương pháp trao đổi ion

- Ưu điểm
  • Khả năng trao đổi ion lớn, hiệu quả xử lý kim loại cao
  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Không gian xử lý nhỏ
  • Có khả năng thu hồi kim loại có giá trị, không tạo ra chất thải thứ cấp. 
- Nhược điểm 
  • Chi phí xử lý cao do đó không phù hợp với các nhà máy có quy mô lớn

4. Phương pháp điện hóa

a. Cơ chế của phương pháp

Tách kim loại bằng cách nhúng các điện cực trong nước thải có chứa kim loại nặng cho dòng điện 1 chiều chạy qua. Ứng dụng sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực kéo dài vào bình điện phân để tạo một dòng điện định hướng. Các cation chuyển dịch về phía catot. Anion chuyển về phía anot. Khi điện áp đủ lớn sẽ xảy ra phản ứng ở điện cực như sau:
Ở Anot: Trên anot xảy ra quá trình oxi hóa anion hoặc OH- hoặc chất làm anot. Quá trình xảy ra như sau:
Mr  - ne = Mn+
Ở Catot: Khi cho dòng điện đi qua dung dịch thì cation và H+ sẽ tiến về bề mặt catot. Khi thế phóng điện của cation lớn hơn của H+ thì cation sẽ thu electron của catot chuyển thành các ion ít độc hơn hoặc tạo thành kim loại bám vào điện cực. Phản ứng xảy ra như sau:
Mn+  +  me   = M n-m (n>m);   Mn+    +  ne   =   Mr

b. Ưu, nhược điểm:

- Ưu điểm
  • Đơn giản, dễ sử dụng;
  • Không sử dụng hóa chất.
- Nhược điểm
  • Tiêu hao năng lượng lớn.
  • Chi phí xử lý cao;
  • Chỉ thích hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao;
  • Mặc dù hiệu suất xử lý đạt tới 90% hoặc hơn nhưng nồng độ kim loại trong nước thải vẫn còn cao.

5. Phương pháp sinh học

a. Cơ chế của phương pháp

Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng những vi sinh vật đặc trưng chỉ xuất hiện trong môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng và có khả năng tích lũy kim loại nặng trong cơ thể. Các vi sinh vật thường sử dụng như tảo,nấm, vi khuẩn, v.v.. Ngoài ra còn có một số loài thực vật sống trong môi trường ô nhiễm kim loại nặng có khả năng hấp thụ và tách các kim loại nặng độc hại như: Cỏ Vertiver, cải xoong, cây dương xỉ, cây thơm ổi, v.v.. Thực vật có nhiều phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các ion kim loại trong môi trường.
  • Cơ chế hấp thụ kim loại nặng ở vi khuẩn như sau:
+ Giai đoạn 1: Tích tụ các kim loại nặng và sinh khối, làm giảm nồng độ các kim loại này ở trong nước.
+ Giai đoạn 2: Sau quá trình phát triển ở mức tối đa sinh khối, vi sinh vật thường lắng xuống đáy bùn hoặc kết thành mảng nổi trên bề mặt và cần phải lọc hoặc thu sinh khối ra khỏi môi trường nước.
b. Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm
  • Thu nhận kim loại nặng ở mức độ cao
  • Diện tích bề mặt riêng của sinh khối lớn
  • Giá thành thấp
- Nhược điểm
  • Diện tích mặt bằng rất lớn
  • Sinh khối phát sinh ra sẽ chứa toàn kim loại nặng khó xử lý.
Lê Liên tổng hợp

Bài viết liên quan:

ĐỐI TÁC:





Nghị định 127/2014/NĐ-CP Quy định về điều kiện tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2015 gồm 04 chương 18 điều quy định chi tiết về điều kiện tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, thay thế nghị định số 27/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013. 
Hồ sơ quan trắc môi trường
Về cơ bản NĐ 127 không có nhiều thay đổi so với NĐ 27. Nội dung cơ bản của NĐ 127 được tóm tắt như sau: 

#1: Nghị định 127 đã bỏ điều 4 – Các hành vi bị cấm trong nghị định số 27/2013/NĐ-CP

#2: Giải thích thuật ngữ 

Hoạt động QTMT bao gồm hoạt động quan trắc tại hiện trường và hoạt động phân tích môi trường: 
  • Hoạt động lấy mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích các thông số ngay tại hiện trường hoặc bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về để phân tích các thông số tại phòng thí nghiệm.
  • Hoạt động phân tích môi trường: Các hoạt động xử lý mẫu và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm.

#3: Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT trong lĩnh vực quan trắc hiện trường và lĩnh vực phân tích môi trường (Quy định tại điều 8 và điều 9 nghị định 127/2014/NĐ-CP)

Bao gồm:
  • Có giấy Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Đủ điều kiện nhân lực thực hiện (Quy định tại điều khoản 2 điều 8 );
  • Có đầy đủ trang thiết bị, phương pháp, cơ sở vật chất.

#4: Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường – Quy định tại mục 2 điều 12 nghị định 127/2014/NĐ-CP

Số lượng hồ sơ gồm 02 bộ, mỗi bộ hồ sơ bao gồm:
  • 01 bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT (Mẫu số 1 phụ lục nghị định 127/2014/NĐ-CP).
  • 01 bản chính hồ sơ năng lực (Mẫu số 2 phụ lục nghị định 127/2014/NĐ-CP).
  • Hồ sơ đề nghị chứng chận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ.

#5: Gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT – Quy định tại điều 12 nghị định 127/2014/NĐ-CP

Tổ chức xin cấp giấy chứng nhận nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi giấy chứng nhận hết hiệu hiệu lực ít nhất 03 tháng. 
Hồ sơ đề nghị gia hạn lập thành 02 bộ bao gồm: 
  • 01 bản chính văn bản đề nghị gia han theo mẫu 03 phụ lục nghị định 127/2014/NĐ-CP.
  • 01 bản chính hồ sơ năng lực theo mẫu 02 phụ lục nghị định 127/2014/NĐ-CP.

#6: Các trường hợp cấp lại giấy chứng nhận – Quy định tại khoản 1 điều 14 nghị định 127/2014/NĐ-CP 

Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy chứng nhận đã cấp bị mất;
  • Giấy chứng nhận bị rách nát, hư hỏng không sử dụng được.

#7: Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận - Quy định tại mục 2 điều 14 nghị định 127/2014/NĐ-CP

  • Trường hợp hồ sơ đã gửi Bộ Tài nguyên vẫn còn giá trị (trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ). Tổ chức lập và gửi 01 bản chính văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 05 phụ lục nghị định 127/2014/NĐ-CP.
  • Trường hợp hồ sơ đã gửi Bộ Tài nguyên không còn giá trị (quá 06 tháng kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ) tổ chức lập thành 02 bộ hồ sơ. Mỗi bộ bao gồm 01 bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ QTMT (Mẫu số 5 phụ lục nghị định 127/2014/NĐ-CP) và 01 bản chính hồ sơ năng lực (Mẫu số 2 phụ lục nghị định 127/2014/NĐ-CP). 
Lê Liên tổng hợp

Các bước lập hồ sơ xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

#1: Đối tượng lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà thương mại, văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng khám, khách sạn, nhà hàng, v.v.. xả thải với lưu lượng vượt quá 5 m3/ngày đêm đều phải lập hồ sơ đăng ký, xin phép xả nước thải vào nguồn nước (căn cứ mục 3 điều 16 nghị định 201/21013/NĐ-CP).
Giấy phép xả thải vào nguồn nước

#2: Tại sao các đối tượng phải lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải/khai thác nước?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh không có giấy phép xả nước thải theo quy định của pháp luật sẽ phạt tiền từ 20 triệu đến 250 triệu đồng theo Điều 12 nghị định 142/2013/NĐ-CP. 

#3: Mô tả công việc lập hồ sơ xin cấp phép xả nước thải


  • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp;
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm và phát sinh nước thải;
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường; 
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước; 
  • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu; 
  • Lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm;
  • Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,… 
  • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải );
  • Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn;
  • Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội; 
  • Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm;
  • Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm;
  • Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải;
  • Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước;
  • Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000; 
  • Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt
Lấy mẫu phân tích
Bản đồ xả thải vào nguồn nước

#4: Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại khoản 1 điều 33 nghị định 201/2013/ NĐ-CP ngày 27/11/2013 bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải;
  • Đề án hoặc báo cáo xả nước thải;
  • Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước, sau xử lý và nguồn nước tiếp nhận;
  • Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.

Chú ý: Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

#5: Phạm vi tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép được quy định cụ thể tại điều 29 nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 cụ thể:

  • Cục quản lý tài nguyên nước thuộc BTNMT tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyển của BTN (Hồ sơ cấp Bộ được quy định tại khoản 1 điều 28 nghị định 201/2013/NĐ-CP).
  • Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyển UBND tỉnh (Hồ sơ cấp Sở quy định tại khoản 2 điều 28 nghị định 201/2013/NĐ-CP).
Giấy phép xả thải vào nguồn nước

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:



CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
ĐC: Số 27TT33, KĐT Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội
Email: moitruongnhietdoi@gmail.com      Website: moitruongnhietdoi.com.vn

ĐỐI TÁC


SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ