Thông báo tuyển dụng

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự cho phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt đới quyết định tuyển dụng bổ sung thêm nhân sự cho các vị trí sau:

Các vị trí quản lý:

  1. Kế toán trưởng
  2. Phụ trách nhân sự, số lượng 01 (Xem chi tiết)

Các vị trí kỹ thuật:

  1. Kỹ sư cơ khí, số lượng 02 (Xem chi tiết)
  2. Nhân viên thiết kế/ Kỹ sư môi trường/ Cấp thoát nước, số lượng 03 (Xem chi tiết)
  3. Chuyên gia tư vấn môi trường, số lượng 02 (Xem chi tiết)

Các vị trí kinh doanh

  1. Nhân viên kinh doanh dự án, số lượng 06 (Xem chi tiết)
  2. Nhân viên marketing online
  3. Nhân viên telesales

Chi tiết liên hệ

  1. Hồ sơ ứng tuyển gửi Email: nhansu.moitruongnhietdoi@gmail.com
  2. (Không gọi điện thoại, không nhận hồ sơ trực tiếp cho vòng sơ tuyển)
  3. Hạn nộp hồ sơ: (xem chi tiết từng vị trí tuyển dụng)
  4. Những ứng viên có hồ sơ phù hợp sẽ được ban tuyển dụng mời đến phỏng vấn.




Tư vấn lập hồ sơ đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

#1. Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải

1.1 Đối tượng đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại

A. Đối tượng phải thực hiện

Theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại thì cần phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
Đối tượng cần phải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn CTNHH

 B. Các đối tượng không phải thực hiện

Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:
  • Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm
  • Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm)
  • Cơ sở dầu khí ngoài biển

1. 2. Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH

  • Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn giữa một trong hai đối tượng này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;
  • Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh.
Nguyên tắc xác định chủ nguồn CTNHH

#2: Bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn CTNHH

1. Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
  • Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;
  • 01 (một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương;
  • Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH theo hướng dẫn tại điểm 5.2 Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư.
2. Hồ sơ đối với trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này được thay thế bằng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư.

#3. Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn CTNHH 

  • Khảo sát thực tế sản xuất, kinh doanh, thu thập thông tin tài liệu liên quan đến quy trình sản xuất kinh doanh của cơ sở.
  • Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất. 
  • Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở. 
  • Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải khác.
  • Xác định mã đăng ký của các loại chất thải nguy hại.
  • Thiết kế, xây dựng kho lưu giữ chất thải nguy hại
  • Lập hồ sơ trình cơ quan chức năng kiểm tra cấp sổ.
  • Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ. Trong vòng 5 ngày sẽ thông báo cho đơn vị tư vấn và chủ đầu tư để sửa chữa và bổ sung. Trường hợp sửa đổi vẫn không hợp lệ, sẽ phải thực hiện lại bộ hồ sơ.
Phân loại chất thải nguy hại là điều cần thiết

#4: Trường hợp không phải thực hiện đăng ký sổ chủ

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 36/2015/BTNMT, phải làm công việc sau:
  • Chủ nguồn thải CTNH lập báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư và nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường;
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản tiếp nhận ngay khi nhận được báo cáo quản lý CTNH. Văn bản tiếp nhận này hoặc giấy xác nhận của đơn vị có chức năng chuyển phát bưu phẩm kèm theo một bản sao báo cáo quản lý CTNH lần đầu nêu trên có giá trị tương đương Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
Để được tư vấn các thủ tục môi trường nhanh chóng hãy để lại thông tin ở biểu mẫu hoặc liên hệ ngay để được tư vấn giải quyết kịp thời!

Tư vấn xin giấy phép khai thác tài nguyên nước


Ở Việt Nam, Việc khai thác và sử dụng nguồn nước mặt và nước dưới đất khá phổ biến đối với nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp... Có một số lý do điển hình như sau:
  • Khu vực chưa có nguồn nước máy
  • Khu vực có địa hình hiểm trở hoặc cách xa các trạm cấp nước máy hoặc khó khăn trong việc xây dựng và chi phí lớn đối với nước máy.
  • Khu vực có chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm khá tốt
  • Chi phí sử dụng nước máy là quá lớn

I. Đối tượng phải xin giấy phép khai thác tài nguyên nước 

Mọi tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác sử dụng nước dưới đất (giếng khoan, giếng đào), nước mặt (sông, suối, hồ, đập…) thì phải xin giấy phép khai thác tài nguyên nước.
  • Công trình khai thác nước dưới đất là hệ thống gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m.
  • Công trình khai thác nước mặt bao gồm hồ chứa, đập dâng, đập tràn, kênh dẫn nước, cống, trạm bơm khai thác nước mặt.
>Xem thêm: Doanh nghiệp bạn có đang khai thác nước dưới đất đúng cách
 Tư vấn xin phép khai thác tài nguyên nước
Tư vấn xin giấy phép khai thác tài nguyên nước 

II. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất

Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm:

  • Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
  • Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
  • Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
  • Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
  • Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.
  • Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản trên và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.

II. Quy trình thực hiện hồ sơ xin giấy phép khai thác tài nguyên nước

  • Khảo sát, thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực chịu ảnh hưởng của việc khai thác nước.
  • Xác định thông số về các đặc điểm địa chất thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước.
  • Lấy mẫu nước trước và sau xử lý đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm
  • Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000.
  • Tính toán dự báo mực nước hạ thấp.
  • Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
  • Lập đề án và trình nộp cơ quan chức năng xin cấp phép.
  • Đơn vị thụ lý hồ sơ thành lập đoàn đi kiểm tra thực tế
  • Chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của đoàn đi kiểm tra
  • Nộp lại hồ sơ (bổ sung hồ sơ) chờ kết quả thụ lý. Nếu hồ sơ không đạt theo yêu cầu, sẽ phải thực hiện lại hồ sơ từ đầu.
Xin giấy phép khai thác nước là công việc đòi hỏi kiến thức chuyên ngành sâu về môi trường, địa chất, thủy văn, công nghệ xử lý nước và luật pháp liên quan như bộ Luật tài nguyên nước, luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật... 
Theo quy định, Chủ doanh nghiệp phải lựa chọn các đơn vị có chức năng thực hiện hồ sơ này. Ngoài ra lợi ích của doanh nghiệp khi thuê tư vấn gồm tiết kiệm thời gian và tránh các sai sót gây thiệt hại không đáng có do không chuyên sâu.
Để lại thông tin tại Biểu mẫu hoặc liên hệ ngay để được tư vấn khai thác nước nhanh chóng,tránh các sai xót không cần thiết!

Xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

I. Đối tượng lập hồ sơ xả nước thải vào nguồn nước


Theo thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh và cấp lại giấy phép tài nguyên nước, đối tượng phải lập hồ sơ xả thải vào nguồn nước gồm: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà thương mại, văn phòng, nhà máy, nhà xưởng, bệnh viện, phòng khám, khách sạn, nhà hàng… có xả thải nước vào các nguồn nước với lưu lượng trên 5 m3/ngày đêm. 
Tuy nhiên một số ngành đặc trưng có lưu lượng xả thải dưới 5 m3/ngày đêm vẫn phải thực hiện xin cấp giấy phép như sau:
  • Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
  • Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
  • Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
  • Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
  • Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
  • Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
  • Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
Ghi chú: Giấy phép xả thải là một trong những giấy tờ môi trường cần thiết trong một doanh nghiệp, nên hãy xem xét kỹ lưỡng xem doanh nghiệp của quý vị có cần thiết phải làm hồ sơ này không nhé!

II. Quy trình thực hiện để cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước


  • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. 
  • Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường. 
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước. 
  • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu. 
  • Lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm 
  • Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
  • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải) 
  • Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải), chế độ thủy văn. 
  • Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội. 
  • Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm. 
  • Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm 
  • Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải. 
  • Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước. 
  • Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000. 
  • Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu. 
  • Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt Đề án xả nước thải.
Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước thải
Phân tích nước thải trước khi xả thải ra môi trường
Để lại thông tin tại Biểu mẫu hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ xả thải vào nguồn nước nhanh nhất!

Tư vấn và quan trắc môi trường


I. Tư vấn môi trường

Phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ nước Việt Nam phải thực hiện các thủ tục môi trường sau:
  1. Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) /Bản cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT)
  2. Lập đề án bảo vệ môi trường và nộp phạt nếu chưa lập ĐTM hoặc CKBVMT (khi đã khởi công xây dựng hay đưa công trình vào sử dụng);
  3. Xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước nếu có xả thải nước 
  4. Xin giấy phép khai thác nước nếu khai thác nước dưới đất (giếng khoan, giếng đào) hoặc nước bề mặt (sông, hồ, biển...)
  5. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại nếu có phát sinh chất thải nguy hại;
  6. Báo cáo hoàn thành cam kết môi trường (công trình xử lý môi trường, giải pháp bảo vệ môi trường... )
  7. Quan trắc và lập báo cáo hiện trạng môi trường 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần nộp cơ quan quản lý chức năng

II. Quan trắc môi trường

II.1 Quan trắc môi trường là gì?

Quan trắc môi trường hay còn gọi là báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hay quan trắc môi trường định kỳ là việc chủ đầu tư phải theo dõi có hệ thống (hàng quý, hàng năm, liên tục) các thành phần môi trường, các thông số tác động đến môi trường. Từ đó đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đến môi trường tới các cơ quan nhà nước.
Quan trắc môi trường là gì?
Các thông số quan trắc được thực hiện theo chương trình giám sát cam kết trong bộ hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM)/ Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án...(bao gồm cả tần suất và thời gian quan trắc)

II.2 Quy trình quan trắc thực hiện như thế nào?

Quá trình quan trắc môi trường cho doanh nghiệp, nhà máy thường được thực hiện theo quy trình rõ ràng gồm 5 bước:
Bước 1: Chủ đầu tư cung cấp thông tin. Tư vấn sàng lọc các thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi
  • Quan trắc gì? (nước thải, khí thải, môi trường đất…)
  • Quan trắc ở đâu? 
  • Phương án quan trắc như thế nào?
Bước 2: Chuẩn bị và thực hiện quan trắc môi trường.
  • Đo tại hiện trường: độ ồn, ánh sáng, nhiệt độ, pH...
  • Lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm: thông số BOD, COD, SS..
 Quan trắc môi trường tại xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ô tô
 Quan trắc môi trường tại xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ô tô
 Thiết bị quan trắc môi trường
Thiết bị quan trắc môi trường
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ quan trắc theo đúng các kết quả quan trắc
Bước 4: Trình ký chủ đầu tư. Bước này bao gồm việc chủ đầu tư phải rà soát lại các nội dung được thực hiện trong báo cáo, nếu cần điều chỉnh thì gửi lại đơn vị tư vấn.
Bước 5: Nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Tư vấn thực hiện nộp báo cáo cho phòng tài nguyên môi trường cấp huyện hoặc cấp sở (theo các quyết định phê duyệt về môi trường). Sau khi hoàn thiện, tư vấn bàn giao toàn bộ hồ sơ cho chủ đầu tư.

Quy trình quan trắc chuẩn
Công ty TNHH Công nghệ môi trường nhiệt đới cung cấp dịch vụ quan trắc:
  • Kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quan trắc môi trường
  • Thiết bị quan trắc hiện đại, kết quả có độ sai số nhỏ
  • Thực hiện dịch vụ quan trắc nhanh chóng, hiệu quả
  • Chi phí quan trắc thấp
  • Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ doanh nghiệp khi có thanh kiểm ra môi trường
Để lại thông tin tại Biểu mẫu hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hồ sơ quan trắc môi trường nhanh nhất!

Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, dự báo tất cả các tác động đến môi trường khi thực hiện một dự án. Việc thực hiện đánh giá tác động cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị tư vấn có đủ chức năng.

I. Đối tượng lập đánh giá tác động môi trường 

  • Các nhóm đối tượng ngành nghề phải thực hiện ĐTM (có công suất tương ứng quy định) gồm các nhóm dự án về xây dựng, giao thông, điện tử, năng lượng, phóng xạ, thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, chăn nuôi, các nhóm dự án về khai thác, chế biến khoáng sản, nhóm các dự án xử lý, tái chế chất thải, cơ khí, luyện kim....
  • Các đối tượng phải thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định rõ tại Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 Quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Những nhóm đối tượng có công suất nhỏ hơn trong quy định của Nghị định, sẽ tiến hành thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường.
Hồ sơ đánh giá giá tác động môi trường với nhà máy sản xuất thủy tinh công suất lớn
Hồ sơ đánh giá tác động môi trường ngành dược

II.Quy trình thực hiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường

Công việc thực hiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường gồm có 5 bước như sau:

II.1 - Thu thập thông tin

  • Các thông tin chung về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế, xã hội, tình hình phát triển khu vực
  • Các thông tin về việc khảo sát, đo đạc và phân tích mẫu môi trường nền (đất, nước, không khí) trong khu vực và lân cận khu vực dự án.

II.2- Các chuyên đề cần nghiên cứu, đánh giá

  • Xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm của Dự án (khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại), tác động và biện pháp giảm thiểu các nguồn này từ giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng đến khi dự án đi vào vận hành chính thức.
  • Đề ra chương trình quản lý và giám sát môi trường, dự toán các kinh phí cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường

II. 3- Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư

  • Chủ dự án phải tiến hành tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức. cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
  • Các dự án phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không phải thực hiện tham vấn. (Điểm a, b Khoản 3, điều 21 Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13).

II. 4- Lập nội dung báo cáo ĐTM

Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá, đề xuất, nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo các biểu mẫu tại Phụ lục 2.1, 2.2 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT và nghị định 40/2019/NĐ/CP.

II. 5 - Phê duyệt báo cáo ĐTM

Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

III. Một số thay đổi của ĐTM theo nghị đinh 40/2019/NĐ-CP

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 13/5/2019 đã đưa ra một số thay đổi quan trọng trong việc làm ĐTM như sau: 

III.1 Thay đổi về nội dung của ĐTM

Một số nội dung quy định cụ thể như sau: 
a) Về các biện pháp xử lý chất thải: Phải đánh giá giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình xử lý chất thải để thẩm định về môi trường phải có phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở (đối với dự án có nhiều bước thiết kế) hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành; 
b) Chương trình quản lý và giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; dự kiến chương trình quản lý và quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành; c) Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường gồm: 
  • Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án (chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống,...), bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;
  • Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;
d) Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có thêm một phần đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới; 
đ) Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ; 
e) Đối với dự án khai thác khoáng sản, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; đối với dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. 
Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cấu trúc và nội dung cụ thể; hướng dẫn kỹ thuật cho phù hợp đối với một số loại hình dự án thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau.” 

III.2. Tham vấn cộng đồng

1. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi các vấn đề môi trường của dự án (nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, chất thải nguy hại, sụt lún, sạt lở, bồi lắng, tiếng ồn, đa dạng sinh học); nghiên cứu, tiếp thu, giải trình những ý kiến của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học. 
  • Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và tuyến đường dây tải điện liên tỉnh, liên huyện, chủ dự án chỉ tham vấn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên.
  • Đối với các dự án nằm trên vùng biển, thềm lục địa không xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ dự án chỉ tham vấn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất thải vào bờ của dự án.
  • Đối với dự án nhận chìm chất thải, vật chất nạo vét ở biển; dự án quy định tại điểm đ khoản 2a Điều này có tổng khối lượng nước thải từ 10.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên, xả trực tiếp nước thải vào sông liên tỉnh, sông giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ, chủ dự án tham khảo thêm ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liền kề có sông liên tỉnh, sông giáp ranh hoặc biển ven bờ để phối hợp giải quyết những vấn đề bảo vệ môi trường trong khu vực.
2. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân các cấp nêu tại khoản 4 Điều này và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án thực hiện theo quy trình sau đây: 
Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến theo Mẫu số 01 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 
Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi theo Mẫu số 02 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của chủ dự án, hoặc không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án. 
3. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi các vấn đề môi trường của dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Ghi chú: Nghị định 40/219/NĐ/CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2019
Để lại thông tin tại Biểu Mẫu hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí việc thực hiện đánh giá tác động môi trường nhanh chóng nhất!



Bài liên quan:


SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ