Nghiêm trọng: ô nhiễm mùi từ nhà máy sản xuất cao su

Năm 2013, Việt Nam đứng thứ ba về sản lượng cao su thiên nhiên (CSTN). Năm 2017, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí này với sản lượng 1.086.700 tấn trên diện tích 971.600 ha và xuất khẩu 1.395.000 tấn đến hơn 80 thị trường, chiếm thị phần thế giới khoảng 12%, chỉ sau Thái Lan (38%) và Indonesia (27%). Nguồn cao su nhập từ các nước lân cận đã giúp Việt Nam tăng cường năng lực xuất khẩu trong những năm gần đây. [nguồn: hiệp hội cao su Việt Nam).
Sản xuất cao su
Một số nhà máy sản xuất cao su đang gây ra tình trạng ô nhiễm mùi nghiêm trọng. Nhiều người dân phản ánh “khi nhà máy hoạt động, mùi phát sinh khiến chúng tôi nôn nao, mệt mỏi và cực kỳ khó thở”. Nhiều phản ánh đã được nộp lên ủy ban các cấp nhưng rồi “ đâu cũng vào đấy, chỉ người dân là khổ”!

Người dân ảnh hưởng bởi mùi từ sản xuất cao su

#1: Vậy mùi từ quá trình sản xuất cao su "có" gì?

  • Quá trình chống đông: Mùi từ quá trình này gồm khí formaldehyde (CH2O), Sunfua hidro (H2S), khí amoniac (NH3), các axit béo bay hơi
  • Các hợp chất gây mùi như hydrogen sulfide, amoniac, amin, có thể được sản xuất bởi nhiều quá trình xử lý nước thải. Hầu hết mùi của bản chất hữu cơ phát sinh từ quá trình phân hủy yếm khí của các hợp chất chứa nitơ và lưu huỳnh (Dague, 1972; Henry, 1980). Mùi là phát hiện ngay cả ở nồng độ rất thấp và làm cho nước khó chịu trong vài trăm dặm về phía hạ lưu nhà máy cao su.

#2: Ảnh hưởng từ “mùi” tới con người?

A. Khí Formaldehyde (CH2O)

  • Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải fomanđêhít có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở.
  • Phơi nhiễm fomanđêhít lớn hơn, ví dụ do uống phải các dung dịch fomanđêhít, là nguy hiểm chết người. Fomanđêhít được chuyển hóa thành axít formic trong cơ thể, dẫn đến tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê hoặc dẫn đến chết người. Những người ăn uống nhầm phải fomanđêhít cần được chăm sóc y tế ngay.
  • Fomanđêhít được Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ phân loại như là chất có khả năng gây ung thư ở người và được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) coi là chất gây ung thư đã biết ở người.

B. Khí amoniac

Mức độ nguy hiểm của khí amoniac đối với cơ thể phụ thuộc vào đường tiếp xúc, liều lượng và thời gian.
  • Ở nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi-họng, nuốt vào có thể gây bỏng miệng- họng -dạ dày.
  • Ở nồng độ cao, khí này có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng và đường hô hấp, nặng hơn là mù và tử vong.

C. Khí Hydro sunfua

  • Tiếp xúc với nồng độ thấp có thể gây kích ứng mắt , đau họng và ho , buồn nôn, thở dốc, và chất lỏng trong phổi ( phù phổi ).
  • Tiếp xúc ngắn hạn, mức độ cao có thể gây sụp đổ ngay lập tức. Với việc ngạt thở và xác suất tử vong cao. Tiếp xúc với hydrogen sulfide cao còn có thể dẫn tới hoại tử hoại tử vỏ não. Thoái hoá các hạch niệu đạo và phù não.
  • Việc tiếp xúc lâu dài có thể gây mệt mỏi , mất ăn, nhức đầu , khó chịu. Trí nhớ kém và chóng mặt. Phơi nhiễm lâu dài với mức độ H2S thấp (khoảng 2 ppm ) đã liên quan đến việc sẩy thai và các vấn đề sức khoẻ sinh sản.

Tin liên quan: 

Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường