CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI AAO- AAO (ANAEROBIC- ANOXIC-AERONBIC) TECHNOLOGY

Công nghệ AAO là viết tắt từ cụm từ anaerobic- anoxic - aeronbic (AAO). Bản chất của quá trình này là sử dụng hệ vi sinh vật hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí để xử lý chất ô nhiễm có trong nước thải.


Công nghệ AAO

#1: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ AAO LÀ GÌ?

Công nghệ xử lý bao gồm các quá trình phản ứng sinh học chính bao gồm: kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Nước thải được xử lý triệt để quá hoạt động của vi sinh vật qua 3 giai đoạn như sau:

1. Xử lý hiếu khí

A. Nguyên lý chung: 
Đây là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở 20- 40 độ C. 
Khi nước thải tiếp xúc với bùn hoạt tính, các chất thải có trong môi trường như các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tử nhỏ sẽ được chuyển hóa bằng cách hấp phụ và keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào vi sinh vật. 
Tiếp theo là giai đoạn khuếch tán và hấp thụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào vào trong tế bào qua màng bán thấm. Các chất vào trong tế bào dưới tác động của hệ enzym nội bào sẽ được phân hủy. 
Quá trình phân giải các chất hữu cơ xảy ra trong tế bào chất của tế bào sống là các phản ứng oxy hóa khử, có thể biểu diễn dưới dạng tổng quát như sau:

  • Quá trình oxy hoá (dị hóa): Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và đồng thời giải phóng năng lượng.

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí → CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng 

  • Quá trình tổng hợp (đồng hóa): Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản và đồng thời tích lũy năng lượng.

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí + năng lượng → C5H7NO2 (tế bào vi khuẩn mới) + ... 
Sự oxy hóa các chất hữu cơ và một số chất khoáng trong tế bào vi sinh vật nhờ vào quá trình hô hấp. Nhờ năng lượng do vi sinh vật khai thác trong quá trình hô hấp mà chúng có thể tổng hợp các chất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Kết quả số lượng tế bào vi sinh vật không ngừng được tăng lên. 
B. Điều kiện thực hiện quá trình xử lý: 

  • Đảm bảo liên tục cung cấp oxy, hàm lượng O2 hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt hai không nhỏ hơn 3 mg/l.
  • Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phải đầy đủ. - Nồng độ các chất hữu cơ cho phép quá trình lên men.
  • Nồng độ cho phép của các chất độc hại. - pH thích hợp.
  • Nhiệt độ nước thải trong khoảng hoạt động của vi sinh.

2. Xử lý yếm khí 

Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí trong quá trình phân giải các chất hữu cơ và vô cơ trong môi trường không có oxy. Những bã hữu cơ phức tạp bao gồm protit, lipit, xenluloza, pectin và các gluxit khác trong quá trình lên men sẽ phân hủy thành hỗn hợp khí gồm metan (65 - 70%), H2, N2, CO2, ...Vì vậy quá trình này được gọi là lên men metan. Quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng rộng rãi. 
Trong điều kiện yếm khí, vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ như sau: 
(1) (COHNS) + Vi khuẩn yếm khí → CH4 + CO2 + NH3 + H2S + ... + Năng lượng 
(2) (COHNS) + Vi khuẩn yếm khí + Năng lượng → C5H7NO2 (Tế bào vi khuẩn mới) 

3. Xử lý thiếu khí

Đây là quá trình trung gian của 2 quá trình hiếu khí sang yếm khí. 

#2: ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ AAO LÀ GÌ? 

Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ AAO dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh học để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn nước. Do vậy điều kiện để có thể áp dụng được phương pháp AAO là: 

  • Không có chất độc (kim loại nặng, hóa chất độc hại...) làm chết hoặc ức chế hệ vi sinh vật sử dụng để xử lý trong nước thải
  • Nước thải đưa vào công nghệ AAO phải có tỷ lệ BOD/COD ≥ 0,5 để đảm bảo hiệu suất của quá trình xử lý
  • Chất hữu cơ có trong nước thải phải là những chất dễ phân hủy sinh học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tạo sinh khối
  • Ngoài ra còn cần một số điều kiện như hàm lượng oxy, pH, nhiệt độ nằm trong khoảng giới hạn xác định để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý

#3: ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ AAO LÀ GÌ? 


  • Chi phí đầu tư rẻ vì chi phí của hệ thống chủ yếu bao gồm chi phí xây dựng, một số thiết bị chính như sục khí, bơm, máy trộn.
  • Quá trình hoạt động của bể tạo ra lượng sinh khối ít hơn so với công nghệ xử lý nước thải truyền thống vì các vi sinh vật yếm khí và thiếu khí đã giúp xử lý BOD tốt hơn.
  • Chất lượng nước đầu ra có thể đáp ứng tiêu chuẩn cột A hoặc Cột B của QCVN theo yêu cầu
  • Tiêu thụ ít năng lượng hơn so với hệ thống xử lý nước thải truyền thống

#4: NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ AAO LÀ GÌ? 


  • Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc vào khả năng lắng cặn của bùn hoạt tính và kích thước của bể chứa. Nếu muốn chất lượng đầu ra tốt và ít biến động về chất lượng, sẽ đòi hỏi nhiều không gian và diện tích để xây dựng hệ thống.
  • Chất lượng nước đầu ra có thể không ổn định vì bùn lắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, nồng độ MLSS, tải lượng hữu cơ và tải lượng nước thải đầu vào.
Công ty TNHH công nghệ nhiệt đới đã có kinh nghiệm 10 năm trong xử lý nước thải, công ty đã hoàn toàn đã khắc phục các nhược điểm của công nghệ AAO, hệ thống đạt hiệu suất xử lý BOD và COD lên tới 90%. 
Công nghệ AAO thường xuyên được sử dụng trong việc xử lý nước thải có tải trọng hữu cơ cao như nước thải nhà hàng, khách sạn, trường học, nước thải chế biến và sản xuất thực phẩm, thủy sản... 

Kết cấu ống dẫn khí trong bể hiếu khí 
Hệ thống AAO khi đi vào hoạt động
Hãy liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá hệ thống xử lý nhanh nhất!


Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của quý khách. Kính chúc quý khách hàng sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Trân trọng kính chào! 

TIN LIÊN QUAN 


Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường

XỬ LÝ NƯỚC THẢI VỚI CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT MBBR - MBBR TECHNOLOGY

Công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới là một trong những công ty có kinh nghiệm nhất tại Việt Nam về chế tạo, sản xuất, lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải, nước cấp, khí thải. Công ty đã có kinh nghiệm 9 năm trong lĩnh vực xử lý môi trường

#1: XỬ LÝ NƯỚC THẢI VỚI CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT MBBR - MBBR TECHNOLOGY

Công nghệ (MBBR) là một trong những công nghệ đơn giản hóa sự hoạt động và cần ít không gian hơn các hệ thống xử lý nước thải truyền thống.Công nghệ này là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Công nghệ này được thiết kế đặc biệt và dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước, nitrat hóa, khử nito và loại bỏ 1 số kim loại.
>> Xem thêm: Xử lý nước thải sinh họat bằng công nghệ MBR

#2: CÔNG NGHỆ MBBR LÀ GÌ?

MBBR viết tắt của cụm từ “Moving Bed Bio Reactor” đây là công nghệ sinh học hiếu khí kết hợp với giá thể chuyển động (thay vì cố định như trong công nghệ xử lý nước thải truyền thống). Sự kết hợp này khiến MBBR có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện lưu lượng và tải trọng chất ô nhiễm cao.

#3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ MBBR LÀ GÌ?

Công nghệ sử dụng các giá thể cho vi sinh vật bám để sinh trưởng và phát triển. Các vi sinh vật bám trên giá thể chính là các vi sinh vật thiếu khí, hiếu khí hay tùy tiện. Việc sử dụng cả 3 loại vi sinh vật trên sẽ cho công nghệ hoạt động theo các giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxi có trong nước thải để oxi hóa các hợp chất hữu cơ để sinh trưởng, phát triển tạo sinh khối
  • Giai đoạn 2: Sau khi oxi không còn đủ cho VSV hiếu khí, thì các vi sinh vật tùy tiện sẽ bắt đầu chuyển hóa nitrit, nitrat để sinh trưởng phát triển tạo sinh khối
  • Giai đoạn 3: khi hết oxi, bể xử lý trong điều kiện yếm khí, các VSV yếm khí sẽ hoạt động và loại bỏ nito và photpho trong nước thải.
Các giá thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng, các giá thể này chuyển động không ngừng trong thể tích xử lý nhờ các thiết bị như thổi khí hoặc cánh khuấy, khiến mật độ tiếp xúc giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm tăng, qua đó kéo theo việc tăng hiệu quả xử lý của quá trình. 
Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được. Đây là một trong những công nghệ được đánh giá cao trên thế giới, nó được coi là sự cải tiến hiệu quả của các công nghệ xử lý nước thải truyền thống.

#4: LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ MBBR LÀ GÌ?

  • Chịu được tải trọng hữu cơ cao, 2000 - 10000 g BOD /m³ ngày, 2000 - 15000 g COD / m³ngày.
  • Hiệu quả xử lý BOD và COD lên tới 90%
  • Thiết kế nhỏ gọn: So với kích thước của các hệ thống thông thường thì công nghệ MBBR được thiết kế nhỏ gọn hơn hẳn
  • Có thể nâng công suất một cách dễ dàng: Công suất có thể dễ dàng được nâng cấp bằng cách tăng các giá thể vi sinh, nâng công suất máy thổi khí và cánh khuấy.
  • Quy trình không yêu cầu dòng bùn hoạt tính tuần hoàn lại như công nghệ truyền thống, giảm thiểu được diện tích cũng như chi phí rõ rệt. Bên cạnh đó không có bùn tuần hoàn sẽ tránh tình trạng tắc nghẽn.
  • Các giá thể vi sinh chuyển động không ngừng, khiến mật độ tiếp xúc giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm tăng, qua đó kéo theo việc tăng hiệu quả xử lý của quá trình.
  • Chi phí đầu tư thấp: Chi phí đầu tư thấp hơn hẳn so với các công nghệ xử lý nước thải truyền thống.
  • Quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đơn giản và hạn chế quá trình bảo dưỡng thiết bị
  • Không cần duy trì tỷ lệ F / M (tỷ lệ giữa các chất ô nhiễm/ vi sinh vật) hoặc duy trì MLSS (hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng hoặc nồng độ chất rắn có trong bể bùn hoạt tính)

#5: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO NƯỚC THẢI CỦA CÁC NGÀNH NÀO?

Công nghệ MBBR ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ như:
  • Trường học, khu dân cư, bệnh viện
  • Các nhà máy sản xuất và chế biến chế biến thủy sản, hải sản, thực phẩm, đồ uống đóng hộp
  • Nước thải công nghiệp như dệt nhuộm, sản xuất giấy …

Bài viết liên quan 

Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường

HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI TỪ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

#1: Tổng quan về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Việt Nam là nước nông nghiệp, số lượng người dân tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 70% dân số cả nước. Do vậy, nông nghiệp là một trong các ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất. 

Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Thuốc bảo vệ thực vật vẫn là mặt hàng không thể thiếu được trong ngành trồng trọt của Việt Nam, mức chi tiêu cho thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam hiện đã ngang bằng với các nước trong khu vực.
Quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật gồm quá trình nghiền, khuấy trộn nguyên liệu, đóng gói, lưu chứa trong kho. Quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phát sinh ra 1 lượng khí thải độc hại gồm bụi và hóa chất bay hơi, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. 

Sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sơ đồ sản xuất và phát thải khí thải của quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: 
Sơ đồ sản xuất và phát thải thuốc bảo vệ thực vật

#2: Công nghệ xử lý thuốc bảo vệ thực vật

Hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ quá bình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ quá bình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Thuyết minh hệ thống xử lý khí thải: 
Khảo sát các khu vực nhà xưởng và lắp đặt các chụp hút sao cho hút được nhiều khí thải và bụi nhất. Khí thải và bụi nhờ quạt hút về thiết bị lọc bụi túi vải
Lọc bụi túi vải là một xử lý bụi bằng phương pháp cơ học. Lọc bụi túi vải hiểu đơn giản là giữ bụi trong các túi vải.
Dòng khí thải chứa bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ . Phương pháp này lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc. 
Sau 1 khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên vật liệu lọc. 
Một số thiết bị lọc bụi túi vải hiện nay của công ty lắp đặt thêm bộ phân phối dòng khí nhằm để tăng hiệu quả xử lý. 
Hệ thống lọc bụi túi vải
Thiết bị lọc bụi túi vải
Sau khi qua thiết bị lọc bụi túi vải, dòng bụi sẽ loại bỏ được khoảng 99,9%, sau đó tiếp tục vào thiết bị hấp phụ với than hoạt tính. Than hoạt tính sẽ giữ các hóa chất bay hơi lại và dòng khí sạch đi ra khỏi tháp. 
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tháp hấp phụ
Khi kết thúc quá trình, dòng khí thải sẽ được xử lý với hiệu suất khoảng 93-98%. Lớp vật liệu hấp phụ sau 1 thời gian sẽ bị bão hòa, khi đó tiến hành hoàn nguyên than hoạt tính hoặc thay lớp than mới (Lớp than cũ sẽ được vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại). 
Hệ thống hấp phụ lắp đặt hoàn chỉnh
 

TIN LIÊN QUAN: 

Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường

Hệ thống xử lý khí thải ngành giấy

#1: Tổng quan ngành giấy

Giấy là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sinh hoạt và làm việc của con người. Nhu cầu sử dụng giấy ngày 1 tăng khiến các nhà máy sản xuất giấy cũng ngày một tăng lên.

Giấy được sản xuất từ bột gỗ, nguồn nguyên liệu thô chính là gỗ, với các loại gỗ khác nhau thì quá trình xử lý, sản xuất giấy cũng có khác nhau. Bên cạnh đó, còn có nguồn nguyên liệu tái sinh từ các sản phẩm đã qua sử dụng ngày càng phổ biến, hiện nay đang trở thành một xu hướng cho ngành công nghiệp giấy.
Nhìn chung quy trình sản xuất giấy công nghiệp gồm 4 giai đoạn:

1. Nghiền bột giấy

Sản xuất bằng bột gỗ hay từ giấy tái sinh, bước đầu tiên trong quá trình sản xuất giấy đều là nghiền nguyên liệu thô thành dạng bột. 
Trong giai đoạn này, gỗ hoặc giấy tái sinh sẽ được nghiền nát, sự liên kết của các sợi xơ bị phá vỡ để trở nên tách rời nhau hoàn toàn. Kết quả quá trình nghiền bột giấy này là một khối lượng chất xơ đã được tách rời không còn liên kết. Lượng chất xơ này sẽ được rửa sạch và sàng lọc để lược bỏ các các xơ sợi còn liên kết bị sót lại. Nước sẽ được ép ra và phần còn lại được sấy khô. Lúc này, bột giấy đã có thể sẵn sàng đưa vào máy giấy để sản xuất.
Nghiền bột giấy

2. Máy giấy

Bột gỗ hay bột giấy tái sinh sau khi được nghiền nát và xử lí ở giai đoạn đầu tiên sẽ được chuyển đến nơi làm giấy với dạng các tấm dầy. Quá trình xử lí tiếp theo diễn ra ở đây, nguyên liệu sẽ được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:100, tức khối lượng nước sẽ có thể lên đến gấp 100 lần khối lượng nguyên liệu, hỗn hợp này sau đó được đánh đều bằng các cánh quạt trong máy giấy.
Kết quả là một hỗn hợp dạng bùn và được chuyển qua bồn chứa, lúc này, nhà sản xuất có thể cho thêm các loại hóa chất theo từng tỷ lệ khác nhau để cho ra sản phẩm với các đặc tính kỹ thuật mong muốn.
Tiếp theo, nước sẽ được thêm vào nhiều hơn nữa, tỉ lệ có thể lên đến 1:1000. hỗn hợp nước-bột giấy từ bồn chứa của máy giấy được phun qua một khe mỏng đến một chuyền động, chiều ngang khe mỏng này có thể từ 2 đến 6m. Trên chuyền động này, nước sẽ được hút ra và bột giấy còn lại trên dây chuyền đã có thể thấy được ở dạng như một lớp giấy mỏng.
Quá trình máy giấy

3. Sấy

Lớp giấy mỏng và ướt này sẽ tiếp tục được cho chạy qua các con lăn để ép phần nước còn lại, khoảng 50% rồi chuyển qua khu vực sấy khô với nhiệt độ có thể lên đến 100 độ C đến khi lượng nước còn lại từ 5-8%. Sản phẩm giấy thô vừa xong sẽ được chuyển tiếp qua giai đoạn cuối cùng, thành phẩm giấy.
Quá trình sấy giấy

4. Thành phẩm

Tùy theo yêu cầu của từng loại giấy mong muốn, giấy thô sẽ được đem đi tráng phủ hoặc cán mỏng và láng mịn. Việc xử lí tráng phủ bề mặt giấy giúp cải thiện độ đục, độ bóng, bề mặt giấy được nhẹ nhàng và khả năng hấp thụ màu sắc của giấy được tăng lên. Việc cán mỏng giấy giúp tăng cùng độ láng mịn và mỏng hơn. 
Quá trình đóng cuốn giấy thành phẩm
Cuối cùng, giấy đã đạt được yêu cầu kĩ thuật sẽ được đóng cuộn hoặc cắt ra thành từng tờ theo khổ và đóng gói lại, sẵn sàng dùng cho nhu cầu của con người.

#2: Sự phát thải khí thải

Ngành công nghiệp giấy và sản xuất giấy là ngành tiêu thụ năng lượng và nước ở mức độ cao. Quá trình sản xuất đã phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm môi trường với "mùi" rất khó chịu, tồn tại cả thể lỏng và thể khí. Đặc biệt, hầu hết các nhà máy giấy còn lơ là trong việc xử lý khí thải. 
Cụ thể khí thải phát sinh từ:
1. Quá trình phối trộn và tẩy trắng: Hơi clo, khí H2S
2. Quá trình nghiền nguyên liệu: Bụi gỗ, tecpen, các hydrocacbon, cồn, khí H2S
3. Quá trình seo giấy và sấy: Nhìn chung khi đốt cháy nhiên liệu thì phát sinh Bụi, Tro, CO2, NOx, SO2, CO... Xeo giấy phát sinh các hơi nước chứa hydrocacbon, lưu huỳnh bốc hơi, nhiệt độ.
Các chất này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và môi trường xung quanh. 
Khi con người hít phải các loại khí thải này sẽ gây các bệnh lý về đường hô hấp, viêm phổi, ung thư phổi, và thậm chí là tử vong.

#3: Công nghệ xử lý khí thải ngành giấy

Dựa vào thành phần chất ô nhiễm có trong khí thải mà đưa ra được quy trình xử lý như hình dưới đây:


Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải ngành giấy
Thuyết minh quy trình công nghệ:Toàn bộ khí thải phát sinh từ lò hơi đốt than sẽ được nhờ quạt hút đi về hệ thống xử lý khí thải. 

3.1 Thiết bị cyclone

Cyclone là thiết bị hình trụ tròn có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Khí thải vào Cyclone sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ. Xuống tới phần phễu, dòng khí sau đó sẽ chuyển động ngược chiều lên trên theo đường xoắn ốc và qua ống tâm thoát ra ngoài. 
Nguyên lý hoạt động của thiết bị cyclone
Thiết bị Cyclone loại bỏ bụi hiệu quả đối với bụi có kích thước từ 15 μm tới 20 μm. Bụi sẽ rơi xuống đáy thiết bị, tới một mức độ nhất định sẽ được tháo bỏ ra ngoài. Quá trình xử lý được mô tả như hình trên đây.

Tháp cyclone hoàn thiện

3.2 Tháp hấp thụ

Khí thải từ thiết bị cyclone sẽ tiếp tục đi qua thiết bị hấp thụ với dung dịch hấp thụ là Ca(OH)2. Chất hấp thụ là Ca(OH)2 dạng lỏng theo ống dẫn cấp vào thiết bị và qua bộ phận phân phối. Bộ phận phân phối đều chất lỏng trong chất hấp thụ.
Sau đó chảy xuống lớp đệm, đây là nơi tiếp xúc với khí thải và xảy ra quá trình hấp thụ. Dòng khí thải dẫn vào từ đáy tháp, sau quá trình hấp thụ sẽ thoát ra ở đỉnh tháp.
Ca(OH)2 phản ứng với thành phần khí thải (SO2) tạo kết tủa, vì vậy cần phải vệ sinh vòi phun tránh bị tắc nghẽn làm giảm hiệu quả quá trình hấp thụ. Sau khi ra khỏi tháp hấp thụ, khí thải được dẫn về ống khói và thoát ra môi trường bên ngoài.
Hệ thống tháp hấp thụ đang thi công lắp đặt
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá hệ thống xử lý nhanh chóng!

Bài viết liên quan: 

Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường

SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI KHÔ VÀ ƯỚT

Khí thải phát sinh từ ​​các quá trình công nghiệp thường chứa các thành phần có hại cho môi trường. Bởi vì điều này, các cơ sở được yêu cầu phải có biện pháp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm trước khi khí được thải vào bầu khí quyển. 
Xử lý khí thải
Phương pháp xử lý khí thải ướt và khô là hai trong số các công nghệ loại bỏ ô nhiễm hiệu quả nhất. Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về từng loại.


#1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI DẠNG ƯỚT (HẤP THỤ)


Phương pháp xử lý khí thải dạng ướt là một trong những phương pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả và chi phí hiệu quả nhất. Trong thực tế, phương pháp này có khả năng loại bỏ hơn 99% chất ô nhiễm trong dòng khí thải và loại bỏ được bụi có kích thước nhỏ hơn 3 µm. 

Bản chất của phương pháp này là “truyền khí ô nhiễm qua một chất lỏng phù hợp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm". Chất lỏng có thể tích điện dương hoặc tích điện âm và khác nhau về thành phần hóa học để đảm loại bỏ các chất gây ô nhiễm hiệu quả nhất. 
Hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào: 

  • Diện tích bề mặt của chất lỏng có tác động đáng kể đến hiệu quả tổng thể của phương pháp ướt.
  • Mức độ chất lỏng được trộn lẫn với dòng khí đi vào

Do sử dụng chất lỏng nên phương pháp này thường phát sinh nước thải và dòng mù, hơi nước thoát ra ống khói. Tùy theo mức độ, công suất mà có hoặc không yêu cầu các biện pháp xử lý nước thải hoặc loại bỏ mùi, hơi nước trước khi dòng khí đi ra khỏi thiết bị. Một số dạng thiết bị thường gặp trong phương pháp xử lý khí thải ướt như sau:
Tháp hấp thụ dạng đệm (tháp đệm)
Tháp hấp thụ dạng rỗng (tháp rỗng)


#2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI DẠNG KHÔ (HẤP PHỤ)


Ngược lại, các phương pháp xử lý khí thải dạng khô nhằm loại bỏ các chất gây ô nhiễm từ khí thải mà không cần sử dụng chất lỏng. Thay vào đó, phương pháp này sử dụng vật liệu phản ứng khô được gọi là "chất hấp phụ". Chẳng hạn như bùn kiềm, chúng chủ yếu được thực hiện để loại bỏ axit khỏi dòng khí thải.
Tháp hấp phụ kiểu ngang

Tháp hấp phụ kiểu đứng
Cũng như phương pháp ướt thì diện tích bề mặt là rất quan trọng, vì vậy dòng khí thải được truyền qua các lớp hấp thụ để tối đa hóa hiệu quả xử lý. Phương pháp xử lý khí thải dạng khô thường bao gồm một vật liệu/chất tạo điều kiện cho việc loại bỏ các chất ô nhiễm trong dòng khí thải.


Trong khi các phương pháp xử lý khí thải khô thường không có khả năng đạt được mức độ loại bỏ chất ô nhiễm tương tự như phương pháp ướt, chúng phù hợp hơn cho các ứng dụng nhất định, đặc biệt là ở các cơ sở không có cơ sở hạ tầng để xử lý nước thải sản xuất. Ngoài ra, phương pháp khô còn có thể hoàn nguyên vật liệu hấp phụ nhằm hạn chế phát thải.

#3: TỔNG HỢP VÀ SO SÁNH





Nội dung so sánh
Phương pháp xử lý khí thải dạng ướt
Phương pháp xử lý khí thải dạng khô
Bản chất
Truyền khí ô nhiễm qua một chất lỏng phù hợp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm
Truyền khí ô nhiễm qua một chất rắn phù hợp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm
Ứng dụng
Xử lý khí có chứa thành phần như CO2, CO, SO2, NOx..
Xử lý khí có chứa thành phần độc hại như VOCs, hơi axit, hơi bazo...
Các yếu tố ảnh hưởng
Diện tích bề mặt của chất lỏng
Diện tích bề mặt của chất rắn
Mức độ chất lỏng được trộn lẫn với dòng khí đi vào
Lựa chọn chất hấp phụ phù hợp
Chất thải phát sinh sau xử lý
Hơi nước thoát ra ống khói
Chất hấp phụ hết khả năng hoàn nguyên
Nước thải và cặn
Có thể tỏa nhiệt



TIN LIÊN QUAN:

Nhiệt đới cung cấp dịch vụ:

I. Xử lý nước thải

II. Xử lý khí thải

III. Tư vấn môi trường

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ