HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI XƯỞNG IN


#1: Ô NHIỄM KHÍ THẢI XƯỞNG IN - VÌ SAO?

Việc in ấn là vô cùng quan trọng trong thời kỳ hiện đại. Các doanh nghiệp ngành in ấn tại Việt Nam cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, Rất nhiều xưởng in gây ra tiếng ồn, bụi và mùi hôi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

Quá trình hoạt động của các xưởng in phải sử dụng một số dung môi hữu cơ. các dung môi hữu cơ này có trong thành phần mực in và sơn chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) như Toluen, Xylen, Bezen, Fomaldehyt… Các hợp chất hữu cơ này đa phần mùi rất khó chịu và phần nhỏ một số hợp chất có mùi thơm.
Trong quá trình in và cắt giấy, các máy in và máy cắt hoạt động liên tục gây ra tiếng ồn lớn, và đặc biệt các hạt giấy siêu mịn bay lơ lửng trong không khí, phát tán cực mạnh khiến cho người dân xung quanh “sống dở chết dở”. Các nhà dân xung quanh luôn phải đóng kín cửa, ở trong nhà.
Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association) báo cáo VOCs có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi hoặc gan và thận bị hư tổn.

#2: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI XƯỞNG IN

Tùy thuộc vào quy mô, công suất làm việc và công nghệ của xưởng in mà sẽ phát sinh ra lượng khí thải khác nhau. Hiện nay, thì khí thải từ các xưởng in chủ yếu được xử lý theo phương pháp hấp phụ với chất hấp phụ là than hoạt tính.

Đầu tiên, Khí thải được thổi vào đáy tháp hấp phụ 1 nhờ quạt. Tại đây xảy ra quá trình hấp phụ, khí thải sẽ được giữ lại trên bề mặt than hoạt tính và khí sạch sẽ đi ra tại phần đỉnh của tháp theo ống dẫn sang tháp hấp phụ 2.Tại đây cũng xảy ra quá trình hấp phụ tương tự như ở tháp hấp phụ 1. Quá trình hấp phụ thực hiện 2 lần nhằm nâng cao hiệu suất xử lý. Hiệu suất xử lý khoảng 80 - 90%.
Lớp than trong tháp có kích thước khác nhau, nhằm tăng hiệu quả hấp phụ. Bề dày lớp than hoạt tính trong thiết bị có thể thay đổi trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào lưu lượng khí, loại chất cần khử và thời gian làm việc. Lớp mỏng là 30- 100 mm, lớp dày có thể lên đến 300- 800 mm. Vận tốc khí tính trên toàn tiết diện ngang của lớp vật liệu hấp phụ nằm trong khoảng 2- 2,5 m/s.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý khí thải phòng in cho doanh nghiệp bạn. Rất hân hạnh được hợp tác!

TIN LIÊN QUAN:

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ SẢN XUẤT GỖ

Hiện nay, các nhà máy sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất tăng nhanh về số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước và xuất khẩu.
Quá trình sản xuất gỗ tùy từng công nghệ sản xuất mà có các loại chất thải khác nhau, nhưng tất cả đều phát sinh bụi gỗ và tiếng ồn. Đặc biệt quá trình chà nhám, đánh bóng gỗ phát sinh bụi mịn (kích thước từ vài μm) phát tán cực mạnh trong không khí và dễ đi sâu vào phổi.
Bên cạnh đó, còn phát tán hơi sơn quá trình phun sơn, phủ sơn lên bề mặt gỗ khiến nhiều người mệt mỏi, khó chịu.
Ô nhiễm môi trường quá trình sản xuất gỗ đang là vấn đề nhức nhối và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của những công nhân và người dân xung quanh.


Theo khảo sát thấy rằng, 90% người thường xuyên làm việc trong xưởng sản xuất gỗ đều bị mắc bệnh có liên quan tới phổ (gọi chung là bệnh bụi phổi).
Bệnh bụi phổi là một thuật ngữ chung cho bất kỳ bệnh phổi nào do bụi gây ra và sau đó bụi tích tụ sâu trong phổi gây ra tổn thương. 
Mức độ nghiêm trọng của bệnh bụi phổi rất khác nhau tùy thuộc vào quá trình sản xuất (đồ bảo hộ và công nghệ sản xuất), phần số lượng phổi bị ảnh hưởng và mức độ tiếp xúc của bụi. Bệnh bụi phổi đôi khi không gây ra triệu chứng và được chẩn đoán trong các chương trình giám sát tại nơi làm việc để kiểm tra sức khỏe của người lao động. 
Trong giai đoạn đầu của bệnh bụi phổi, bệnh nhân mắc bệnh có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào cả. Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:
  • Ngứa vùng da khi bụi bám vào da và quần áo
  • Ho, có hoặc không có chất nhầy (đờm) khi hít phải bụi gỗ
  • Tức ngực, khó thở khi hít lâu dài

  • Lâu dài chuyển biến thành ung thư (khi bụi gỗ tích tụ khiến các tế bào phát triển không bình thường)

Bệnh Ung thư

  • Cuối cùng là tử vong 
Tử vong
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm từ quá trình sản xuất gỗ đang trở nên nghiêm trọng. Có nhiều phương pháp xử lý bụi gỗ để phù hợp với quy mô và công nghệ sản xuất. 

Tin liên quan: 

Ô NHIỄM KHÍ THẢI XƯỞNG IN - DÂN CƯ KHỔ SỞ?

Việc in ấn là vô cùng quan trọng trong thời kỳ hiện đại. Các doanh nghiệp ngành in ấn tại Việt Nam cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, Rất nhiều xưởng in đặt trong khu dân cư với công suất máy móc lớn. Quá trình hoạt động của xưởng in luôn liên tục tạo ra tiếng động lớn khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe của người dân.
Thời gian gần đây, các xưởng thường xuyên bị khiếu nại về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, bụi và mùi hôi. Trong quá trình in và cắt giấy, các máy in và máy cắt hoạt động liên tục gây ra tiếng ồn lớn, và đặc biệt các hạt giấy siêu mịn bay lơ lửng trong không khí, phát tán cực mạnh khiến cho người dân xung quanh “sống dở chết dở”. Các nhà dân xung quanh luôn phải đóng kín cửa, ở trong nhà.

Ô nhiễm khí thải từ xưởng in
Quá trình hoạt động của các xưởng in phải sử dụng một số dung môi hữu cơ. các dung môi hữu cơ này có trong thành phần mực in và sơn chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) như Toluen, Xylen, Bezen, Fomaldehyt… Các hợp chất hữu cơ này đa phần mùi rất khó chịu và phần nhỏ một số hợp chất có mùi thơm.
Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association) báo cáo VOCs có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi hoặc gan và thận bị hư tổn. 
Người dân thường xuyên bị đau mắt và ngứa ngáy

Hình ảnh gan và thận bị tổn thương nghiêm trọng

BÀI LIÊN QUAN

CHÙM ẢNH (P1) - NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NHỨC NHỐI HIỆN NAY

Trái đất là một trong những hành tinh đẹp nhất của hệ mặt trời. Nhưng ngày nay, hành tinh của chúng ta đang trải qua một số tình huống phức tạp trong đó các vấn đề về môi trường là những vấn đề quan trọng và nguy hiểm nhất. Hôm nay nước, không khí, đất và mọi thứ đều bị ô nhiễm. Do dân số gia tăng và hành vi vô trách nhiệm của con người, điều kiện môi trường ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

(1) Ô nhiễm không khí

Không mấy khó khăn để bắt gặp những hình ảnh những ống khói xả ra môi trường. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp chưa thực sự quan tâm và chú trọng việc xây lắp các công trình xử lý khí thải, nước thải. Cụm từ phát triển bền vững vẫn đang là khái niệm khá mới mẻ đối với các nhà máy, khu công nghiệp...Ngoài ra hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp phát sinh 1 lượng lớn bụi. Con người thường xuyên tiếp xúc bụi khiến xảy ra nhiều bệnh liên quan tới phổi, da và mắt.

(2) Ô nhiễm nguồn nước

Một số doanh nghiệp, nhà máy chưa chú trọng việc xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường, khiến ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt và nước ngầm. Hậu quả để lại vô cùng nặng nề và tích lũy thế hệ sau. Sự khai thác nước quá mức khiến cạn kiệt nguồn nước ngầm và nhiều nơi trở nên đói nghèo.

(3) Ô nhiễm chất thải rắn-  đặc biệt là túi nilong, sản phẩm nhựa

Ô nhiễm chất thải rắn: Việc thu gom và xử lý chất thải rắn hiện nay chưa được tốt, khiến chất thải phân hủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước, nguồn đất và con người. Cùng với đó là dịch bệnh khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội.

Những con gấu đang tìm kiếm bữa ăn của mình trên bãi rác

Những con rùa bị mắc kẹt bởi lưới đánh cá, vật liệu nhựa
Những con rùa bị mắc kẹt bởi lưới đánh cá, vật liệu nhựa




 Hàng nghìn loại chất thải rắn đang bị nhầm lẫn thành thức ăn

( 4) Hệ quả của ô nhiễm môi trường- Biến đổi khí hậu toàn cầu

Sự nóng lên toàn cầu kéo theo băng tại các cực tan ra. Hệ quả khiến băng tan nước biển dâng, mất nơi sinh sống và thức ăn của động vật vùng cực.

DOANH NGHIỆP BẠN CÓ ĐANG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐÚNG CÁCH?

Nước dưới đất (nước ngầm) là nguồn nước hiện nay không những người dân mà các cơ sở, nhà máy, đặc biệt ở những khu vực chưa được cung cấp nước sạch thường xuyên sử dụng và khai thác. Chúng ta vẫn thường biết dưới tên gọi nước giếng khoan, hay nước giếng đào. Nguồn nước dưới đất là nguồn tự nhiên và được coi là nước sạch, tuy nhiên việc khai thác, sử dụng một cách tùy tiện, bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất và hệ lụy đến các lớp địa tầng. Do đó, cần phải có sự chú trọng từ việc xây dựng công trình khai thác, hành lang bảo hộ và cả chế độ khai thác, đặc biệt với những đơn vị sử dụng với lưu lượng khai thác lớn.

1. KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT LÀ GÌ?
“Khai thác nước dưới đất” là việc sử dụng nguồn nước từ lòng đất dùng cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, với lưu lượng nhất định hoặc ở một số vùng địa hình bất lợi cho mạch nước ngầm thì phải xin giấy phép khai thác nước dưới đất

2. ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Các trường hợp phải xin phép khai thác nước dưới đất:
+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng nước ngầm tại những khu vực có đặc điểm địa chất yếu, dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng mạch nước ngầm.
+ Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất có quy mô lớn hơn 10m3/ngày. đêm, có chiều sâu khoan lớn hơn 20m.

3. LẬP HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT NHƯ THẾ NÀO?
1- Thu thập thông tin
+ Các thông tin chung về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế, xã hội, tình hình phát triển khu vực
+ Các thông tin về việc khảo sát, đo đạc địa chất, thủy văn, các tầng chứa nước khu vực và lân cận.
+ Lấy ý kiến cộng đồng dân cư với các công trình khai thác có lưu lượng 12.000 m3/ngày.đêm trở lên.
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước dưới đất (không quá 3 tháng cho tới thời điểm nộp hồ sơ)
2- Các chuyên đề cần nghiên cứu, đánh giá
+ Đánh giá chất lượng nguồn nước khai thác.
+ Đánh giá tình trạng sử dụng nước, nhu cầu sử dụng nước và tính thiết yếu của việc phải sử dụng việc khai thác nước nhằm cung cấp nước cho hoạt động
+ Đánh giá các cơ sở thực hiện bảo vệ nguồn nước trong quá trình khai thác
+ Đề ra chương trình quan trắc chất lượng nước. 
3- Nội dung báo cáo/đề án khai thác nước
Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá, đề xuất, nội dung Báo cáo khai thác nước dưới đất (với trường hợp đang khai thác) và Đề án khai thác nước (trường hợp chưa khai thác) được thực hiện theo biểu mẫu kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BTNMT.
4. TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN XIN GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT?
Doanh nghiệp nằm trong danh mục phải xin giấy phép khai thác nước nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đến 230.000.000 theo Nghị định 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
         LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ TƯ VẤN VỀ CÁC THỦ TỤC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG - 0985 02 55 66 (Mr Hiền)

HƠI SƠN - HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG

TẠI SAO HƠI SƠN LÀ HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG?

Sơn là một vật chất rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ứng dụng của sơn rất gần gũi với con người như dùng để trang trí nhà cửa, sơn lên bề mặt bàn ghế, xe máy, ô tô để chống chịu với các yếu tố bên ngoài như mối mọt, thời tiết, va chạm…. ngoài ra sơn có vô cùng nhiều màu sắc và nó cũng làm nổi bật vật chủ.
Bạn thấy đấy rất đẹp phải không nào?

ẢNH HƯỞNG CỦA HƠI SƠN

Tùy từng sản phẩm mà có thể dùng sơn theo dạng phun, lăn, quét. Tuy nhiên phương pháp thường được dùng nhất là dạng phun vì nó có thể phủ đều lên bề mặt và màu sắc tươi mới. Tuy nhiên khả năng phát tán hơi sơn cũng cực kỳ nguy hiểm. 
  • Khi phun sơn, những chất này sẽ bay vào không khí và cơ thể hít phải. Khi hít phải các hơi sơn chúng có thể gây kích thích đầu tiên là mắt, mũi, họng. 
  • Khi hít thường xuyên có thể gây ra nhiều rối loạn về sức khỏe của con người. Hệ thần kinh trung ương: Giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng phối hợp hành động giữa mắt và tay, mắt và chân, giảm khả năng giữ thăng bằng. 
  • Theo một số nghiên cứu, nam giới thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sơn có nguy cơ gặp nhiều rối loạn sinh sản hơn và những lo ngại về những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của sự phát tán hơi sơn. Sơn bám trên da cũng dẫn tới nguy cơ dị ứng, phát ban.
  • Với số lượng lớn, nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự liên quan của những chất này với các dị tật bẩm sinh, ung thư và nguy cơ tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Vì vậy, khi sơn dính vào da, hãy dùng rượu trắng để tẩy. Ngoài ra còn có rất nhiều biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của hơi sơn như mặc đồ bảo hộ đầy đủ, khu vực phun sơn tách riêng, các thiết bị xử lý hơi sơn. Tất cả các nhà máy, xưởng sản xuất đều có buồng sơn nhưng không phải nơi nào cũng có hệ thống xử lý khí thải sơn. Các hệ thống xử lý khí thải này cực kỳ đơn giản và xử lý hiệu quả.

Đọc thêm:




HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI SƠN Ô TÔ

Khí thải từ quá trình sơn ô tô
Theo số liệu của năm 2014 tổng hợp từ 50 quốc gia thì tổng số xe hơi được sản xuất trên toàn thế giới vào khoảng 91,31 triệu chiếc.
Số lượng xe sản xuất của top 5 công ty trên thế giới theo thứ tự lần lượt từ trên xuống là: Toyota (9.998 triệu chiếc), VW (9,644 triệu chiếc), Renault – Nissan (8,005 triệu chiếc), Huyndai (7.592 triệu chiếc). (trích dẫn nguồn wikipedia)

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Ô TÔ NHƯ THẾ NÀO?


Quá trình sản xuất ô tô
Quy trình sản xuất ô tô chung Công đoạn sản xuất ra ô tô gồm các công đoạn chính như sau: lắp sáp khung xe, chống ăn mòn, sơn lót, đánh bóng hoàn tất và lắp ráp chi tiết. Quá trình sản xuất có phát sinh chất thải rắn, nước thải và khí thải. Trong đó khí thải là hơi sơn phát sinh từ công đoạn sơn lót và đánh bóng- hoàn tất. Hầu hết các nhà máy sơn đều có buồng phun sơn, buồng phun có hệ thống hút và quạt hút để đảm bảo hút hơi sơn dư ra khỏi buồng phun.

HÍT HƠI SƠN SẼ BỊ LÀM SAO?

  • Khi phun sơn, những chất này sẽ bay vào không khí và cơ thể hít phải. Khi hít phải hơi sơn, chúng có thể gây kích thích mắt, mũi, họng. Với số lượng lớn, nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự liên quan của những chất này với các dị tật bẩm sinh, ung thư và nguy cơ tổn thương hệ thần kinh trung ương.
  • Theo một số nghiên cứu, nam giới thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sơn có nguy cơ gặp nhiều rối loạn sinh sản hơn và những lo ngại về những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của sự phát tán hơi sơn.
  • Sơn bám trên da cũng dẫn tới nguy cơ dị ứng, phát ban.

XỬ LÝ HƠI SƠN TỪ NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ


 Sơ đồ thu gom và xử lý hơi sơn sản xuất ô tô
Hơi sơn phát sinh trong buồng phun, sẽ theo chụp hút đi về hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống khí thải gồm tháp hấp thụ với nước và hấp phụ với than hoạt tính. 
Dòng hơi sơn đi vào thiết bị nhờ quạt hút, qua ống phân phối khí nhằm phân bố khí đều trên toàn tiết diện ngang của thiết bị hấp thụ. Dòng nước đi vào thiết bị nhờ bơm, qua hệ thống phân phối nước. Vòi nước được bố trí vòi phun từ bốn phía xung quanh và phun theo phương ngang vào dòng khí.Vận tốc khí trong thiết bị vào khoảng 0,6- 1,2 m/s. Nếu vận tốc khí lớn hơn, nước có thể bị dòng khí mang theo nhiều mà tấm chắn không đủ khả năng để cản lại. Quá trình hấp phụ loại bỏ được khoảng 60% hơi sơn. Dung dịch sau hấp phụ sẽ được gom đến hệ thống xử lý nước thải.

Tháp hấp thụ
Hơi sơn sau tháp hấp thụ sẽ được dẫn qua tháp hấp phụ với than hoạt tính. Than hoạt tính sẽ giữ các hơi sơn lại và dòng khí sạch đi ra khỏi tháp. Khi kết thúc quá trình, dòng hơi sơn sẽ được xử lý khoảng 93-98%. Lớp vật liệu hấp phụ sau 1 thời gian sẽ bị bão hòa, khi đó tiến hành hoàn nguyên than hoạt tính hoặc thay lớp than mới (Lớp than cũ sẽ được vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại).
Tháp hấp phụ
Tháp hấp phụ

Hình thiết bị hấp phụ Công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới chuyên gia công, sản xuất các thiết bị xử lý khí thải, hệ thống có nhiều ưu điểm:
  • Hoàn toàn kín, không thất thoát khí, không rò rỉ.
  • Thi công lắp đặt nhanh chóng, tuổi thọ công trình cao.
  • Chi phí vận hành rẻ.
 

TIN LIÊN QUAN

1. DỊCH VỤ XỬ LÝ KHÍ THẢI

2. DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3. DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC CẤP

4. DỊCH VỤ TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG

HẬU ĐTM - SẼ RA SAO NẾU KHÔNG XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BVMT?

Nhiều đơn vị cho rằng, sau khi có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, việc còn lại là chỉ cần thực hiện đúng các nội dung trong Báo cáo là đủ. Có thực sự là đủ hay không? Câu trả lời là không, các đơn vị cần phải thực hiện gửi kế hoạch quản lý môi trường niêm yết tại xã, và trong một số dự án đặc thù, sau khi xây dựng các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành, các đơn vị cần phải được xác nhận hoàn thành các công trình này trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Bài viết này sẽ đem đến những thông tin cơ bản nhất để các đơn vị có thể nắm và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường hậu ĐTM: 
1. BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BVMT PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH LÀ GÌ?
“Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành” là việc chủ đầu tư sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, triển khai xây dựng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết trong báo cáo. Khi các công trình này hoàn thành thì phải báo cáo cơ quan chức năng để được xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án đi vào hoạt động chính thức
2. ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BVMT PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
Các đối tượng phải thực hiện xin giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành được quy định rõ tại Cột 4, Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 Quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Nói cách khác là các đối tượng đã thực hiện ĐTM mà trong nội dung nghị định yêu cầu phải báo cáo hoàn thành thì phải thực hiện.
3. LẬP BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BVMT PHỤC VỤ GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
+ Trước khi lập báo cáo hoàn thành phải có thông báo về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý.
+ Gửi các văn bản xin điều chỉnh thay đổi so với ĐTM trong trường hợp có thay đổi.
+ Liệt kê danh sách, mô tả rõ chi tiết quy mô, công nghệ, thông số kỹ thuật của các công trình bảo vệ môi trường đã được hoàn thành.
+ Phân tích đưa ra số liệu kết quả vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường.
+ Nội dung báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
Nội dung Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện theo các biểu mẫu tại Phụ lục 3.2 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
4. TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BVMT?
Doanh nghiệp nằm trong danh mục phải thực hiện Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành mà chưa được xác nhận hoàn thành các công trình này thì Không được phép tiến hành đưa dự án đi vào hoạt động chính thức.
Theo các điều khoản quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nếu dự án hoạt động không tiến hành lập Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành có thể bị xử phạt từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng các hình phạt cộng dồn khác. Kèm theo hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 -12 tháng để khắc phục.

 LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ TƯ VẤN VỀ CÁC THỦ TỤC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG!
Chúng tôi sẽ làm tất cả để có thể đem đến sự tư vấn tốt nhất cho các bạn. Bởi chúng tôi trẻ và chúng tôi không bao giờ biết từ bỏ!





HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI TRONG SẢN XUẤT GỖ

BỤI GỖ LÀ GÌ?

Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micrômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian sau. Bụi gỗ là những hạt chất rắn phát sinh từ hầu hết trong quá trình sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ, nội thất…

BỤI GỖ CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG?


Các nhà máy sản xuất gỗ đang cực kỳ quan tâm và đau đầu về vấn đề bụi gỗ. Vì bụi gỗ gây ảnh hưởng lớn tới con người (lao động, xung quanh) cũng như động thực vật.
Bụi gỗ gồm nhiều loại kích thước khác nhau. Trong quá trình cưa, xẻ gỗ phần lớn sẽ có các bụi có kích thước lớn hơn so với quá trình chà nhám, đánh bóng. 
Nếu không biết được ảnh hưởng của bụi gỗ thì rất khó lường được sự nguy hiểm của nó đối với môi trường đặc biệt là con người.

  • Ảnh hưởng tới con người: Trong quá trình sản xuất, bụi gỗ bám luôn trên quần áo, khẩu trang, da, mắt có thể gây các bệnh về da liễu và mắt. Bụi có kích thước nhỏ có thể đi vào phổi gây các bệnh lý về phổi (khó thở, tức ngực lâu dần biến chuyển thành ung thư). Theo khảo sát gần 95% người lao động trong xưởng gỗ sẽ bị bệnh về da liễu (ngứa ngáy), có tới 90% người lao động thường xuyên bị ho, tức ngực. 
  • Ảnh hưởng tới thực vật: Bụi gỗ cũng là một trong những môi trường tốt để thực vật sinh trưởng và phát triển nhưng bụi gỗ bám trên bề mặt thân, lá , hoa của thực vật lại gây giảm khả năng quang hợp, sinh sản của thực vật và lâu dài khiến thực vật chết.
  • Ảnh hưởng tới động vật: Một số xưởng gỗ bỏ mùn xuống ao hồ, sông suối gần đó khiến chiếm không gian sinh sống của động vật, khiến không thể phát triển. Bụi gỗ đi vào cơ thể động vật khiến động vật chết khi ở nồng độ cao
Công ty TNHH Công nghệ Nhiệt Đới chuyên xử lý bụi cho nhà máy sản xuất gỗ với giá rẻ nhất thị trường hiện nay, công ty chuyên tư vấn thiết kế, sản xuất, gia công các thiết bị xử lý khí thải công nghiệp với kinh nghiệm 10 năm.

NÊN XỬ LÝ BỤI GỖ NHƯ THẾ NÀO?



Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua hệ thống chụp hút bố trí trên các máy công cụ. Các chụp hút được nối vào hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực ly tâm các hạt bụi sẽ được dẫn theo hệ thống đường ống vào thiết bị cyclone. Tại thiết bị Cyclone dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có kích thước lớn sẽ tách khỏi dòng khí và lắng xuống phễu chứa, còn bụi mịn sẽ theo dòng khí qua thiết bị lọc túi vải. Ở đây bụi được lọc với hiệu suất khá cao, sau đó theo ống khói đi ra ngoài không khí.

(1)Thiết bị cyclone

Thiết bị cyclone là thiết bị hình trụ tròn có miệng dẫn khí vào ở phía trên. Không khí vào cyclon sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình trụ. Xuống tới phần phễu, dòng khí sau đó sẽ chuyển động ngược chiều lên trên theo đường xoắn ốc và qua ống tâm thoát ra ngoài.

(2) Thiết bị lọc bụi túi vải

Nguyên lý hoạt động: dòng khí có lẫn bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tích điện. Sau 1 thời gian bụi sẽ rất dày, ta phải loại bỏ lớp bụi trên mặt vải (hoàn nguyên khả năng lọc).


Bụi thu hồi có thể đem đi chôn lấp hoặc tái sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy hoặc nông nghiệp (trồng nấm, trồng rau)

HỎI VÀ ĐÁP


C: Công ty bạn là nhà sản xuất hay công ty thương mại?
P: Chúng tôi là chuyên gia công và chế tạo thiết bị xử lý khí thải với kinh nghiệm 10 năm 
C: Xưởng của công ty nằm ở đâu? Làm thế nào tôi có thể ghé thăm ở đó?
P: Xưởng công ty chúng tôi tại xã Tốt Động, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội cách trung tâm Hà Nội 20km. Hãy liên hệ với chúng tôi để có cuộc thăm quan tốt nhất
C: Sản xuất thiết bị cyclone và lọc bụi túi vải trong vòng bao lâu thì xong?
P: Trong 30-50 ngày (tính từ ngày tạm ứng)
C: Làm thế nào để bạn kiểm soát chất lượng?
P: Chúng tôi cung cấp CO, CQ cho chất liệu sản phẩm và giấy chứng nhận xuất xưởng đảm bảo ISO
C: Làm thế nào để chúng tôi lắp đặt thiết bị cyclone và lọc bụi túi vải?
P: (1) Chúng tôi cung cấp hướng dẫn cài đặt và tư vấn kỹ thuật mãi mãi. (2) Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn lắp đặt tại công trình. 
C: Làm thế nào để có được báo giá?
P: Hãy gửi tới mail moitruongnhietdoi@gmail.com các thông số kỹ thuật (chiều cao, độ dày, chiều rộng) bạn muốn sản xuất hoặc gọi 0985025566 để được tư vấn xử lý khí thải

TIN LIÊN QUAN

1. DỊCH VỤ XỬ LÝ KHÍ THẢI
2. DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3. DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
3. DỊCH VỤ TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG



HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI TRONG QUÁ TRÌNH CHÀ NHÁM, ĐÁNH BÓNG GỖ HIỆU QUẢ

Xem thêm tin
>> Thiết bị Cyclone
>> Thiết bị lọc bụi túi vải
>> Xử lý bụi xi măng

BỤI GỖ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Từ lâu, Việt Nam đã có các làng nghề truyền thống sản xuất các đồ gỗ như làng Chàng Sơn- Thạch Thất, Làng nghề Sơn Đồng- Hoài Đức, Làng Đồng Kỵ- Từ Sơn, Bắc Ninh...Hiện nay, do nhu cầu tăng mạnh, các nhà máy sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất tăng nhanh về số lượng. Quá trình sản xuất gỗ tùy từng công nghệ sản xuất mà có các loại chất thải khác nhau, nhưng tất cả đều phát sinh bụi gỗ. Đặc biệt quá trình chà nhám, đánh bóng gỗ phát sinh bụi mịn (kích thước từ vài μm) phát tán cực mạnh trong không khí và dễ đi sâu vào phổi.
Theo khảo sát thấy rằng, 90% người thường xuyên làm việc trong xưởng sản xuất gỗ đều bị mắc bệnh có liên quan tới phổ (gọi chung là bệnh bụi phổi).
Bệnh bụi phổi là một thuật ngữ chung cho bất kỳ bệnh phổi nào do bụi gây ra và sau đó bụi tích tụ sâu trong phổi gây ra tổn thương. 
Mức độ nghiêm trọng của bệnh bụi phổi rất khác nhau tùy thuộc vào quá trình sản xuất (đồ bảo hộ và công nghệ sản xuất), phần số lượng phổi bị ảnh hưởng và mức độ tiếp xúc của bụi. Bệnh bụi phổi đôi khi không gây ra triệu chứng và được chẩn đoán trong các chương trình giám sát tại nơi làm việc để kiểm tra sức khỏe của người lao động. 
Trong giai đoạn đầu của bệnh bụi phổi, bệnh nhân mắc bệnh có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào cả. Các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:
  • Ho, có hoặc không có chất nhầy (đờm)
  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Lâu dài chuyển biến thành ung thư


Công ty TNHH Công nghệ Nhiệt Đới chuyên xử lý bụi cho nhà máy sản xuất gỗ với giá rẻ nhất thị trường hiện nay, công ty chuyên tư vấn thiết kế, sản xuất, gia công các thiết bị xử lý khí thải công nghiệp với kinh nghiệm 10 năm.

TẠI SAO NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GỖ PHẢI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ BỤI?

  • Phạt hành chính: phạt tiền lên tới 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định 
  • Dừng hoạt động: Đình chỉ hoạt động 09 tháng 

(Nghị định 155/2016/NĐ-CP- quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).
  • Ảnh hưởng tới cán bộ, công nhân làm việc. Phải khắc phục, đền bù thiệt hại do ô nhiễm bụi gây ra có thể lớn tới hàng nghìn tỷ đồng
  • Ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp.

NÊN XỬ LÝ BỤI GỖ TRONG QUÁ TRÌNH CHÀ NHÁM ĐÁNH BÓNG GỖ NHƯ THẾ NÀO?

  • Kích thước bụi tại khu vực chà nhám, đánh bóng nhỏ, mịn nên lựa chọn thiết bị lọc bụi túi vải. Xác định các vị trí để bố trí các chụp hút bụi sao cho khả năng hút, thu được bụi là nhiều nhất. Bụi từ quá trình chà nhám, đánh bóng nhờ quạt hút được thu về thiết bị lọc bụi túi vải. 
  • Dòng khí thải chứa bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ . Phương pháp này lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc. Sau 1 khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên vật liệu lọc.


Quá trình loại bỏ được tới 99,9% bụi trong quá trình chà nhám, đánh bóng. Thiết bị cấu tạo đơn giản, quá trình rũ bụi hoàn toàn tự động bằng khí nén hoặc bằng động cơ , bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị dễ dàng.

Bài viết liên quan:




Công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới
AD1: Số 168/21/22 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
AD2: Số 27 TT33, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
AD3: Xưởng sản xuất tại Xã Tốt Động, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Email: moitruongnhietdoi@gmail.com

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ